Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Đắk Lắk
Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Đắk Lắk sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẮK LẮK
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 06 trang) KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Quan sát sơ đồ phả hệ sau và cho biết phát biểu đúng về di truyền của bệnh này?
A. Gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.
B. Gene nằm trong tế bào chất.
C. Gene trội nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D. Gene trội nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
Câu 2: Bốn ống nghiệm được thiết lập như trong sơ đồ bên dưới và để dưới ánh sáng mặt trời đầy đủ.
Sau 1 giờ, ống nghiệm nào chứa nhiều oxygen nhất?
A. Ống B.
B. Ống A.
C. Ống C.
D. Ống D.
Câu 3: Rệp sáp là loài côn trùng nhỏ sống trên nhiều loại thực vật và ăn nhựa cây. Khi có một số lượng lớn rệp sáp chiếm giữ cây, chúng có thể hút quá nhiều nhựa khiến cây đổi màu hoặc héo. Bọ rùa ăn rệp sáp và thường được sử dụng trong nhà kính để kiểm soát quần thể. Mối quan hệ nào sau đây là đúng?
A. Rệp sáp và thực vật là một ví dụ về mối quan hệ sinh vật – ăn sinh vật.
B. Rệp sáp và thực vật là mối quan hệ ký sinh.
C. Mối quan hệ giữa bọ rùa và rệp sáp là cạnh tranh khác loài.
D. Bọ rùa và thực vật là một ví dụ về là mối quan hệ ức chế.
Câu 4: Quan sát bộ nhiễm sắc thể người bị bệnh ở hình dưới đây và cho biết người này bị hội chứng bệnh gì?
A. Hội chứng Down.
B. Hội chứng Turner.
C. Hội chứng tiếng mèo kêu.
D. Hội chứng Klinefelter.
Câu 5: Hình dưới đây minh họa mối liên hệ giữa phân loại và phát sinh chủng loại. Phân loại theo thứ bậc được phản ánh trên cây phát sinh phân nhánh nhỏ dần. Cây phát sinh này đánh dấu các quan hệ tiến hoá có thể giữa một số taxon trong bộ Ăn thịt (Carnivora), bản thân nó là một nhánh của lớp Thú (Mammalia). Điểm phân nhánh 1 thế hiện tổ tiên chung gần nhất của tất cả thành viên của họ Chồn (Mustelidae) với họ Chó (Canidae). Điểm phân nhánh 2 thể hiện tổ tiên chung gần nhất của chó sói Mỹ (Canis latrans) và chó sói xám (Canis lupus).
Loài Canis latrans (Chó sói mỹ) và Canis lupus (Chó sói xám) được hình thành từ bộ Carnivora là ví dụ của quá trình
A. tiến hóa tiền sinh học.
B. tiến hóa hóa học.
C. tiến hóa nhỏ.
D. tiến hóa lớn.
Câu 6: Theo Charles Darwin, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là
A. quần thể.
B. hệ sinh thái.
C. quần xã.
D. cá thể.
Câu 7: Nồng độ NH4+ trong tế bào lông hút của rễ cây là 0,2% và trong đất là 0,5%, rễ cây sẽ hấp thụ NH4+ từ môi trường đất theo cơ chế
A. thụ động.
B. thẩm thấu.
C. chủ động.
D. thẩm tách.
Câu 8: Cho biết khả năng kháng DDT được quy định bởi 4 allele lặn a,b,c,d tác động theo kiểu cộng gộp. Trong môi trường bình thường, các dạng kháng DDT có sức sống kém hơn các dạng bình thường. Cho 3 quần thể: quần thể 1 chỉ toàn các cá thể có kiểu gene AABBCCDD, quần thể 2 chỉ toàn cá thể có kiểu gene aabbccdd, quần thể 3 bao gồm các cá thể mang các kiểu gene khác nhau. Nếu người ta phun DDT trong thời gian dài, sau đó ngừng phun thì quần thể nào sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất sau khi ngừng phun DDT?
A. Quần thể 1.
B. Quần thể 1 và 3.
C. Quần thể 3.
D. Quần thể 1 và 2.
Câu 9: Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gene của quần thể khác biệt hẳn với vốn gene ban đầu?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Đột biến.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 10: Thuỳ và Huy đều không bị bệnh hoá xơ nang tìm đến bác sĩ và xin tư vấn di truyền. Huy lấy vợ và đã li dị, anh ấy và vợ đầu tiên có một đứa con bị bệnh hoá xơ nang, đây là bệnh do gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Thuỳ có một người em trai cũng bị chết vì bệnh này, nhưng Thuỳ chưa bao giờ đi xét nghiệm gene xem mình có mang gene này hay không. Nếu Thuỳ và Huy lấy nhau, thì xác suất họ sinh ra một người con trai không mang gene gây bệnh này là
A. 1/12.
B. 1/6.
C. 1/2.
D. 1/8.
Câu 11: Trình tự các nucleotide trong mạch mã gốc của 1 đoạn gene mã hoá của nhóm enzyme dehydrogenase ở người và các loài vượn người:
Loài sinh vật | Trình tự các nucleotide |
Người | CAG-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG |
Gorilla | CTG-TGT-TGG-GTT-TGT-TAT |
Đười ươi | TGT-TGT-TGG-GTC-TGT-GAT |
Tinh tinh | CGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG |
Từ bảng trên, hãy cho biết trong các loài trên loài nào có quan hệ gần gũi nhất với loài người?
A. Gorilla và Đười ươi.
B. Tinh tinh.
C. Gorilla.
D. Đười ươi.
Câu 12: Trong cấu trúc bậc một của phân tử protein, các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết nào sau đây?
A. Peptide.
B. Ion.
C. Hydrogen.
D. Disulphide.
Câu 13: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây:Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Hình này mô tả
A. kì sau của giảm phân I hoặc kì sau nguyên phân.
B. kì đầu của giảm phân I hoặc kì đầu nguyên phân.
C. kì giữa của giảm phân II hoặc kì giữa nguyên phân.
D. kì sau của nguyên phân kì giữa giảm phân I.
Câu 14: Loài nào sau đây có thể cộng sinh với nấm để hình thành địa y?
A. Hải quỳ.
B. Vi khuẩn lam.
C. Rêu.
D. Tôm.
Câu 15: ............................................
............................................
............................................
Câu 18: Cá Vẹt (Scaridae), là nhóm cá chuyên ăn rong tảo và san hô chết tạo cơ hội cho ấu trùng san hô định cư. Nó được xem là loài dọn vệ sinh trên rạn san hô ở vùng biển nhiệt đới. Mối quan hệ sinh thái giữa cá Vẹt và san hô là:
A. hợp tác.
B. cạnh tranh.
C. cộng sinh.
D. hội sinh.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Ở một loài động vật, khi cho con đực lông vàng giao phối với con cái lông đen (P), thu được F1 có tỉ lệ: 1 con cái lông đen: 1 con cái lông vàng: 1 con đực lông đen: 1 con đực lông trắng. Biết rằng tính trạng màu lông do một gene quy định, các allele trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, mỗi phát biểu sau đây Đúng hay Sai?
a) Nếu cho các cá thể ở F1 giao phối ngẫu nhiên thì F2 có 12,5% con đực lông trắng. b) Nếu cho các cá thể lông đen giao phối ngẫu nhiên với cá thể lông vàng thì xảy ra tối đa 5 phép lai.
c) Cho con cái F1 lai phân tích, ở đời con sẽ có tỉ lệ phân ly kiểu gene ở giới đực giống với giới cái.
d) Cho các con lông đen giao phối ngẫu nhiên, đời con có tối đa 4 kiểu gene và 4 kiểu hình.
Câu 2: Một operon X có các vùng trình tự qui định chức năng được Kí hiệu M, N, P, Q, tổng hợp các enzyme 1 và enzyme 2 phân giải chất X. Trong đó, mỗi vùng trình tự đã kí hiệu từ M đến Q sẽ là một trong các vị trí sau:
(1) Gene tổng hợp enzyme 1.
(2) Gene tổng hợp enzyme 2.
(3) Vùng khởi động (promoter).
(4) Vùng vận hành (operator).
Biết rằng, gene điều hoà điều khiển hoạt động operon X tổng hợp protein điều hoà có chức năng bình thường. Kết quả chọn lọc các chủng vi khuẩn thu được ở bảng dưới đây khi nuôi cấy trong điều kiện môi trường có chất X và không có chất X, biết (+) enzyme được tổng hợp; (-) enzyme không được tổng hợp.
Các chủng vi khuẩn | Không có chất X | Có chất X | ||
Enzyme 1 | Enzyme 2 | Enzyme 1 | Enzyme 2 | |
Không mang đột biến | - | - | + | + |
Đột biến vùng M | - | - | - | + |
Đột biến vùng N | - | - | - | - |
Đột biến vùng P | - | - | + | - |
Đột biến vùng Q | + | + | + | + |
a) Trình tự M trong operon X là gene tổng hợp enzyme 1.
b) Nếu vùng N bị đột biến, enzyme 2 sẽ không được tổng hợp khi có chất X, nhưng enzyme 1 vẫn có thể được tổng hợp.
c) Vùng P trong operon X là gene mã hoá enzyme 2.
d) Khi đột biến xảy ra ở vùng Q của operon, enzyme 1 và enzyme 2 vẫn được tổng hợp ngay cả khi không có chất X.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................
Câu 4: Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn. Đây được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất, nguy cơ tử vong cao nếu không sớm nhận biết triệu chứng tai biến và can thiệp kịp thời. Thời gian càng dài thì não tổn thương càng nặng, bệnh nhân sẽ tiến gần với bờ vực tử vong thêm một bước. Các cơ quan trên cơ thể được điều khiển bởi não bộ sẽ
không tiếp tục hoạt động được nữa. Nếu may mắn được cứu sống thì người bệnh cũng dễ gặp những biến chứng nghiêm trọng như tê liệt tay chân, liệt nửa người, không thể giao tiếp. Những nghiên cứu gần đây cho thấy người có độ tuổi từ 65 trở lên rất dễ bị tai biến, tuy nhiên những năm gần đây bệnh này càng ngày càng trẻ hóa. Sử dụng dữ liệu và hình vẽ trên hãy cho biết mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai?
(Theo nguồn thông tin trên trang điện tử BV đa khoa Tâm Anh)
a) Để ngăn ngừa bệnh tai biến mạch máu não cần có lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao, ăn uống khoa học đặc biệt là nên thức ăn có nhiều chất béo cholesterol.
b) Khi não bị tổn thương, các tín hiệu thần kinh từ tủy sống đến não sẽ không xử lý được dẫn đến cung phản xạ sẽ gián đoạn mất chức năng.
c) Người lớn tuổi rất dễ bị bệnh lý này do các mạch máu não bị giòn dẫn tới dễ vỡ. d) Do các mạch máu bị vỡ hoặc tắc nên lúc này não sẽ không được cung cấp oxygene và dưỡng chất khiến các tế bào não trong đó chết dần.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Cho các thông tin ở bảng dưới đây:
Loài | Lúa | Chuột | Rắn | Diều hâu |
Năng suất sinh học (calo) | 2,2 × 106 | 1,1 × 104 | 1,25 × 103 | 0,5 × 102 |
Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 3 với sinh vật tiêu thụ bậc 2 là bao nhiêu phần trăm (%)?
(Đáp án: 4)
Câu 2: Một phân tử DNA đều có hai mạch được cấu tạo từ nucleotide chứa N15. Cho DNA này nhân đôi 3 lần trong môi trường chứa N14, sau đó chuyển toàn bộ DNA con sang môi trường N15 tiếp tục cho nhân đôi 2 lần nữa. Trong số các DNA con sinh ra cuối quá trình có bao nhiêu mạch DNA chứa N14.
(Đáp án: 14)
Câu 3: Cho hai dòng lúa thuần chủng là thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài thụ phấn với nhau F1 thu được toàn thân cao, hạt bầu. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, ở F2 thu được 20000 cây, trong đó có 1250 cây thấp, hạt bầu. Cho biết nếu hoán vị gene xảy ra thì tần số hoán vị dưới 50% và chỉ xảy ra 1 bên. Nếu cho F1 lai với cây thân cao, hạt dài thuần chủng thì đời sau thu được tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hạt dài chiếm bao nhiêu % ?
(Đáp án: 0)
Câu 4: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất gồm các giai đoạn sau:
1. Tiến hóa hóa học.
2. Tiến hóa sinh học.
3. Tiến hóa tiền sinh học.
Hãy viết liền các số tương ứng theo thứ tự đúng về sự xuất hiện của các giai đoạn tiến hóa?
Câu 5: ............................................
............................................
............................................