Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Hà Nam
Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Hà Nam sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HÀ NAM ĐỀ THI CHÍNH THỨC | THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2025 MÔN: SINH HỌC |
---------------------------------------------------------------------------------------------------
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn 1 phương án
Câu 1: Đâu không phải là thành tựu của công nghệ DNA tái tổ hợp?
A. Tạo chuột mang gene mã hóa albumin huyết thanh của người.
B. Tạo con La có sức làm việc cao từ phép lai giữa Ngựa cái và Lừa đực.
C. Tạo giống ngô mang gene Bt và gene GT có khả năng kháng sâu đục thân và kháng thuốc diệt cỏ.
D. Tạo chủng vi khuẩn E. coli mang gene mã hóa insulin của người có khả năng sản xuất lượng lớn insulin dùng trong điều trị bệnh tiểu đường.
Câu 2: Một nhà sinh thái học quan sát và ghi chép được ở trên cánh đồng một quần thể bướm hổ vằn là 20 con/m2, trong khi đó ở bìa rừng là 35 con/m2. Nhà sinh thái học đang nghiên cứu về đặc trưng nào của quần thể?
A. Kiểu tăng trưởng của quần thể.
B. Kiểu phân bố của quần thể.
C. Mật độ cá thể trong quần thể.
D. Kích thước quần thể.
Câu 3: Hình 3 là phả hệ ghi lại sự di truyền của bệnh alkaton niệu ở người. Người bị bệnh này không thể chuyển hóa được chất alkaton làm cho nước tiểu có màu vàng và bắt màu các mô cơ thể. Kết luận nào sau đây là có khả năng nhất về sự di truyền của bệnh alkaton niệu?
A. Gene quy định bệnh là gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.
B. Gene quy định bệnh là gene trội nằm trên nhiễm sắc thể thường.
C. Gene quy định bệnh là gene lặn nằm trên vùng không tương đồng của cặp nhiễm sắc thể giới tính.
D. Gene quy định bệnh là gene trội nằm trên vùng không tương đồng của cặp nhiễm sắc thể giới tính.
Câu 4: Hình 2 mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
A. Chuyển đoạn tương hỗ.
B. Mất đoạn và lặp đoạn.
C. Chuyển đoạn và lặp đoạn.
D. Chuyển đoạn và mất đoạn.
Câu 5: Để giảm sự cạnh tranh giữa các cây trưởng thành và cây con trong cùng loài có thể áp dụng biện pháp nào dưới đây?
A. Trồng xen kẽ các loài cây khác nhau để giảm mật độ của loài cây hiện tại.
B. Giới hạn số lượng cây con bằng cách thu hoạch các cây non khi chúng mới nảy mầm.
C. Tăng cường bón phân và tưới nước để cây con có điều kiện sinh trưởng tốt hơn.
D. Cắt tỉa các cây trưởng thành để tăng cường ánh sáng cho các cây con bên dưới.
Câu 6: Ở cừu, kiểu gene HH quy định có sừng, hh quy định không sừng, Hh quy định có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Biết rằng không xảy ra đột biến, tỉ lệ đực: cái ở cừu là 1: 1. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cho lai hai cừu có kiểu gene dị hợp với nhau sẽ thu được đời con có tỷ lệ cừu có sừng chiếm 75%.
B. Khi lai phân tích cừu đực có sừng, nếu đời con phân ly kiểu hình theo tỷ lệ 1 cừu không sừng: 1 cừu có sừng thì cừu đực đem lại có kiểu gene dị hợp.
C. Khi lai cừu đực có sừng mang kiểu gene dị hợp với cừu cái có sừng thì thu được ở đời con cừu cái không sừng chiếm 25%.
D. Khi lai cừu cái có sừng với cừu đực không sừng sẽ thu được đời con đồng nhất về kiểu gene và kiểu hình.
Câu 7: Chim chiền chiện miền tây (Stuella neglecta) giao phối với chiền chiện miền đông (Stuella magna) tại những vùng lãnh thổ chồng lên nhau của chúng, nhưng chim con được sinh ra không có khả năng sinh sản. Đây là hiện tượng
A. cách li sau hợp tử.
B. cách li trước hợp tử.
C. cách li địa lý.
D. cách li tập tính.
Dùng thông tin sau để trả lời câu 8 và câu 9: Ở vùng cửa sông thuộc vịnh Chesapeake, Mỹ có một phần lưới thức ăn như sau: Sứa (Chrysaora quinquecirrha) và cá vược kẻ sọc (Morone Saxatilis) đều ăn ấu trùng cá. Động vật phù du là thức ăn của sứa và ấu trùng cá nhưng lại sử dụng thực vật phù du làm thức ăn.
Câu 8: Cá vược kẻ sọc là sinh vật tiêu thụ bậc
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 9: Cá vược kẻ sọc và sứa có mối quan hệ sinh thái nào sau đây?
A. Hợp tác.
B. Cộng sinh.
C. Vật ăn thịt và con mồi.
D. Cạnh tranh.
Câu 10: Trong thời kì băng hà cách đây khoảng 10 000 – 12 000 năm, khí hậu lạnh đột ngột đã làm cho loài Báo săn Châu Phi (Axinonyx Jubatus) bị chết đồng loạt, hiện tại loài có mức đa dạng di truyền thấp và có nguy cơ tuyệt chủng. Đây là hệ quả của hiện tượng nào?
A. Dòng gene.
B. Hiệu ứng cổ chai.
C. Đột biến.
D. Hiệu ứng sáng lập.
Câu 11: Amino acid là đơn phân của phân tử sinh học nào sau đây?
A. Protein.
B. Lipid.
C. Carbohydrate.
D. Nucleic acid.
Câu 12: Nhân tố tiến hóa có thể làm giảm tần số kiểu gene dị hợp tử và tăng tần số kiểu gene đồng hợp từ sau nhiều thế hệ nhưng không làm thay đổi tần số allele là nhân tố
A. chọn lọc tự nhiên.
B. phiêu bạt di truyền.
C. đột biến.
D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 13: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây phản ánh chiều hướng tiến hóa hội tụ?
A. Hóa thạch.
B. Cơ quan tương đồng.
C. Cơ quan thoái hóa.
D. Cơ quan tương tự.
Câu 14: Trong công nghệ tạo DNA tái tổ hợp, để nối đoạn DNA của tế bào cho (DNA ngoại lai) vào vector (DNA plasmid), người ta sử dụng enzyme nào sau đây?
A. Ligase.
B. Restrictase.
C. Polymerase.
D. Helicase.
Câu 15: ............................................
............................................
............................................
Câu 18: Cho tỉ lệ khác nhau về DNA giữa các loài linh trưởng và người trong bảng sau:
Các loài linh trưởng | Khỉ Rhesus | Tinh tinh | Vượn Gibbon | Khỉ Vervet |
Tỉ lệ % DNA khác so với DNA của người | 8,9% | 2,4% | 5,3% | 9,5% |
Dựa vào bảng trên, loài nào có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với loài người?
A. Khỉ Rhesus.
B. Tinh tinh.
C. Vượn Gibbon.
D. Khỉ Vervet.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Ở thỏ, màu sắc lông do một gene có 4 allele chi phối, trong đó allele A1 quy định kiểu hình màu xám đậm trội hoàn toàn so với allele A2, A3 và A4; allele A2 quy định kiểu hình Chinchilla (màu xám nhạt) trội hoàn toàn so với allele A3 và A4; allele A3 quy định kiểu hình Himalayan (sắc tố chỉ có ở các chi, đuôi, tai và mũi) trội hoàn toàn so với allele A4 quy định kiểu hình bạch tạng. Biết rằng, sự hoạt động của gene A3 phụ thuộc vào nhiệt độ, enzyme do allele này mã hóa không hoạt động ở nhiệt độ trên 35°C nên thỏ có kiểu gene A3A3 hoặc A3A4 đều biểu hiện kiểu hình bạch tạng; ở nhiệt độ dưới 35°C, enzyme này hoạt động bình thường.
a) Trong quần thể thỏ, có thể có 10 loại kiểu gene và 4 loại kiểu hình về tính trạng màu lông.
b) Phép lai: A1A4 x A2A3 cho đời con không xuất hiện kiểu hình lông bạch tạng dù được nuôi ở bất kì điều kiện nhiệt độ nào.
c) Ở nhiệt độ 25°C, thỏ có kiểu gene A3A4 hoặc A4A4 đều có màu lông giống nhau.
d) Ở nhiệt độ 40°C, phép lai: A2A3 x A3A4 cho thế hệ F1 có kiểu hình lông bạch tạng chiếm tỉ lệ 50%.
Câu 2: Tại các quần xã ngập nước triều trên bãi đá ở miền Tây Bắc Mỹ có loài sao biển tương đối hiếm Pisaster ochraceus, sao biển ăn thịt loài trai Mytilus californianus là loài có số lượng lớn và cạnh tranh mạnh về chỗ ở với chúng. Các nhà khoa học đã tiến hành loại bỏ sao biển Pisaster khỏi vùng ngập triều và kiểm tra ảnh hưởng của chúng đối với số lượng các loài phân bố ở đó (kết quả được thể hiện ở Hình 5).
a) Loài chủ chốt trong quần xã bãi đá ngập triều này là loài trai Mytilus.
b) Giả sử loài nấm xâm lấn giết chết hầu hết các cá thể trai Mytilus ở vị trí đó, sau khi loại bỏ loài sao biển Pisaster thì số lượng loài của quần xã giảm.
c) Sau khi loại bỏ loài sao biển Pisaster, số lượng các loài giảm do loài trai Mytilus có số lượng lớn trên mặt đá và loại bỏ hầu hết các loài động vật không xương sống và tảo ở đó.
d) Ở vùng đối chứng, nơi sao biển Pisaster không bị loại bỏ số lượng loài trong quần xã thay đổi không đáng kể qua các năm.
Câu 3: Hình 4 thể hiện khả năng kháng 5 loại thuốc trừ sâu của côn trùng theo thời gian.
a) Theo thời gian, số loài côn trùng kháng các loại thuốc trừ sâu ngày càng tăng.
b) Để giảm số loại côn trùng kháng thuốc trừ sâu, nên sử dụng tổng hợp nhiều loại thuốc hoặc tăng nồng độ mỗi loại thuốc trừ sâu.
c) Giai đoạn từ năm 1955 đến 1970, số loại côn trùng kháng thuốc Cyclodienes luôn cao hơn số loại côn trùng kháng thuốc DDT.
d) Các đột biến kháng thuốc trừ sâu của côn trùng bắt đầu xuất hiện khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu.
Câu 4: ............................................
............................................
............................................
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1: Ở Đậu Hà Lan (Pisum sativum) có 7 nhóm gene liên kết. Trong một nghiên cứu, người ta tạo được các dòng đột biến số lượng nhiễm sắc thể (NST) và khi quan sát tiêu bản tế bào sinh dưỡng dưới kính hiển vi vào kì giữa ghi nhận kết quả ở bảng như sau:
Dòng đột biến | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Số lượng NST | 28 | 13 | 21 | 15 | 42 | 16 | 35 | 12 |
Hãy viết liền kề các dòng đột biến thuộc thể đa bội theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
(Đáp án: 3412)
Câu 2: DDT là một loại thuốc trừ sâu hữu cơ tổng hợp nhân tạo và được sử dụng rộng rãi từ năm 1940. DDT rất hiệu quả để phòng trừ sâu hại trong giai đoạn đầu, tuy nhiên chỉ sau vài năm sử dụng thuốc này đã xuất hiện các quần thể sâu kháng thuốc DDT. Các dữ kiện sau đây giải thích cho việc xuất hiện các quần thể sâu kháng thuốc DDT:
1. Các cá thể sâu mang gene kháng thuốc DDT sinh sản và truyền gene kháng thuốc cho thế hệ sau.
2. Qua nhiều thế hệ, tần số allele kháng DDT trong quần thể tăng lên, dẫn đến các quần thể sâu có khả năng kháng thuốc DDT ngày càng cao.
3. Trong các quần thể sâu đã xuất hiện các allele đột biến quy định khả năng kháng DDT với tỉ lệ thấp.
4. Dưới tác dụng của thuốc DDT, phần lớn cá thể sâu không có khả năng kháng thuốc sẽ chết, trong khi số ít cá thể sâu mang gene kháng DDT sẽ sống sót.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự hình thành các quần thể sâu kháng thuốc DDT.
(Đáp án: 3175)
Câu 3: ............................................
............................................
............................................
Câu 5: Hình 7 mô tả lưới thức ăn trong một hệ sinh thái trên cạn. Có bao nhiêu chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn này?
Câu 6: Thực hiện phép lai ruồi giấm cái thuần chủng thân xám, cánh dài, mắt trắng giao phối với ruồi giấm đực thân đen, cánh ngắn, mắt đỏ thu được F1 gồm 50% ruồi giấm cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ và 50% ruồi giấm đực thân xám, cánh dài, mắt trắng. Tiếp tục cho các ruồi F1 giao phối với nhau, ở đời F2 thu được ruồi giấm thân đen, cánh ngắn, mắt đỏ chiếm 10%. Biết mỗi gene quy định mỗi tính trạng và trội lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, tỉ lệ ruồi thân xám, cánh dài, mắt trắng ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).