Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1 | ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề |
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Hình 1 thể hiện đơn phân của phân tử sinh học nào?
A. RNA.
B. DNA.
C. Protein.
D. Carbohydrate.
Câu 2. Trong chu kì tế bào của tế bào nhân thực, pha nào diễn ra sự nhân đôi DNA?
A. G1.
B. G2.
C. S.
D. M.
Câu 3. Hình 3 mô tả bốn thí nghiệm về quá trình trao đổi vật chất và năng lượng ở thực vật. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các thí nghiệm trên chứng minh quá trình quang hợp ở thực vật.
B. Lớp dầu ở thí nghiệm 3 có vai trò ngăn cản sự bốc hơi của nước trong bình.
C. Bọt khí thu được ở thí nghiệm 2 là khí carbodioxide.
D. Ở thí nghiệm 1, nếu loại bỏ hết lá của cây thì kết quả thí nghiệm không thay đổi.
Câu 4. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu qua miền
A.lông hút.
B. chóp rễ.
C. sinh trưởng.
D. trưởng thành.
Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Hình bên minh họa cho cấu trúc và hình thái của chi trước ở một số loài.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tay người và chi trước của bảo là cơ quan tương đồng, cánh xuống cổ bàn dơi và vây ngực của cá voi là cơ quan tương tự.
B. Tay người và chi trước của báo là cơ quan tương tự, cánh dơi và vây ngực của cá voi là cơ quan tương đồng.
C. Tay người, cánh dơi và chi trước của báo là cơ quan tương đồng còn vây ngực của cá voi là cơ quan thoái hóa.
D. Tay người, cánh dơi, chi trước của báo và vây ngực ngực của cá voi đều là cơ quan tương đồng.
Câu 6. Ví dụ trên phản ánh quá trình tiến hóa nào sau đây?
A.Phân li tính trạng.
B. Đồng quy tính trạng.
C. Tiến hoá hoá học.
D. Tiến hoá tiền sinh học.
Câu 7. Nhân tố tiến hóa nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gene của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Phiêu bạt di truyền.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Dòng gene.
Câu 8. Một allele nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể, một allele có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể. Đó là kết quả tác động của nhân tố tiến hoá nào sau đây?
A. giao phối không ngẫu nhiên.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. phiêu bạt di truyền.
D. đột biến.
Câu 9. Quan sát Hình 9, hãy cho biết người có bộ NST bất thường này mắc hội chứng gì?
Hình 9. Ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở người
A. Hội chứng Turner.
B. Hội chứng Klinefelter.
C. Hội chứng Down.
D. Hội chứng Edward.
Câu 10. Ở một loài cá nhỏ, gene A quy định cơ thể có màu nâu nhạt nằm trên NST thường trội hoàn toàn so với allele a quy định màu đốm trắng. Một quần thể của loài này sống trong hồ nước có nền cát màu nâu có thành phần kiểu gene là 0,81AA + 0,18Aa+0,01aa. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Từ khi đáy hồ được rải sỏi, xu hướng biến đổi tần số allele A của quần thể ở các thế hệ cá con tiếp theo có thể được mô tả rút gọn bằng sơ đỗ nào sau đây.
A. 0,8A → 0,9A → 0,7A → 0,6A → 0,5A → 0,4A → 0,3A → 0,2A → 0,1A.
B.0,9A → 0,8A → 0,7A → 0,6A → 0,5A → 0,4A → 0,3A → 0,2A → 0,1A.
C. 0,1A → 0,2A → 0,3A → 0,4A → 0,5A → 0,6A → 0,7A → 0,8A → 0,9A.
D. 0,9A → 0,8A → 0,7A → 0,6A → 0,5A → 0,6A → 0,7A → 0,8A → 0,9A.
Dùng thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: Trong một khu rừng, các cá thể chim gõ kiến (Picidae) sử dụng mỗ để đục thân cây tìm ấu trùng làm thức ăn, dẫn đến việc thường xuyên xảy ra xung đột để tranh giành những cây có nhiều ấu trùng giữa các con chim gõ kiến cùng loài.
Câu 11: Mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể chim gõ kiến là
A. Hội sinh.
B. Cộng sinh.
C.Cạnh tranh.
D. Hợp tác.
Câu 12: Mối quan hệ sinh thái giữa chim gõ kiến và ấu trùng là
A. Hội sinh.
B. Cộng sinh.
C. Sinh vật ăn sinh vật
D. Hợp tác.
Câu 13. Hàng nghìn năm qua, con người đã tạo ra nhiều dạng thực vật và động vật qua quá trình chọn quá trình chọn lọc và lai tạo giống và lai tạo, làm biến đổi hệ gene của các loài sinh vật. Hãy cho biết này dựa trên nguồn nguyên liệu nào sau đây?
A. Đột biến.
B. Biến dị tổ hợp.
C. DNA tái tổ hợp.
D. Biến dị di truyền.
Câu 14: Mù màu đỏ - lục là bệnh do gene lặn nằm trên NST giới tính X không có allele trên Y quy định. Trong một quần thể cân bằng di truyền, tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ là 64/10000 phụ nữ. Một cặp vợ chồng thuộc quần thể này đều không bị bệnh dự định sinh con. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tần số allele gây bệnh trong quần thể là 0,08.
B. Trong 10000 phụ nữ của quần thể này, có 1472 người có kiểu gene dị hợp về gene gây bệnh.
C. Tỉ lệ mắc bệnh mù màu ở nam giới trong quần thể là 0,64%.
D. Xác suất đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng nói trên sinh ra bị bệnh là 1/27.
Câu 15. ............................................
............................................
............................................
Câu 18: Đất bị xói mòn đất và rừng bị phá huỷ sẽ dẫn đến hậu quả nào sau đây?
A.Suy giảm đa dạng sinh học.
B. Tăng lượng khoáng dự trữ trong đất.
C. Hình thành các loài sinh vật mới.
D. Tăng khả năng phục hồi rừng tự nhiên.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Dựa trên cơ sở các thí nghiệm của Mendel, một nhóm sinh viên đã tiến hành các thí nghiệm lai trên Đậu hà lan và thu được kết quả như sau:
Phép lai 1: P: Thân cao, hoa tím × Thân thấp, hoa trắng, F1 thu được 100% thân cao, hoa tím.
Phép lai 2: P: F1 của phép lai 1 tự thụ phấn, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1.
Phép lai 3: P: F1 của phép lai 1 × Thân thấp, hoa trắng, F2 thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau.
a) Kết quả phép lai 1 cho thấy thân cao và hoa tím là các tính trạng trội.
b) Kết quả phép lai 2 ủng hộ giả thuyết cho rằng các cặp gene quy định các tính trạng cùng nằm trên một NST.
c) Kết quả phép lai 3 ủng hộ giả thuyết cho rằng các cặp gene quy định các tính trạng phân li độc lập với nhau.
d) Nếu cho cây hoa tím, thân cao ở F2 của phép lai 2 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con luôn là 9:3:3:1.
Câu 2: Ở lá cây ca cao (Theobroma cacao) có loài sinh vật đơn bào Phytophthora và một loài nấm E cùng sinh sống. Một thí nghiệm nghiên cứu về sự tác động của loài nấm E và Phytophthora đến sự sinh trưởng của cây ca cao. Kết quả thu được được hiển thị ở hình bên dưới.
a) Nấm E làm giảm tác động của Phytophthora đối với lá cây ca cao.
b) Phytophthora có thể là vật kí sinh sống trên cây ca cao.
c) Nếu nấm E bị loại bỏ, cây ca cao có thể bị ảnh hưởng tiêu cực hơn bởi Phytophthora.
d) Nấm E không ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ lá chết trên cây ca cao.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................
Câu 4. Hình dưới đây mô tả trạng thái hoạt động của operon lac ở vi khuẩn E. coli.
a) Trạng thái A là trạng thái hoạt động của operon khi môi trường không có lactose.
b) Gene điều hoà lacI được phiên mã khi ở trạng thái A và không phiên mã khi ở trạng thái B.
c) Allolactose đóng vai trò là chất cảm ứng.
d) Ở cả hai trạng thái, enzyme RNA polymerase đều bám được vào vùng P của operon.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1. Fenner và cộng sự (1983) đã công bố số liệu nghiên cứu sự tiến hóa của virus Myxoma gây bệnh trên thỏ hoang ở Úc từ năm 1950 đến 1981. Họ đã phân chia virus này thành 5 nhóm (kí hiệu từ I đến V) theo khả năng gây bệnh tăng dần. Hình bên mô tả sự thay đổi tỷ lệ các nhóm virus ở các giai đoạn nghiên cứu khác nhau, biết rằng sức đề kháng của thỏ cũng tăng nhẹ trong thời gian nghiên cứu.
Có một số ý kiến về hiện tượng này như sau:
1. Sự thay đổi khả năng gây bệnh của quần thể virus trong thời gian nghiên cứu là kết quả của phiêu bạt di truyền.
2. Từ giai đoạn 1952-55 đến giai đoạn 1967-69, tính đa dạng di truyền của quần thể virus giảm dần.
3. Tỉ lệ virus có khả năng gây bệnh cao nhất tăng dần qua các giai đoạn.
4. Kết quả thí nghiệm cho thấy, nhóm virus có khả năng gây bệnh ở mức trung bình có ưu thế tiến hoá hơn so với các nhóm còn lại.
Hãy viết liền các số tương ứng với các ý kiến đúng theo trình tự từ nhỏ đến lớn.
(Đáp án: 24)
Câu 2. Hình dưới đây mô tả bộ nhiễm sắc thể bình thường và bộ NST của một thể đột biến. Khi thể đột biến này giảm phân bình thường thì tỉ lệ giao từ đột biến được tạo ra là bao nhiêu phần trăm? (làm tròn đến phần nguyên)
(Đáp án: 50)
Câu 3. Ở bò, màu lông do 1 gene có 2 allele quy định, allele A quy định lông đen trội hoàn toàn so với allele a quy định lông trắng. Một quần thể bò có 1000 con, trong đó có 360 con bò lông đen thuần chủng, 480 con bò lông đen dị hợp và 160 con lông trắng. Hãy xác định tần số allele A trong quần thể này? (Thể hiện kết quả dưới dạng số thập phân, làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy)
Câu 4: Ở lúa, gene A quy định thân cao, trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp, gene B quy định chín sớm, trội hoàn toàn so với allele b quy định chín muộn. Khi lai giữa giống lúa thân cao, chín sớm (P) với giống thân thấp, chín muộn, F1 thu được 801 cây thân cao, chín sớm và 799 cây thân thấp, chín muộn. Nếu cho cây (P) giao phấn với cây thân cao, chín sớm F1 thì tỉ lệ lúa thân cao, chín sớm thu được ở đời con là bao nhiêu phần trăm? (làm tròn đến phần nguyên).
Câu 5: ............................................
............................................
............................................
Câu 6: Hình bên mô tả khu vực phân bố và mật độ của 4 quần thể cây/ha thực vật thuộc 4 loài khác nhau trong một khu vực, tại cùng 1 thời điểm. Biết rằng diện tích phân bố của 4 quần thể A, B, C, D đều là 2,5 ha. Quần thể có kích thước lớn nhất gấp bao nhiêu lần kích thước trung bình của cả 4 quần thể?
(thể hiện kết quả dưới dạng số thập phân, làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy)