Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Hải Phòng
Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Hải Phòng sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI PHÒNG
(Đề thi có 05 trang) ĐỀ KHẢO SÁT KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT
Năm học 2024-2025
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề)
Họ và tên: ............................................................. Số báo danh...... Mã đề 0401 PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án (4,5 điểm).
Câu 1: Sơ đồ hình sau mô tả kỹ thuật chuyển gene từ tế bào người vào vi khuẩn. Theo sơ đồ này, cấu trúc nào (theo số 1 - 4 trong hình dưới) thể hiện DNA tái tổ hợp?
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 2: Ở người, sự hình thành nhóm máu ABO do hoạt động phối hợp của 2 gene H và I, được thể hiện trong sơ đồ hình bên dưới. Allele lặn h và allele lặn IO đều không tổng hợp được enzyme tương ứng. Gene H và gene I nằm trên hai nhiễm sắc thể khác nhau. Khi trên bề mặt hồng cầu có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B sẽ biểu hiện nhóm máu AB, khi không có cả hai loại kháng nguyên thì biểu hiện nhóm máu O. Cho biết các gene phân li độc lập. Người có nhóm máu O có tối đa bao nhiêu loại kiểu gene về hai gene nói trên?
A. 10
B. 8.
C. 6.
D. 4.
Câu 3: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, chọn lọc tự nhiên có vai trò
A. tạo ra tổ hợp gene thích nghi và loại bỏ cá thể có kiểu hình không thích nghi.
B. tạo ra các allele mới, làm xuất hiện các kiểu gene thích nghi.
C. hình thành kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi.
D. sàng lọc và làm tăng tần số allele quy định đặc điểm thích nghi.
Câu 4: Trong quá trình diễn thế sinh thái nguyên sinh, đồ thị nào sau đây mô tả đúng kết quả của quá trình biến đổi quần xã từ khi khởi đầu diễn thế cho đến khi hình thành quần xã đỉnh cực?
A. Đồ thị 1.
B. Đồ thị 3.
C. Đồ thị 2.
D. Đồ thị 4.
Câu 5: Tiến hành tách phôi bò có kiểu gene AaBbDd thành 6 phôi và phát triển thành
6 con bê (bò con). Nếu không xảy ra đột biến thì các con bê có kiểu gene là
A. aabbdd.
B. AabbDD.
C. AABBDD.
D. AaBbDd.
Câu 6: Xác voi ma mút được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp băng là bằng chứng tiến hoá nào sau đây?
A. Bằng chứng hoá thạch.
B. Bằng chứng tế bào học.
C. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
D. Bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 7: Hình dưới đây thể hiện mối quan hệ tiến hóa giữa các loài bò sát khác nhau. Các nhánh và điểm phân nhánh cho thấy mức độ tiến hóa và tổ tiên chung của các loài này. Hai loài nào sau đây có quan hệ tiến hóa gần nhất?
A. Thằn lằn giám sát và kỳ nhông.
B. Thằn lằn giám sát và thạch sùng.
C. Thằn lằn thủy tinh và rắn.
D. Rắn và thằn lằn giám sát.
Câu 8: Trong quần xã rừng Cúc Phương, người ta khảo sát 1000 cá thể thực vật
trong một khu vực, thu được: 496 cây chò chỉ, 302 cây dẻ, 112 cây bứa, 90 cây sấu và các cây khác. Loài nào có thể là loài ưu thế trong quần xã này?
A. Bứa.
B. Dẻ.
C. Sấu.
D. Chò chỉ.
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời câu 9 và câu 10:
Năm 1944, lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ thả 29 con tuần lộc (24 con cái, 5 con đực) lên đảo St. Matthew ở Alaska, để làm nguồn thực phẩm dự trữ cho quân đội trong Thế chiến II. Năm 1957, quân đội rời đi, không còn ai kiểm soát số lượng tuần lộc, không có kẻ săn mồi tự nhiên và nguồn thức ăn dồi dào (rêu địa y trên đảo), số lượng tuần lộc tăng nhanh, lên tới 1.350 con. Năm 1963, quần thể tuần lộc đạt đỉnh với khoảng 6.000 con. Năm 1966, sau một mùa đông khắc nghiệt, chỉ còn lại 42 con tuần lộc, tất cả đều là con cái.
Câu 9: Sự biến động số lượng cá thể tuần lộc vào mùa đông năm 1966 là
A. biến động không theo chu kì.
B. biến động theo chu kì nhiều năm.
C. biến động theo chu kì mùa.
D. biến động do sự khai thác quá mức.
Câu 10: Quần thể tuần lộc có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học vào giai đoạn nào?
A. Năm 1944 đến 1957.
B. Sau năm 1966.
C. Năm 1963 đến 1966.
D. Năm 1957 đến 1963.
Câu 11: Các nucleotide trên một mạch đơn của phân tử DNA liên kết với nhau bằng A. liên kết glycosidic.
B. liên kết phosphodiester.
C. liên kết peptide.
D. liên kết hydrogen.
Câu 12: Chất nào sau đây được vận chuyển chủ yếu trong mạch rây của cây?
A. Sucrose.
B. Diệp lục.
C. Ion khoáng.
D. Protein.
Câu 13: Trong quá trình giảm phân bình thường, các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo xảy ra ở kì nào?
A. Kì giữa I.
B. Kì sau I.
C. Kì sau II.
D. Kì giữa II.
Câu 14: Đồ thị hình sau mô tả ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ hô hấp và cường độ quang hợp của một loài thực vật. Điểm nào trên đồ thị biểu thị điểm bù ánh sáng của loài thực vật này?
A. Điểm 4.
B. Điểm 3.
C. Điểm 1.
D. Điểm 2.
Câu 15:............................................
............................................
............................................
Câu 18: Loài bông trồng ở Mỹ có bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n = 52, được hình thành từ loài bông châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mỹ có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST nhỏ bằng con đường lai xa kèm đa bội hoá. Theo lý thuyết, đặc điểm nào sau đây không đúng với loài bông trồng ở Mỹ?
A. Mang vật chất di truyền của loài bông châu Âu và loài bông hoang dại ở Mỹ.
B. Không có khả năng sinh sản hữu tính.
C. Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng.
D. Có kiểu gene đồng hợp tử về tất cả các cặp gene.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai (4,0 điểm).
Câu 1: Linh miêu (Lynx) sử dụng thỏ rừng (Snowshoe Hare) làm thức ăn. Nghiên cứu sự biến đổi số lượng cá thể của hai loài này trên một đồng cỏ ở Canada, các nhà khoa học đã ghi lại bằng sơ đồ hình dưới đây.
a) Mối quan hệ giữa thỏ rừng và linh miêu là quan hệ cạnh tranh.
b) Kích thước quần thể của linh miêu luôn lớn hơn kích thước quần thể thỏ rừng.
c) Sự biến động kích thước quần thể thỏ rừng có thể do nguyên nhân từ biến động kích thước quần thể linh miêu và nguồn cung thực vật (thức ăn của thỏ rừng).
d)Mối quan hệ giữa linh miêu và thỏ rừng được xem là động lực cho quá trình tiến hóa.
Câu 2: Ở loài ốc sên (Cepaea nemoralis), allele B quy định vỏ không có dải trội hoàn toàn so với allele b quy định vỏ có dải, allele Y quy định vỏ màu nâu trội hoàn toàn so với allele y quy định vỏ màu vàng. Các gene này đều nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một con ốc sên màu vàng, vỏ có dải được lai với một con ốc sên đồng hợp tử màu nâu, không có dải, thu được F1. Sau đó, cho ốc sên F1 lai với ốc sên màu vàng, vỏ có dải thu được đời Fa.
a)Phép lai trên cho phép xác định cơ chế di truyền chi phối các tính trạng.
b) Nếu kết quả Fa chỉ xuất hiện hai kiểu hình, chứng tỏ các gene B và Y cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và liên kết hoàn toàn.
c) Nếu kết quả Fa xuất hiện bốn kiểu hình với tỉ lệ 41% : 41% : 9% : 9%, chứng tỏ gene B và Y nằm trên một nhiễm sắc thể và khoảng cách giữa hai gene là 9 cM.
d) Nếu kết quả Fa xuất hiện bốn kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau, chứng tỏ các gene B và Y nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................
Câu 4: Khi nghiên cứu về hoạt động operon lac ở 3 chủng vi khuẩn E.Coli, các nhà khoa học thu được bảng kết quả như sau:
Chủng 1 | Chủng 2 | Chủng 3 | ||||
Điều kiện nuôi cấy với lactose | Có | Không | Có | Không | Có | Không |
Protein ức chế | + | + | + | + | - | - |
mRNA của các gene cấu trúc | + | - | + | + | + | + |
(+: sản phẩm được tạo ra; -: sản phẩm không được tạo ra hoặc tạo ra không đáng kể)
a) Chủng 1 có operon lac hoạt động bình thường.
b) Chủng 2 có thể bị đột biến trong các gene cấu trúc lac Z, lac Y, lac A làm tăng sản phẩm phiên mã.
c) Có 2 chủng bị lãng phí vật chất và năng lượng bởi phiên mã không kiểm soát.
d) Vùng P của operon lac ở chủng 3 đã bị mất chức năng.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời (1,5 điểm)
Câu 1: Cho sơ đồ tháp sinh thái năng lượng sau:
Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 bằng bao nhiêu %?
(Đáp án: 12)
Câu 2: Quá trình chuyển gene tạo chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người gồm một số thao tác như sau:
(1) Tách plasmid từ tế bào vi khuẩn và tách gene mã hóa insulin từ tế bào người.
(2) Phân lập dòng tế bào chứa DNA tái tổ hợp mang gene mã hóa insulin của người. (3) Chuyển DNA tái tổ hợp mang gene mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn.
(4) Tạo DNA tái tổ hợp mang gene mã hóa insulin của người.
Viết liền các số theo trình tự đúng của các thao tác trên trong quy trình chuyển gene.
(Đáp án: 1432)
Câu 3: Một cá thể của một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ là bao nhiêu %? (Đáp án: 0,5)
Câu 4: Trong lưới thức ăn hình bên, đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc 3 ở bao nhiêu chuỗi thức ăn?
Câu 5: ............................................
............................................
............................................