Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Nghệ An

Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Nghệ An sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
NGHỆ AN

 

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi có 04 trang)

KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP THI THỬ LỚP 12, NĂM HỌC 2024 – 2025 (Đợt 2)

Môn thi: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Một cặp vợ (N) chồng (M) mới kết hôn đến tư vấn di truyền trước sinh. Họ lo ngại nguy cơ con có thể mắc bệnh mù màu đỏ-lục và máu khó đông, vì trong gia đình  người vợ có một anh trai mắc bệnh máu khó đông và một em trai mắc bệnh mù màu đỏ-lục;  những người khác ở gia đình vợ cũng như gia đình chồng đều không có biểu hiện về các bệnh  này. Biết rằng bố của người vợ không mang allele bệnh; mỗi tính trạng do 1 gene có 2 allele quy định, 2 gene này cùng nằm trên một NST. Nhận định nào sau đây không đúng? 

A. Người M và bố của N có kiểu gene giống nhau.  

B. Các gene này liên kết không hoàn toàn trong quá trình giảm phân ở người mẹ của N.  

C. Nếu N dị hợp về 2 cặp gene thì cặp N-M có nguy cơ sinh con gái bị cả 2 bệnh trên.  

D. Cả 2 bệnh đều do gene lặn trên NST giới tính X quy định.  

Câu 2: Loại tế bào nào sau đây tham gia vào quá trình miễn dịch đặc hiệu ở người? A. Tế bào da. 

B. Tế bào hồng cầu. 

C. Tế bào lympho. 

D. Tế bào cơ tim.  

Câu 3: Trong tế bào động vật, DNA là thành phần cấu tạo của bào quan nào sau  đây? 

A. Ti thể. 

B. Lưới nội chất. 

C. Lysosome.

D. Ribosome. 

Câu 4: Biện pháp nào sau đây góp phần khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng  bền vững tài nguyên thiên nhiên? 

A. Sử dụng triệt để các nguồn tài nguyên khoáng sản.  

B. Phân loại, tái chế và tái sử dụng các loại rác thải.  

C. Hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên vĩnh cửu.  

D. Tăng cường khai thác và sử dụng tài nguyên rừng.  

Câu 5: Tập hợp sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sinh sống trong một  khoảng không gian và thời gian xác định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất được gọi là 

A. quần thể sinh vật. 

B. sinh quyển. 

C. quần xã sinh vật. 

D. hệ sinh thái.  

Câu 6: Nghiên cứu sự biến đổi tỉ lệ các kiểu gene của quần thể thực vật qua các thế hệ, người ta thu được kết quả như hình bên.

Tech12h

Nhận định nào sau đây đúng? 

A. Ở F3 có tần số allele A bằng 0,75.  

B. Tỉ lệ kiểu gene dị hợp ở F2 lớn hơn tỉ lệ kiểu gene dị hợp ở F3.  

C. Quần thể này giao phấn ngẫu nhiên từ P đến F5.  

D. Tần số allele A tăng dần qua mỗi thế hệ.  

Câu 7: Sơ đồ sau thể hiện quá trình tự thụ phấn qua các thế hệ. 

Tech12h

Theo lí thuyết: (1), (2), (3) và (4) lần lượt tương ứng với các loại kiểu gene nào sau đây? 

A. (bb), (BB, Bb, bb), (BB, Bb, bb) và (bb). 

B. (BB), (BB, Bb, bb), (BB, Bb, bb) và (bb).  

C. (BB), (BB, Bb, bb), (Bb, bb) và (Bb). 

D. (Bb), (BB, Bb, bb), (BB, Bb, bb) và (bb).  

Câu 8: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự? 

A. Cánh dơi và cánh côn trùng.  

B. Chân trước của trâu và vây của cá voi.  

C. Chân trước của sư tử và chân trước của mèo.  

D. Tay của người và chân trước của ngựa.  

Câu 9: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, quá trình giảm phân bình thường. Số NST  trong mỗi tế bào ở kì sau giảm phân II là 

A. 4 NST kép. 

B. 4 NST đơn. 

C. 8 NST kép. 

D. 8 NST đơn.  

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phải là một bước trong quy trình nghiên cứu  của Darwin? 

A. Quan sát cấu trúc tế bào của sinh vật. 

B. Đề xuất giả thuyết chọn lọc tự nhiên. 

C. Quan sát các loài sinh vật trong tự nhiên. 

D. Kiểm chứng giả thuyết bằng thực tiễn.  

Câu 11: Sâu thường hoạt động từ chiều tối đến sáng sớm vì lúc đó nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. Để hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, người trồng rau thường bắt sâu vào khoảng thời  gian này. Trong trường hợp trên, người trồng rau dựa vào đặc điểm nào sau đây? 

A. Giới hạn sinh thái của rau. 

B. Nhịp sinh học của rau.  

C. Nhịp sinh học của sâu. 

D. Chu kỳ mùa của sâu.  

Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm thích nghi? 

A. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố sàng lọc các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.  

B. Đặc điểm thích nghi làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể.  

C. Đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối trong điều kiện sống cụ thể.  

D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh  vật.  

Câu 13: Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do 1 gene có 2 allele nằm trên vùng không  tương đồng của NST giới tính X quy định, allele A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với  allele a quy định mắt trắng. Cho các con đực mắt đỏ giao phối với các con cái mắt đỏ (P) thu  được F1 có tỉ lệ 15 con mắt đỏ : 1 con mắt trắng; tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi mắt trắng ở F2 là 

A. 7/256. 

B. 1/16. 

C. 3/256. 

D. 9/256.  

Câu 14: Ở người, allele A quy định máu đông bình thường trội hoàn toàn so với  allele a quy định bệnh máu khó đông, gene này nằm trên vùng không tương đồng của NST  giới tính X. Kiểu gene của người phụ nữ bị bệnh máu khó đông là 

A. XaY.

B. XAXa.

C. XAXA.

D. XaXa.  

Câu 15: ............................................

............................................

............................................

Câu 18: Chất nào sau đây là một trong những sản phẩm của quá trình lên men ở thực vật? 

A. Ethanol (C2H5OH).

B. Glucose (C6H12O6).  

C. Oxygen (O2).

D. Carbon monoxide (CO).  

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh  chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1: Dưới đây là bảng dữ liệu về huyết áp và nhịp tim của một người phụ nữ 27  tuổi (sức khỏe bình thường) trong quá trình tập thể dục tăng cường dần: 

Thời gian

(phút)

Huyết áp tâm thu

(mmHg)

Huyết áp tâm

trương (mmHg)

Nhịp tim

(nhịp/phút)

Nghỉ ngơi

108

72

62

2

144

70

106

4

156

68

120

6

164

66

130

8

170

64

138

10

174

62

144

a) Huyết áp tâm trương giảm từ 72 mmHg (khi nghỉ ngơi) xuống 62 mmHg (phút thứ 10) cho  thấy nhu cầu oxygen của cơ thể giảm dần trong quá trình tập thể dục.  

b) Nhịp tim tăng từ 62 nhịp/phút (khi nghỉ ngơi) lên 144 nhịp/phút (khi tập thể dục được 10  phút) là do hoạt động của thần kinh đối giao cảm.  

c) Việc ngừng hẳn mọi vận động ngay sau khi tập thể dục cường độ cao có thể bị choáng, ngất  xỉu.  

d) Giá trị trung bình của huyết áp tâm thu từ phút thứ 2 đến phút thứ 10 là 161,6 mmHg.  

Câu 2: Ở cây ngô, một dạng bất thụ đực xảy ra khi hạt phấn mất khả năng thụ tinh,  do gene nằm trong tế bào chất quy định và di truyền theo dòng mẹ. Quy ước: [S] là tính bất  thụ đực tế bào chất, [F] là hữu thụ. Bên cạnh đó, trong nhân tế bào có một allele trội R có khả năng phục hồi tính hữu thụ ở cây mang gene bất thụ tế bào chất, còn allele lặn r thì không có  khả năng này. Cho biết giao tử đực không đóng góp gene tế bào chất vào hợp tử. 

a) Nếu một cây bất thụ đực được lai với hạt phấn từ cây hữu thụ đồng hợp tử về gene rr, đời  con thu được 100% cây hữu thụ. 

b) Các gene quy định tính bất thụ đực không tồn tại thành từng cặp allele như gene trong  nhân.  

c) Cả 2 phép lai: (1) ♀[S]Rr × ♂[F]Rr và (2) ♀[F]Rr × ♂[S]Rr đều cho đời con có tỉ lệ kiểu  hình giống nhau.  

d) Dòng ngô bất thụ đực tránh được hiện tượng tự thụ phấn nên thuận lợi cho việc lai khác  dòng.  

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Câu 4: Ở một chủng vi khuẩn, xét trình tự một số amino acid đầu tiên trong các  chuỗi polypeptide do allele M1 và M2 quy định (Hình a); Hình b thể hiện một số bộ ba  (codon) trong bảng mã di truyền và amino acid tương ứng. Biết rằng allele M1 quy định tổng  hợp chuỗi polypeptide m1, allele M2 quy định tổng hợp chuỗi polypeptide m2. Allele M2 được  hình thành từ allele M1 do một đột biến điểm. 

Tech12h

a) Allele M1 đã bị đột biến thay thế 1 cặp G-C bằng 1 cặp A-T ở bộ ba thứ 5 tạo ra allele M2

b) Chuỗi polypeptide m2 chỉ bị thay đổi 1 amino acid so với chuỗi polypeptide m1.  

c) Có thể có tối đa 6 trường hợp thay thế cặp nucleotide ở bộ ba thứ 4 của allele M1 mà không làm thay đổi trình tự amino acid trong chuỗi polypeptide được tạo ra.  

d)Nếu allele M1 bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotide ở bộ ba thứ 6, có thể không làm thay  đổi trình tự amino acid trong chuỗi polypeptide được tạo ra. 

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô  trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. 

Câu 1: Cho các sự kiện tiến hóa sau: 

(1) Phát sinh thực vật có hoa. 

(2) Phát sinh thực vật có hạt. 

(3) Tiến hóa lên cạn. 

Sơ đồ hình bên thể hiện sự phát sinh các nhóm thực vật chính. Mỗi kí hiệu a, b, c tương ứng  với một sự kiện tiến hóa trên. 

Tech12h

Hãy viết kí hiệu bằng số các sự kiện tiến hóa ở trên cho phù hợp theo trình tự abc. 

(Đáp án: 321)

Câu 2: Khi tìm hiểu về nghề trồng dâu nuôi tằm, nhà khoa học thu thập được các thông tin như sau: Ánh sáng chiếu vào một vườn dâu tương ứng với 107kcal/ha/mùa. Khi trồng giống dâu D1, thì thấy hiệu suất quang hợp của cây dâu là 1%, hiệu suất sinh thái của  tằm ăn dâu D1 là 8%. Khi đó người nông dân thu được 800 kg kén tằm/ha/mùa. Bằng biện pháp tạo giống mới kết hợp với biện pháp kĩ thuật người ta tạo giống dâu D2 có hiệu suất quang hợp cao hơn 1,5 lần giống dâu D1, đồng thời giống dâu D2 giúp tằm dễ tiêu  hóa hơn nhờ đó hiệu suất sinh thái của tằm đạt 10%. Khi sử dụng dâu D2 để nuôi tằm thì sẽ kỳ vọng đạt được năng suất bao nhiêu kg kén tằm/ha/mùa? 

(Đáp án: 1500)

Câu 3: Ở người, allele A quy định bệnh Huntington trội hoàn toàn so với allele a  quy định trạng thái bình thường. Phả hệ dưới đây thể hiện sự di truyền của bệnh này qua các  thế hệ. Người I-1 có kiểu gene đồng hợp. 

Tech12h

Theo lí thuyết, trong phả hệ trên có thể xác định được bao nhiêu người có kiểu gene dị hợp? 

(Đáp án: 11)

Câu 4: ............................................

............................................

............................................

Câu 6: Những năm gần đây vùng Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta thường  xuyên bị nhiễm mặn do biến đổi khí hậu làm nước biển dâng. Nhằm tìm kiếm các loài thực  vật phù hợp cho sản xuất, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm để đánh giá khả năng  sinh trưởng trên 2 loài thực vật đầm lầy (loài A và loài B) ở vùng này dưới ảnh hưởng của  nồng độ muối khác nhau. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở đồ thị sau: 

Tech12h

Ở các nồng độ muối 20‰, 40‰, 60‰ và 80‰, tại nồng độ nào sinh khối của loài A chỉ bằng 40% sinh khối của loài B? 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay