Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT Chu Văn An (Thanh Hoá)
Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của THPT Chu Văn An (Thanh Hoá) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN (Đề thi có … trang) | ĐỀ KSCL 12-THPT NĂM 2025 MÔN: SINH HỌC |
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án
Câu 1: Hình dưới đây mô tả khái quát các thành phần cấu trúc một gene ở sinh vật nhân thực. Thành phần cấu trúc nào mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã?
A. Exon 1.
B. Vùng điều hòa.
C. Exon 3.
D. Vùng kết thúc.
Câu 2: Các hình dưới đây mô tả sự thay đổi hàm lượng DNA trong nhân một tế bào của một loài thực vật lưỡng bội ở các pha khác nhau của chu kì tế bào.
![]() | ![]() |
Hình 1 | Hình 2 |
![]() | ![]() |
Hình 3 | Hình 4 |
Thứ tự đúng các giai đoạn của chu kì tế bào là
A. 2 → 4 → 3 → 1.
B. 2 → 3 → 4 → 1.
C. 3 → 4 → 2 → 1.
D. 1 → 4 → 3 → 2.
Câu 3: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở và hô hấp bằng ống khí?
A. Thủy tức.
B. Bọ ngựa.
C. Giun đất.
D. Cá sấu.
Câu 4: Ở thực vật, động lực chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là
A. lực đẩy của rễ do quá trình hấp thụ nước.
B. lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước.
C. lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Câu 5: Ruột thừa ở người; hạt ngô trên bông cờ của ngô hay cây đu đủ đực có quả. Đây là bằng chứng về
A. Cơ quan thoái hóa
B. Cơ quan tương đồng
C. Phôi sinh học
D. Cơ quan tương tự
Câu 6: Hình ảnh mô tả ảnh hưởng của một nhân tố tiến hóa nào?
Cá thể phát tán
A. Đột biến.
B. Phiêu bạt di truyền.
C. Dòng gene.
D. Chọn lọc tự nhiên.
Dùng thông tin sau để trả lời câu 7 và câu 8: Ở quần đảo Galapagos thuộc vùng Trung Mỹ, loài chim sẻ Geospiza fortis có kích thước mỏ đa dạng và phù hợp với các loại hạt cây mà chúng ăn: chim sẻ có mỏ nhỏ thường ăn hạt nhỏ, mềm; chim sẻ có mỏ lớn hơn thường ăn hạt to, cứng. Trong một nghiên cứu kích thước mỏ trung bình của quần thể chim sẻ đo được năm 1976 là 9,4 mm. Năm 1977, một đợt hạn hán kéo dài làm phần lớn các cây hạt nhỏ, mềm bị chết do chịu hạn kém. Kéo theo đó là 80% chim sẻ bị chết, chủ yếu là chim sẻ có mỏ nhỏ ăn hạt nhỏ mềm. Đến năm 1978, quần thể chim sẻ này có kích thước trung bình là 10,2mm.
Câu 7: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, quá trình này dẫn tới hiện tượng nào sau đây?
A. Tạo ra các kiểu gene thích nghi.
B. Tạo ra các allele mới.
C. Hình thành các kiểu hình mới.
D. Hình thành quần thể thích nghi.
Câu 8: Quần thể này đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?
A. Đột biến.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Dòng gene.
D. Phiêu bạt di truyền.
Câu 9: Khi nói về bệnh di truyền phân tử, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Bệnh có thể phát hiện bằng việc quan sát cấu trúc NST.
B. Bệnh do các đột biến gene gây nên.
C. Down là một bệnh di truyền phân tử điển hình.
D. Bệnh sẽ luôn được di truyền qua các thế hệ.
Câu 10: Nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số allele nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể là:
A. Phiêu bạt di truyền.
B. Đột biến.
C. Dòng gene.
D. Giao phối không ngẫu nhiên
Câu 11: Thành phần không thuộc quần xã sinh vật là
A. sinh vật phân giải
B. sinh vật tiêu thụ.
C. sinh vật sản xuất.
D. xác sinh vật, chất hữu cơ.
Câu 12: Hình mô tả chuỗi thức ăn ở hệ sinh thái đồng cỏ như sau:
Nhận định nào sau đây Sai?
A. Có tối đa 4 loại trên chuỗi và có 4 bậc sinh dưỡng.
B. Chuỗi này là loại chuỗi thức ăn phổ biến nhất, xuất hiện đầu tiên trong hệ sinh thái.
C. Tổng năng lượng của châu chấu lớn hơn tổng năng lượng của hai bậc phía nó.
D. Nếu môi trường nhiễm độc tố khó phân giải, có tính tích tụ thì khả năng tích tụ trong tế bào của cơ thể thuộc mắt xích thứ 1 cao nhất.
Câu 13: Biện pháp nào sau đây không cùng nhóm với các biện pháp còn lại khi đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào thực vật?
A. Dùng súng bắn gen.
B. Vi tiêm tế bào trần.
C. Qua ống phấn.
D. Dùng vi khuẩn Agrobacterium.
Câu 14: Cho phả hệ biểu hiện bệnh mù màu và các nhóm máu ở 2 gia đình (không có trường hợp đột biến)
Một đứa trẻ của cặp vợ chồng I bị đánh tráo với 1 đứa trẻ của cặp vợ chồng 2. Hai đứa trẻ đó là
A. 2 và 5
B. 2 và 6
C. 3 và 6
D. 4 và 6
Câu 15: ............................................
............................................
............................................
Câu 18: Mối quan hệ giữa loài A và B được biểu diễn bằng sự biến động số lượng của chúng theo hình bên. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
A. Mối quan hệ giữa hai loài này là quan hệ cạnh tranh.
B. Kích thước cơ thể của loài A thường lớn hơn loài B.
C. Sự biến động số lượng của loài A không ảnh hưởng đến sự biến động số lượng của loài B.
D. Mối quan hệ giữa 2 loài A và B được xem là động lực cho quá trình tiến hóa.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Hình bên mô tả tóm tắt thí nghiệm của Morgan. Có các nhận định sau
a) Ruồi P thân đen, cánh cụt có kiểu gene bv/bv cho 1 loại giao tử bv.
b) Nếu không xảy ra đột biến thì 1000 tế bào sinh tinh ở F1 tham gia giảm phân cho 2000 loại giao tử về các gene đang xét.
c) Trong số ruồi thân xám cánh dài ở F1 có 50% ruồi đực và 50 % ruồi cái
d) Ở ruồi F2 thân xám, cánh dài (BV/bv), cơ thể này giảm chỉ cho 2 loại giao tử về các gene đang xét.
Câu 2: Sự trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể diễn ra ở mao mạch theo hình?
Có các nhận định sau:
a) [1] hướng di chuyển của dòng máu qua mao mạch.
b) [4] các chất dinh dưỡng (oxygen, glucose, amino acid, và hormone,..) cung cấp cho máu để đưa đến nơi khác. → [4] là thải ra các chất từ tế bào đến đến cơ quan lọc thải để đưa ra ngoài.
c) Trao đổi chất qua thành mao mạch chủ yếu theo cơ chế khuếch tán.
d) Nếu không có quá trình [3] thì sản phẩm của quá trình chuyển hóa tế bào, như CO2 và các chất cặn bã không loại bỏ khỏi mô làm tích tụ và gây tổn hại cho tế bào.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................
Câu 4: Ở một loài động vật có vú, gene X mã hóa cho protein X có chức năng tổng hợp sắc tố đen, làm cho mắt, lông đều có màu đen. Trong quá trình phát triển của cá thể, nếu ở giai đoạn phôi bị nhiễm một trong các hóa chất A, B, C thì phôi sẽ phát triển thành cá thể bị bạch tạng (không có khả năng tổng hợp sắc tố đen). Để nghiên cứu tác động của các hóa chất A, B, C, người ta tiến hành xử lí các phôi bằng từng loại hóa chất riêng biệt, sau đó kiểm tra sự có mặt của gene X, của mRNA và của protein trong tế bào phôi. Kiểu hình của các cá thể con sinh ra từ những phôi này cũng được quan sát. Kết quả thu nhận được ghi lại ở bảng dưới đây. Phôi đối chứng không được xử lí hóa chất.
Phôi được xử lí hoá chất | Đối chứng | |||
A | B | C | ||
Gene X | Không | Có | Có | Có |
mRNA của gene X | Không | Không | Có | Có |
Protein của gene X | Không | Không | Không | Có |
Kiểu hình cá thể | Bạch tạng | Bạch tạng | Bạch tạng | Bình thường |
Trên cơ sở kết quả thu được một số học sinh đã đưa ra các nhận định sau:
a. Hóa chất B gây ức chế quá trình phiên mã.
b. Hóa chất C gây ức chế quá trình dịch mã.
c. Chất A có khả năng gây đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
d. Nếu gene X có 500 bộ ba thì chuỗi polypeptide do gene X qui định tổng hợp sẽ có 498 amino acid.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1: Giả sử một quần thể A của một loài thú có diện tích khu phân bố 80 ha và mật độ cá thể trong quần thể là 26 cá thể/ha. Nếu kích thước quần thể A tăng 5%/năm thì sau 1 năm quần thể này tăng thêm bao nhiêu cá thể?
(Đáp án: 104)
Câu 2: Xét một cơ thể có kiểu gene . Cho cá thể trên tự thụ phấn thu được đời con, số loại kiểu gene dị hợp có thể thu được ở đời con là bao nhiêu?
(Đáp án: 5)
Câu 3: Thế hệ P của một quần thể giao phối ngẫu nhiên có số các thể ứng với các kiểu gen là: 400AA : 400Aa : 200aa. Biết rằng allele trội A là trội không hoàn toàn so với allele lặn a. Trong môi trường A thì giá trị thích nghi của các cá thể ứng với các kiểu gene lần lượng sau: AA : Aa : aa = 0,9; 1,0; 0,8. Thành phần kiểu gene đồng hợp quần thể F1 sau chọn lọc là bao nhiêu phần trăm? (tính làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy).
Câu 4: ............................................
............................................
............................................
Câu 6: Hình minh hoạ một quần xã sinh vật, các kí hiệu 10A, 20B,... là số lượng cá thể mỗi loài A, B, ...; loài B là loài ưu thế trong quần xã này.
Độ phong phú của loài E gấp bao nhiêu lần giá trị trung bình của độ phong phú của loài D trong quần xã? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).