Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT Lam Kinh (Thanh Hoá)
Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của THPT Lam Kinh (Thanh Hoá) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học
SỞ GD&ĐT THANH HOÁ TRƯỜNG THPT LAM KINH | ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2024-2025 MÔN THI: Sinh học; Lớp 12 Thời gian làm bài 50 phút |
PHẦN I. Câu hỏi nhiều lựa chọn
Câu 1: Liên kết peptide có trong phân tử nào sau đây?
A. DNA.
B. mRNA.
C. tRNA.
D. Protein.
Câu 2: Trong quá trình trao đổi khí, loài động vật nào sau đây khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi?
A. Chim bồ câu.
B. Chó.
C. Su tir.
D. Người.
Câu 3: Trong phương trình tổng quát của quá trình quang hợp ở thực vật dưới đây, X là chất gì?
6X + 12H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
A. CO2.
B. CO.
C. H2.
D. N2.
Câu 4: DNA không có chức năng
A. mang thông tin di truyền.
B. truyền thông tin di truyền.
C. biểu hiện thông tin di truyền.
D. trực tiếp tham gia quá trình dịch mã.
Câu 5: Trong bảng mã di truyền của gene trong nhân tế bào, có bao nhiêu mã di truyền không mã hóa amino acid?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6: Trong những năm 1960, Jacques Monod và Francois Jacob cùng các cộng sự đã nghiên cứu sự biểu hiện của các gene liên quan đến sự chuyển hóa chất M ở vi khuẩn E coli theo mô hình operon. Chất M là
A. glucose.
B. tryptophane.
C. lactose.
D. galactose.
Câu 7: Đột biến điểm không có dạng nào sau đây?
A. Mất 1 cặp nucleotide.
B. Thêm 1 cặp nucleotide.
C. Thay thế 1 cặp nucleotide.
D. Đảo 1 cặp nucleotide.
Câu 8: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST, sợi chromatin (cấu trúc bậc ba) có đường kính
A. 10 nm.
B. 30 nm.
C. 300nm.
D. 700 nm.
Câu 9: Thể ba nhiễm có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử
A. n với n+1.
B. n với n-1.
C. n-1 với n+1.
D. n với 3n.
Câu 10: Trước G. Mendel, một số nhà khoa học đã thực hiện các thí nghiệm lai thực vật nhưng không tìm ra được các quy luật di truyền là vì
A. không sử dụng đúng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
B. không sử dụng đối tượng nghiên cứu là đậu hà lan.
C. không thực hiện các phép lai 1 và nhiều tính trạng.
D. không phân tích số liệu ở các đời con lai.
Câu 11: Hiện tượng thay đổi màu sắc hoa của một cây phù dung ở các thời điểm khác nhau trong ngày (Hình 1) được gọi là gì?
A. Đột biến.
B. Thường biến.
C. Mức phản ứng.
D. Di truyền không đồng nhất.
Câu 12: Hình 2 mô tả công nghệ DNA tái tổ hợp, các số (1), (2), (3), (4), (5) thể hiện các giai đoạn. Hãy cho biết người ta sử dụng enzyme cắt giới hạn (restriction endonuclease) ở giai đoạn nào?
A. (1) và (2).
B. (3) và (4).
C. (5).
D. (2) và (3).
Câu 13: Một trong những thành tựu của chọn, tạo giống bằng lai hữu tính là
A. tạo giống lúa nhiều năm PR23.
B. tạo giống xà lách mang gene sản xuất insulin người.
C. tạo lúa Golden rice 2 có hàm lượng β- Carotene và protein cao.
D. tạo ngô NK66Bt/GT có khả năng kháng sâu đục thân, thuốc diệt cỏ.
Câu 14: Thành phần nào sau đây trong tế bào nhân thực không chứa nucleic acid?
A. Lục lạp.
B. Ti thể.
C. Màng nhân.
D. Ribosome.
Câu 15: ............................................
............................................
............................................
Câu 18: Một loài cá, giới cái và đực có bộ NST giới tính lần lượt là XY và XX. Phép lai P: cá vảy đỏ, to (thuần chủng) x cá vảy trắng, nhỏ; F1 đồng loạt có vảy đỏ, to. Cho con cái F1 lai phân tích thu được Fa gồm: 363 con vảy trắng, nhỏ (trong đó có 121 con là đực) : 123 con vảy đỏ, nhỏ (trong đó có 82 con là cái) : 119 con đực vảy trắng, to : 40 con đực vảy đỏ, to. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. P là phép lai 2 cặp tính trạng do 4 cặp gene quy định.
B. Các cặp gene quy định các cặp tính trạng phân ly độc lập.
C. Không xét đến giới tính thì tỉ lệ kiểu hình chung của Fa xấp xỉ 9 : 3 : 3 :1.
D. Các gene quy định kích thước vảy nằm trên vùng không tương đồng của NST X.
PHẦN II. Câu hỏi đúng sai
Câu 1. Nhà khoa học Chales Yanofsky đã nghiên cứu trình tự enzyme sinh tổng hợp trytophane của vi khuẩn E coli. Protein kiểu dại (1) có amino acid glycine (Gly) ở vị trí 38, ông phân lập được hai thể đột biến (2)-Arg và (3)-Glu bất hoạt tổng hợp trytophane. Thể đột biến (2) và (3) được nuôi trong môi trường tối thiểu không có trytophane làm xuất hiện các thể đột biến theo sơ đồ Hình 4. Cho biết đột biến xảy ra trên sơ đồ đều là các đột biến điểm trên mạch khuôn của gene theo chiều 3’ → 5’ và các codon mã hóa các amino acid tương ứng ở bảng sau:
Amino acid | Glycine (Gly) | Glutamic (Glu) | Arginine (Arg) | Isoleucine (Ile) | Threonine (Thr) | Lysine (Lys) | Valine (Val) |
Codon | 5’GGU3’ 5’GGC3’ 5’GGA3’ 5’GGG3’ | 5’GAA3’ 5’GAG3’ | 5’CGC3’ 5’CGA3’ 5’AGA3’ 5’AGG3’ | 5’AUU3’ 5’AUC3’ 5’AUA3’ | 5’ACU3’ 5’ACC3’ 5’ACA3’ 5’ACG3’ | 5’AAA3’ 5’AAG3’ | 5’GUU3’ 5’GUC3’ 5’GUA3’ 5’GUG3’ |
a) Trong bảng trên có 4 mã di truyền mã hóa amino acid threonine (Thr).
b) Các mã di truyền mã hóa glycine chỉ khác nhau ở nucleotide thứ 3 theo chiều 3’-5’ trên mạch khuôn.
c) Đột biến từ (1) thành (2) là đột biến thay thế nucleotide thứ nhất của bộ ba trên mạch khuôn của gene theo chiều 3’-5’.
d) Đột biến từ (2) thành (6) là đột biến thay thế nucleotide thứ hai của bộ ba trên mạch khuôn dẫn tới nucleotie loại C thay bằng nucleotide loại T.
Câu 2: Một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 tính trạng do 2 gene quy định, mỗi gene đều có 2 allele, allele trội là trội hoàn toàn. Lấy hạt phấn của một cây thụ phấn cho một cây khác thu được F1.
Từ các thông tin trên, một bạn học sinh đưa ra các nhận định:
a) Hai gene đang xét có thể phân li độc lập hoặc liên kết với nhau.
b) F1 có tối đa 10 loại kiểu gene.
c) Nếu kiểu hình của F1 đều giống với cây ♀ P thì gene quy định tính trạng nằm ngoài nhân.
d) Nếu F1 có 7 loại kiểu gene thì F1 có thể có tối đa 5 loại kiểu gene quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................
Câu 4: Hình 5 thể hiện tỉ lệ các loại kiểu gene qui định màu lông của hai quần thể động vật thuộc cùng một loài, allele A qui định lông trắng trội hoàn toàn so với allele a qui định lông đen, gene nằm trên nhiễm sắc thể thường.
a) Cấu trúc di truyền của quần thể I đang ở trạng thái cân bằng.
b) Tần số allele a của quần thể II là 0,7.
c) Ở quần thể II, số cá thể mang tính trạng trội lớn hơn số cá thể mang tính trạng lặn.
d) Nếu ở quần thể I, chỉ các cá thể có cùng màu lông mới giao phối với nhau. Theo lý thuyết, tỉ lệ cá thể lông trắng ở đời con là 36/85.
PHẦN III. Câu hỏi trả lời ngắn
Câu 1: Mỗi mã di truyền được cấu thành bởi bao nhiêu nucleotide?
(Đáp án: 3)
Câu 2: Hình 6 mô tả cơ chế gây đột biến DNA do tác động của tác nhân 5-bromouracil. Hãy cho biết sau bao nhiêu lần tái bản thì cặp A-T (ở DNA gốc) bị thay thế bởi cặp G-C (ở DNA đột biến).
(Đáp án: 3)
Câu 3: Khi giao phấn giữa 2 cây lưỡng bội cùng loài thu được F1 có tỉ lệ : 70% thân cao, quả tròn : 20% thân thấp quả bầu dục : 5% thân cao, quả bầu dục : 5% thân thấp, quả tròn.
Một học sinh đã vẽ cơ sở tế bào học để giải thích các khả năng có thể tạo được F1 (như trên) từ 4 phép lai P (1, 2, 3, 4) như Hình 7.
Hãy cho biết những sơ đồ lai P nào phù hợp với kết quả F1 ở trên (Biểu diễn kết quả bằng cách viết số từ nhỏ đến lớn)
Câu 4: K............................................
............................................
............................................
Câu 6: Một dạng bệnh điếc ở người do đột biến gene trên nhiễm sắc thể giới tính gây rA. Một người đàn ông mắc dạng điếc này kết hôn với một người phụ nữ bình thường. Họ phát hiện giữa họ có mối quan hệ họ hàng xa với nhau. Một phần cây phả hệ được ghi lại ở Hình 8. Khả năng đề vợ chồng người đàn ông bị điếc trong phả hệ sinh được một bé trai bình thường là bao nhiêu? (Biểu diễn kết quả bằng số thập phân, làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).