Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT Nguyễn Huệ
Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của THPT Nguyễn Huệ sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ĐỀ THI THỬ | KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Đề thi gồm: …trang. |
Phần I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 21. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua phổi?
A. Châu chấu.
B. Cá chép.
C. Tôm.
D. Ba ba.
Câu 2: Nhà khoa học nào sau đây đưa ra giả thuyết các nhân tố di truyền của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau?
A. F.Jacob.
B. G.J.Mendel.
C. C.Correns.
D. T.H.Morgan.
Câu 3: Phương pháp nghiên cứu di truyền nào dưới đây cho phép phát hiện hội chứng klinefelter?
A. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
B. Nghiên cứu tế bào.
C. Di truyền hóa sinh.
D. Nghiên cứu phả hệ.
Câu 4: Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?
A. Cơ quan tương tự.
B. Cơ quan thoái hóa.
C. Hóa thạch xương khủng long.
D. Cơ quan tương đồng.
Câu 5: Bọ xít có vòi chích dịch từ cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ
A. kí sinh-vật chủ.
B. cộng sinh.
C. hội sinh.
D. hợp tác.
Câu 6: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa chủ yếu gặp ở các loài nào sau đây?
A. Động vật bậc cao.
B. Động vật bậc thấp.
C. Thực vật sinh sản hữu tính.
D. Thực vật sinh sản vô tính.
Câu 7: Hệ sinh thái nào sau đây có khả năng tự điều chỉnh tốt nhất?
A. Ao nuôi cá.
B. Cánh đồng lúa.
C. Đầm nuôi tôm.
D. Rừng mưa nhiệt đới.
Câu 8: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
A. Trong mùa sinh sản, các con đực tranh giành con cái.
B. Bồ nông xếp thành hàng để bắt cá.
C. Hiện tượng liền rễ của hai cây thông nhựa mọc cạnh nhau.
D. Cây lúa và cỏ dại trong cùng ruộng lúa.
Câu 9: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học?
A. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.
B. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nucleic.
C. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thuỷ).
D. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.
Câu 10: Hình bên mô tả cơ chế hình thành thể đột biến X từ hai loài lưỡng bội. Cơ thể X gọi là:
A. Thể tứ bội
B. Thể song nhị bội
C. Thể dị bội
D. Thể lưỡng bội.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng với các thông tin trên hình bên?
A. Số loại giao tử tối đa của cặp NST này là 4.
B. Mỗi gen trên cặp NST này đều có 2 trạng thái.
C. Cặp NST này có 6 lôcut gen.
D. Có 2 nhóm gen liên kết là PaB và Pab.
Câu 12: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ gen?
A. Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.
B. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
C. Tạo giống cừu Dolly.
D. Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
Câu 13: Theo lí thuyết, trường hợp nào sau đây ở thú, tính trạng do gen quy định chỉ biểu hiện ở giới đực?
A. Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y.
B. Gen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y.
C. Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.
D. Gen nằm trong tế bào chết và gen nằm trên NST thường.
Câu 14: Ở một loài thực vật, allele B quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với allele b quy định quả vàng. Tần số alen B được biểu diễn qua biểu đồ bên, biết các quần thể được biểu diễn trong biểu đồ đã cân bằng di truyền. Hãy sắp xếp các quần thể này theo thứ tự tăng dần tần số kiểu gen thể dị hợp tử?
A. 4→3→1→2.
B. 3→2→1→4.
C. 2→3→1→4.
D. 4→1→3→2.
Câu 15: ............................................
............................................
............................................
Câu 18: Sơ đồ sau mô tả quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoải đã xảy ra ở rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn do hoạt động chặt phá rừng của con người. Quá trình này gồm các giai đoạn sau:
Trong đó, mỗi kí hiệu (2), (3), (5) ứng với một trong các giai đoạn sau: (a) Trảng cỏ; (b) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng: (c) Cây gỗ nhỏ và cây bụi. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kí hiệu (2) tương ứng với giai đoạn (c), kí hiệu (3) tương ứng với giai đoạn (b).
B. Lưới thức ăn của quần xã ở giai đoạn (3) phức tạp hơn so với giai đoạn (1).
C. Quá trình diễn thế được mô tả ở sơ đồ này là diễn thế sinh thái nguyên sinh.
D. Nếu ở giai đoạn (5), rừng được trồng lại và bảo vệ thì độ đa dạng của quần xã này có thể tăng dần.
Phần II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Dựa trên hình vẽ thí nghiệm minh họa hô hấp thực vật, mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai?
a) Khí hút ra phía bên phải thí nghiệm là khí giàu CO2.
b) Sau thí nghiệm, ống nghiệm bên phải nước vôi vẩn đục là do hạt hô hấp thải ra CO2.
c) Dòng khí bên trái cung cấp vào bình chứa hạt nảy mầm có nhiều CO2.
d) Khi hút ra bên phải bình chứa hạt là khi giàu CO2 mà nghèo O2.
Câu 2: Một nghiên cứu về ảnh hưởng của một loài cỏ (C) đến sinh khối của ba loài cỏ (A), (F) và (K). Loài (C) có khả năng tiết hóa chất ức chế sự sinh trưởng của các loài cỏ sống chung. Thí nghiệm được tiến hành như sau:
Thí nghiệm 1: Gieo trồng riêng ba loài (A), (F) và (K).
Thí nghiệm 2: Gieo trồng chung loài (C) với loài (A) hoặc với loài (F) hoặc với loài (K).
Trong đó, số lượng hạt gieo ban đầu đều là 30 hạt/loài; tỉ lệ nảy mầm, sức sống và điều kiện chăm sóc là tương đồng nhau. Sau ba tháng kể từ khi gieo, tiến hành thu hoạch sinh khối mỗi loài ở các thí nghiệm, làm khô và cân; kết quả được thể hiện ở hình bên.
Mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai?
a) Khi sống riêng, loài (A) có khả năng sinh trưởng kém hơn loài (F) và loài (K).
b) Mối quan hệ sinh thái giữa loài (C) với ba loài (A), (F) và (K) là quan hệ ức chế – cảm nhiễm.
c) Khi sống chung với loài (C), tỉ lệ phần trăm lượng sinh khối giảm của loài (A) lớn hơn so với của loài (F), loài (K).
d) Sự thay đổi sinh khối của các loài chứng tỏ loài (F) chịu ảnh hưởng của loài (C) là lớn nhất.
Câu 3: Một nhóm nghiên cứu thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng mô hình nhân đôi DNA ở vùng nhân của tế bào nhân sơ. Họ đã nuôi một số vi khuẩn E coli trong môi trường chỉ có nitrogen đồng vị nặng (N15). Sau đó, họ chuyển vi khuẩn sang nuôi tiếp 5 thế hệ ở môi trường chỉ có nitrogen đồng vị nhẹ (N14). Biết số lần nhân lên của các vi khuẩn E coli trong các ống nghiệm là như nhau. Tách DNA sau mỗi thế hệ và thu được kết quả như hình dưới đây.
Theo lí thuyết, mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về thí nghiệm này?
a) Sau một thế hệ thì có 100% phân tử DNA chứa N14 và N15.
b) Sau hai thế hệ thì có 50% phân tử DNA mang cả hai mạch (N15).
c) Ở thế hệ thứ 4 tỉ lệ vi khuẩn chứa ADN ở vị trí bảng Z là 12,5%.
d) Ở thế hệ thứ 5, tỉ lệ DNA ở vị trí Y chiếm 11%.
Câu 4: ............................................
............................................
.........................................…
Phần III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1: Hình A và hình B mô tả ống tiêu hóa của hai loài thú, trong đó một loài là thú ăn thịt, một loài là thú nhai lại. Quan sát hình và cho biết, cấu trúc số mấy ở hình B có hoạt động tiêu hóa tương tự như cấu trúc số 1 ở hình A?
(Đáp án: 5)
Câu 2: Đồ thị hình số mấy dưới đây biểu diễn chính xác mối tương quan giữa liều lượng phân bón và mức độ sinh trưởng của cây?
(Đáp án: 1)
Câu 3: Khảo sát 4 quần thể cá mè giống thu được kết quả như sau:
Quần thể | 1 | 2 | 3 | 4 |
Kích thước quần thể (con) | 2000 | 1500 | 3000 | 1000 |
Thể tích ao nuôi (m3) | 1500 | 1000 | 1200 | 500 |
Cho biết điều kiện sinh thái ao nuôi của 4 quần thể giống nhau, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Quần thể số mấy có thể xuất hiện cạnh tranh cùng loài cao nhất?
(Đáp án: 3)
Câu 4: Bảng 1 mô tả hàm lượng mRNA và protein tương đối của gene Z thuộc operon Lac ở các chủng vi khuẩn E. coli trong môi trường có hoặc không có Lactose. Biết rằng chủng 1 là chủng bình thường, các chủng 2, 3, 4 là các chủng đột biến phát sinh từ chung 1, mỗi chủng bị đột biến ở một vị trí duy nhất trong operon Lac. Chủng vi khuẩn số mấy bị đột biến hỏng vùng P?
Bảng 1
Chủng vi khuẩn E.coli | Có lactose | Không có lactose | ||
Lượng mRNA | Lượng protein | Lượng mRNA | Lượng protein | |
Chủng 1 | 100% | 100% | 0% | 0% |
Chủng 2 | 100% | 0% | 0% | 0% |
Chủng 3 | 0% | 0% | 0% | 0% |
Chủng 4 | 100% | 100% | 100% | 100% |
Câu 5: ............................................
............................................
............................................
Câu 6: Cho sơ đồ phả hệ mô tả hai bệnh di truyền ở người, biết mỗi gen quy định một tính trạng và không có đột biến mới phát sinh. Xác suất cặp vợ chồng III2 và III3 sinh con bị cả hai bệnh là bao nhiêu (làm tròn 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy)?