Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT Thường Xuân 3 (Thanh Hoá)
Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của THPT Thường Xuân 3 (Thanh Hoá) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học
TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2 ĐỀ GỐC | KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Đề thi gồm: … trang |
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Khi tìm hiểu về bệnh hô hấp do thuốc lá, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại.
B. Gây ra những hậu quả tương tự đối với người hít phải.
C. Người không hút thuốc lá sống chung với người hút thuốc lá thì khó bị bệnh hô hấp.
D. Nhiều chất độc hại trong khói thuốc lá gây ra những hậu quả xấu cho sức khoẻ người hút thuốc.
Câu 2. Sự phân phối máu của hệ tuần hoàn kín trong cơ thể như thế nào?
A. Máu được điều hoà và phân phối nhanh đến các cơ quan.
B. Máu không được điều hoà và được phân phối nhanh đến các cơ quan.
C. Máu được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.
D. Máu không được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.
Câu 3. Hình sau đây mô tả cơ chế di truyền nào trong tế bào?
A. Tái bản DNA.
B. Phiên mã của gene.
C. Dịch mã tổng hợp polypeptide.
D. Điều hòa hoạt động gene.
Câu 4. Các bộ ba nào sau đây trên mRNA có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 3'GAU5’, 3'AAU5’, 3'AUG5'.
B. 3'UAG5', 3'UAA5', 3'AGU5’.
C. 3'UAG5', 3'UAA5', 3’UGA5'.
D. 3'GAU5’, 3'AAU5', 3'AGU5’.
Câu 5. Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alelle của 1 gene trong tế bào nhưng không làm xuất hiện alelle mới?
A. Đột biến gen.
B. Đột biến đa bội cùng nguồn.
C. Đột biến đảo đoạn NST.
D. Đột biến chuyển đoạn trong 1 NST.
Câu 6. Cho sơ đồ phả hệ sau đây về bệnh mù màu và máu khó không. Biết rằng bệnh mù màu do gene lặn a gây ra, còn bệnh máu khó đông do gene lặn b gây ra. Các gene trội tương ứng là A, B quy định mắt nhìn màu bình thường. Các gene này nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X với khoảng cách 20cm. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây sai?
A. Trong số 17 người, có tối đa 10 người xác định được kiểu gen.
B. Có ít nhất 2 người phụ nữ trong phả hệ dị hợp tử về cả hai cặp gen.
C. Cặp vợ chồng 15-16 có khả năng sinh đứa con đầu lòng bị bệnh mù màu là 25%.
D. Cặp vợ chồng 15-16 có khả năng sinh đứa con đầu lòng bị máu khó đông là 20%.
Câu 7. Một thai nhi bị nghi ngờ mắc một chứng rối loạn nghiêm trọng, có thể phát hiện được về mặt sinh hóa trong tế bào của thai nhi. Phương pháp nào sau đây là hợp lý nhất để xác định thai nhi có mắc căn bệnh này hay không?
A. Xây dựng kiểu nhân của các tế bào soma của thai phụ.
B. Giải trình tự gene của người bố.
C. Siêu âm thai nhi để chẩn đoán.
D. Chọc dịch ối hoặc sinh thiết nhau thai.
Câu 8. Hình vẽ sau đây mô tả sơ đồ quá trình điều trị rối loạn suy giảm miễn dịch
Các số 1, 2 và 3 trong hình trên tương ứng là
A. 1: Gene ADA lành được đưa vào retrovirus, 2: Retrovirus xâm nhiễm vào tế bào T, sửa gene ADA hỏng của tế bào, 3: Nuôi cấy tế bào T mang gene ADA lành.
B. 1: Gene ADA lành được đưa vào retrovirus, 2: Retrovirus xâm nhiễm vào tế bào T, ức chế gene ADA hông của tế bào, 3: Nuôi cấy tế bào T mang gene ADA lành.
C. 1: Gene ADA lành được đưa vào retrovirus, 2: Retrovirus xâm nhiễm vào tế bào T, chuyển gene ADA lành vào tế bào, 3: Nuôi cấy tế bào T mang gene ADA lành.
D. 1: Gene ADA lành được đưa vào retrovirus, 2: Retrovirus xâm nhiễm vào tế bào T, 3: Tiêu diệt tế bào mang gene ADA hỏng.
Câu 9. Khi nói đến quy trình công nghệ DNA tái tổ hợp, nhận định nào sau không đúng?
A. Tạo ra phân tử DNA từ hai nguồn khác nhau (thường từ hai loài) để tạo DNA tái tổ hợp.
B. Chuyển DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận, nuôi cấy tế bào nhận để sản phẩm gene cần chuyển được sinh ra sản phẩm.
C. Trong quá trình tạo DNA tái tổ hợp cần có enzyme cắt và nối gene cần chuyển vào thể truyền.
D. Công nghệ DNA tái tổ hợp đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tạo protein tái tổ hợp.
Câu 10: Phép lai nào sau đây không phải là phép lai hữu tính?
A. Lai xa.
B. Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.
C. Lai thuận nghịch.
D. Lai tế bào.
Câu 11. Hình sau đây mô tả mối liên hệ giữa hình dạng mỏ của các loài chim sẻ với dạng thức ăn của chúng
Nhận định sau đây về hình này là đúng?
A. Hình mô tả chọn lọc nhân tạo ở chim sẻ.
B. Năm loài chim sẻ này được hình thành từ một loài tổ tiên nào đó.
C. Các loài chim có kích thước và hình dạng mỏ khác nhau, thích nghi với loại thức ăn khác nhau.
D. Đây là kết quả của một quá trình chọn lọc những biến dị không thích nghi với loại thức ăn có trong môi trường.
Câu 12. Chọn lọc tự nhiên có tác động đến alelle như thế nào?
A. Tác động gián tiếp đến tần số alelle.
B. Tác động trực tiếp đến tần số allele.
C. Không làm thay đổi tần số allele.
D. Tăng tần số allele lặn, giảm tần số allele trội.
Câu 13. Do các trở ngại địa lí, từ một quần thể ban đầu được chia thành nhiều quần thể cách li với nhau. Nếu các nhân tố tiến hoá làm phân hoá vốn gen của các quần thể này đến mức làm xuất hiện các cơ chế cách li sinh sản thì loài mới sẽ hình thành. Đây là cơ chế
A. hình thành loài khác khu.
B. Hình thành loài cùng khu.
C. hình thành loài liền khu.
D. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá.
Câu 14. Hình mô tả hai quần thể A và B thuộc cùng một loài. Cho biết có sự di cư của một số cá thể từ quần thể A sang quần thể B.
Nhận định sau đây về hình này là sai?
A. Hình mô tả về nhân tố tiến hóa dòng gene.
B. Tần số tương đối alen quần thể A thay đổi, B không thay đổi.
C. Việc di cư của một số cá thể từ quần thể A sang quần thể B có thể làm thay đổi tần số allele của quần thể B.
D. Quần thể B có xu hướng đa dạng di truyền hơn với quần thể A.
Câu 15. ............................................
............................................
............................................
Câu 18. Trong quần xã sinh vật, số lượng loài càng lớn thì tính ổn định của
A. quần xã càng cao.
B. quần xã càng thấp.
C. quần thể càng cao.
D. quần thể càng thấp.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hai pha quá trình quang hợp thực vật C3 như sau:
a) Nước là nguyên liệu của pha sáng quang hợp.
b) Khí oxygen sinh ra có nguồn gốc từ CO2.
c) Quang hợp cung cấp nguồn năng lượng lớn duy trì hoạt động của sinh giới.
d) Năng suất sinh học của thực vật chủ yếu từ lượng C6H12O6 sinh ra, nên có thể sử dụng đèn LED để kéo dài thời gian quang hợp làm tăng năng suất cây trồng.
Câu 2: Xét một đoạn trình tự mRNA nhân tạo: 5 AUG UAU UGG3’, thứ tự các nucleotid tương ứng là 123 456 789.
a) Nếu cặp nucleotit số 6 của gene bị đột biến thay bằng cặp T- A thì chuỗi polipeptit tương ứng không thay đổi.
b) Nếu cặp nucleotit số 9 của gene bị thay bằng cặp G - C thì chuỗi polipeptit tương ứng sẽ ngắn hơn chuỗi bình thường.
c) Nếu cặp nucleotit số 1 của gene bị đột biến thay thế bằng 1 cặp nucleotit khác thì không xảy ra quá trình dịch mã.
d) Nếu đoạn mRNA trên khi dịch mã vi phạm nguyên tắc bổ sung thì chuỗi polipetit tương ứng không đổi do cấu trúc của gene không đổi.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................
Câu 4. Nai sừng xám (một loại hươu) và bò Bison (một loại bỏ rừng hoang dã lớn) đều là động vật ăn cỏ tìm kiếm thức ăn trong cùng một khu vực. Hình dưới đây mô tả những thay đổi trong quần thể của hai loài này trước và sau khi xuất hiện loài sói (loài săn mồi) trong môi trường sống của chúng.
a) Sự giảm kích thước của quần thể nai là kết của của sự săn mồi của những con sói cũng như sự gia tăng kích thước của quần thể bò rừng đã tiêu thụ một phần lớn nguồn thức ăn trong đồng cỏ.
b) Sự biến động kích thước quần thể nai và bò rừng cho thấy những con sói chỉ ăn thịt nai sừng xám.
c) Ổ sinh thái về dinh dưỡng của quần thể nai và bò rừng là trùng nhau.
d) Trong những năm đầu tiên có sự xuất hiện của sói, sự săn mồi cao của những con sói tập trung vào quần thể nai, do đó làm giảm áp lực săn mồi lên quần thể bò và làm tăng tỷ lệ sống sót của con non.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1. Phân tử DNA có tỉ lệ nucleotid loại C = 27%, tỉ lệ nucleotit loại A của phân tử DNA này bằng bao nhiêu phần trăm?
(Đáp án: 23)
Câu 2. Một loài thực vật, xét 3 cặp gene nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể; mỗi gen quy định một tính trạng mỗi gene đều có 2 alelle và các alelle trội là trội hoàn toàn. Cho hai cây đều có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng (P) giao phối với nhau, thu được F1 có 1% sổ cây mang kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng. Cho biết không xảy ra đột biển nhưng xảy ra hoán vị gene ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, ở F1, số cây mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng chiếm bao nhiêu phần trăm? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy)
(Đáp án: 13,50)
Câu 3: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 36% số người mang gen quy định bạch tạng. Trong số những người không bị bạch tạng, người không mang alen gây bệnh chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm (tính làm tròn đến hai chữ số sau dấu phẩy)?
(Đáp án: 0,67)
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
Câu 6. Mô tả ổ sinh thái về kích thước thức ăn của 2 loài A và B được thể hiện ở 6 hình sau đây:
Có bao nhiêu hình thể hiện loài A và loài B có cạnh tranh nhau về thức ăn?