Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT Vinh Xuân (tp. Huế)

Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của THPT Vinh Xuân (tp. Huế) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học

SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ

TRƯỜNG THPT VINH XUÂN

ĐỀ THI MINH HOẠ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

Môn: Sinh học

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án 

Câu 1. Bộ máy Golgi có cấu trúc là 

A. một chồng túi màng dẹp thông với nhau. 

B. một hệ thống ống dẹp xếp cạnh nhau thông với nhau. 

C. một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách rời. 

D. một chồng túi màng và xoang dẹp thông với nhau 

Câu 2. Khi nhai kĩ cơm, xôi, bánh mì....sẽ có vị ngọt vì enzyme nào đã đã phân giải tinh bột thành đường? 

A. Amylase trong nước bọt 

B. Pepsine trong nước bọt 

C. Cellulase trong nước bọt 

D. Galactase trong nước bọt 

Nội dung kiến thức: Sinh học tế bào 

Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học 

Cấp độ tư duy và chỉ báo: Biết và NT1 

Câu 3. Cơ quan nào sau đây không tham gia bài tiết ? 

A. Phổi. 

B. Da. 

C. Gan. 

D. Tim. 

Câu 4. Hình 1 mô tả thành phần nào của hệ tuần hoàn ? 

Tech12h

Hình 1

A. Động mạch. 

B. Mao mạch. 

C.Tĩnh mạch. 

D. Tim. 

Câu 5. Quan sát Hình 2 về quá trình vận chuyển nước và chất khoáng vào mạch gỗ của rễ. Các số 1,2,3,4 trong hình vẽ tương ứng với thứ tự các tên gọi sau: 

Tech12h

Hình 2

A. Con đường tế bào chất, con đường gian bào, đai Caspary, nội bì. 

B. Con đường gian bào, con đường tế bào chất, đai Caspary, nội bì. 

C. Con đường tế bào chất, con đường gian bào, nội bì, đai Caspary. 

D. Con đường gian bào, con đường tế bào chất, nội bì, đai Caspary. 

Câu 6. Vùng kết thúc của gene nằm ở vị trí 

A. 5’ mạch mã gốc của gene, mang tín hiệu kết thúc dịch mã. 

B. 3’ mạch mã gốc của gene, mang tín hiệu kết thúc dịch mã. 

C. 3’ mạch mã gốc của gene, mang tín hiệu kết thúc phiên mã. 

D. 5’ mạch mã gốc của gene, mang tín hiệu kết thúc phiên mã 

Câu 7. Em hãy cho biết Hình 3 thuộc giai đoạn nào của quá trình dịch mã? 

Tech12h

Hình 3

A. Hoạt hoá amino acid. 

B. Mở đầu. 

C. Kéo dài. 

D. Kết thúc 

Câu 8. Khi nói về cấu trúc siêu hiển vi của NST, điều nào sau đây đúng? 

A. Dưới kính hiển vi quang học, hình thái NST được quan sát rõ nhất vào kì sau của nguyên phân. 

B. Chuỗi các nucleosome (sợi cơ bản) có đường kính khoảng 10mm. 

C. Vùng nguyên nhiễm sắc hoặc không chứa gene hoặc chứa các gene bị bất hoạt. D. Ở kì giữa mỗi chromatid có đường kính khoảng 700nm. 

Câu 9. Cơ quan thoái hoá là cơ quan. 

A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. 

B. thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới. 

C. thay đổi chức năng. 

D. biến mất hoàn toàn. 

Câu 10. Theo quan điểm của Darwin, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là 

A. Quần thể. 

B. Cá thể, quần thể. 

C. Cá thể. 

D. Tất cả các cấp tổ chức sống.

Câu 11. Theo quan điểm hiện đại, điều nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu thứ cấp của 

tiến hóa? 

A. Biến dị tổ hợp. 

B. Đột biến gene. 

C. Đột biến nhiễm sắc thể. 

D. Thường biến. 

Câu 12. Hai trường hợp điển hình dẫn đến phiêu bạc di truyền trong tự nhiên là 

A. Hiệu ứng cổ chai và đột biến. 

B. Hiệu ứng cổ chai và hiệu ứng sáng lập. 

C. Hiệu ứng sáng lập và đột biến. 

D. Chọn lọc tự nhiên và dòng gene. 

Câu 13. Da người có thể là môi trường sống của các loài nào sau đây ? 

A. Giun đũa kí sinh. 

B. Chấy, rận, nấm. 

C. Sâu. 

D. Thực vật bậc thấp. 

Câu 14. Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ gì ? 

A. Hỗ trợ cùng loài. 

B. Cạnh tranh cùng loài. 

C. Hội sinh. 

D. Hợp tác. 

Câu 15. ............................................

............................................

............................................

Câu 18. Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất? 

A. Tảo đơn bào → động vật phù du → cá → người. 

B. Tào đơn bào → cá → người. 

C. Tào đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → người. 

D. Tào đơn bào → giáp xác → cá → người. 

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Các phát biểu về lưới thức ăn dưới đây là đúng hay sai? 

Tech12h

a) Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn. 

b) Quan hệ giữa rắn và cú mèo là quan hệ cạnh tranh. 

c) Rắn là loài duy nhất khống chế số lượng chuột. 

d) Chim gõ kiến là sinh vật tiêu thụ bậc 3.  

Câu 2. Một gen dài 3332 Å và có 2276 liên kết hidro. Mạch đơn thứ nhất của gen có 129A và 147C. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng hay sai? 

a) Gen có 316 nuclêôtit loại G và 664 nuclêôtit loại A. 

b) Ở Mạch đơn thứ hai của gen có 517 nuclêôtit loại A. 

c) Nếu gen nhân đôi 1 lần thì môi trường phải cung cấp 948 nuclêôtit loại C. 

d) Ở mạch đơn thứ hai của gen, số nuclêôtit loại A ít hơn số nuclêôtit loại C 

Câu 3. ............................................

............................................

............................................

Câu 4. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh A và B ở người; mỗi bệnh do một trong hai alen của một gen quy định. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và liên kết hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến. 

Tech12h

Theo lí thuyết, các phát biểu sau đây đúng hay sai? 

a) Người số 6 và người số 8 có kiểu gen giống nhau. 

b) Xác định được kiểu gen của 10 người. 

c) Cặp 10-11 luôn sinh con bị bệnh. 

d) Xác suất sinh con không bị bệnh của cặp 8-9 là 50%. 

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. 

Câu 1. Khoảng bao nhiêu kilogam (kg) sinh vật ăn thịt có thể được tạo ra từ một cánh đồng cỏ chứa 1000 kg thức ăn thực vật nếu hiệu suất sinh thái chỉ khoảng 10%? 

(Đáp án: 10) 

Câu 2. Đồ thị ở Hình 4 mô tả ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ hô hấp và cường độ quang hợp của một loài thực vật. Điểm nào trên đồ thị biểu thị là điểm bù ánh sáng của loài này ? 

Tech12h

(Đáp án: 4)  

Câu 3. Quan sát Hình 5 và hãy cho biết có bao nhiêu nhận định đúng ? 

Tech12h

1. Mạch 1 được gọi là mạch rây, mạch 2 được gọi là mạch gỗ. 

2. Mạch 1 có chức năng vận chuyển nước và các phân tử hữu cơ không hòa tan. 

3. Mạch 2 có chức năng vận chuyển các chất khoáng. 

4. Để thu được mủ cao su, người ta thường cắt vào loại mạch như mạch 2. 

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Câu 6. Ở một loài động vật, cho con cái (XX) lông đen thuần chủng lai với con đực (XY) lông trắng được F1 đồng loạt lông đen. Cho con đực F1 lai phân tích được thế hệ lai gồm: 50% con đực lông trắng : 25% con cái lông đen : 25% con cái lông trắng. Nếu cho con cái F1 lai phân tích, theo lý thuyết, trong số cá thể lông trắng thu được ở đời con, loại cá thể cái chiếm tỷ lệ bao nhiêu ? 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay