Giáo án chuyên đề Vật lí 12 cánh diều Bài 1: Tia X và tạo ảnh bằng tia X
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Vật lí 12 bộ sách Cánh diều Bài 1: Tia X và tạo ảnh bằng tia X. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án vật lí 12 cánh diều
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 2: ỨNG DỤNG VẬT LÍ TRONG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
BÀI 1: TIA X VÀ TẠO ẢNH BẰNG TIA X
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được cách tạo ra tia X, cách điều khiển tia X, sự suy giảm tia X.
Mô tả được sơ lược cách chụp ảnh bằng tia X.
Từ tranh ảnh (tài liệu đa phương tiện) thảo luận để rút ra được một số cách cải thiện ảnh chụp bằng tia X: giảm liều chiếu, cải thiện độ sắc nét, cải thiện độ tương phản.
Mô tả được sơ lược cách chụp ảnh cắt lớp.
Thực hiện dự án hay đề tài nghiên cứu, thiết kế được một mô hình chụp cắt lớp đơn giản.
Thảo luận để đánh giá được vai trò của tia X trong đời sống và trong khoa học.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng trong báo cáo sản phẩm nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Thảo luận để đánh giá được vai trò của tia X trong đời sống và trong khoa học.
Năng lực vật lí:
Nhận thức vật lí:
+ Nêu được cách tạo ra tia X, cách điều khiển tia X, sự suy giảm tia X.
+ Thảo luận để đánh giá được vai trò của tia X trong đời sống và trong khoa học.
+ Mô tả được sơ lược cách chụp ảnh bằng tia X.
+ Từ tranh ảnh (tài liệu đa phương tiện) thảo luận để rút ra được một số cách cải thiện ảnh chụp bằng tia X: giảm liều chiếu, cải thiện độ sắc nét, cải thiện độ tương phản.
+ Mô tả được sơ lược cách chụp ảnh cắt lớp.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hiện dự án hay đề tài nghiên cứu, thiết kế được một mô hình chụp cắt lớp đơn giản.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
SGK, SGV Chuyên đề học tập Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy.
Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh chụp ảnh bằng tia X, hình ảnh sơ đồ biểu diễn vùng tia X trong thang sóng điện từ, hình ảnh sơ đồ cấu tạo và nguyên lí hoạt động của ống tia X,…
Máy chiếu, máy tính (nếu có).
2. Đối với học sinh:
HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; SGK Chuyên đề học tập Vật lí 12.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Từ ví dụ thực tiễn trong đời sống, giúp HS bước đầu tìm hiểu được về tia X và tạo ảnh bằng tia X.
b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về ví dụ trong SGK về tia X, từ đó GV định hướng HS vào nội dung của bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được vấn đề tìm hiểu về tia X và tạo ảnh bằng tia X.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu: Chụp ảnh bằng tia X được dùng phổ biến trong chẩn đoán bệnh. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho kết quả trong thời gian ngắn, giúp bác sĩ phát hiện được các bệnh liên quan đến xương khớp, khoang ngực, ổ bụng,... để kịp thời có phác đồ điều trị cho người bệnh.
- GV nêu câu hỏi: Tia X là gì? Nó giúp tạo ra hình ảnh thể hiện cấu trúc cơ thể như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, dự đoán, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Sau khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến, GV nhận xét vào nội dung bài học: Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Tia X và tạo ảnh bằng tia X.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm tia X
a. Mục tiêu: HS nhận biết được khái niệm tia X, cách tạo ra tia X và cách điều khiển cường độ, độ cứng của tia X, sự suy giảm của tia X.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về khái niệm tia X, cách tạo ra tia X và cách điều khiển cường độ, độ cứng của tia X, sự suy giảm của tia X.
c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu khái niệm tia X, cách tạo ra tia X và cách điều khiển cường độ, độ cứng của tia X, sự suy giảm của tia X.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về khái niệm tia X Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh Wilhelm Conrad Rontgen (hình 1.2) cho HS quan sát. - GV giới thiệu về nhà vật lí Rontgen, người đã phát hiện ra tia X. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK và nêu khái niệm về tia X. - GV chiếu hình ảnh sơ đồ biểu diễn vùng tia X trong thang sóng điện từ (hình 1.3) và giới thiệu về vùng tia X trong thang sóng điện từ. ![]() - GV kết luận về khái niệm tia X. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Khái niệm về tia X. - GV chuyển sang nội dung Cách tạo ra tia X. | I. TIA X 1. Khái niệm về tia X - Tia X là những bức xạ điện từ có bước sóng trong khoảng 10-11 m đến 10-8 m.
|
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về cách tạo ra tia X Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh ảnh chụp bằng tia X của xương bị gãy cho HS quan sát. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 1 (SGK – tr25) Tia X được tạo ra như thế nào? - GV chiếu hình ảnh sơ đồ cấu tạo và nguyên lí hoạt động của ống tia X (hình 1.4) cho HS quan sát. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 2 (SGK – tr25) Mô tả cấu tạo của ống tia X đơn giản. - GV tổng kết về nội dung cách tạo ra tia X và giới thiệu cho HS ống tia X có anode quay (hình 1.5) - GV yêu cầu HS đọc nội dung Em có biết (SGK – tr26) để tìm hiểu tia X và Rontgen. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: *Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr25) Tia X được tạo ra bằng thiết bị gọi là ống tia X. *Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr25) (Như nội dung DKSP) - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Cách tạo ra tia X. - GV chuyển sang nội dung Điều khiển cường độ và độ cứng của tia X, Sự suy giảm tia X. | 2. Cách tạo ra tia X - Tia X được tạo ra bằng một thiết bị được gọi là ống tia X. - Ống tia X có cấu tạo gồm một ống chân không, trong ống có hai điện cực. Cực âm (cathode) là dây điện trở được đốt nóng đề phát các electron. Đối diện với cực âm là cực dương (anode), ở cực dương có đổi cathode được làm bằng kim loại có nguyên từ lượng lớn và nhiệt độ nóng chảy cao như tungsten. Khi hoạt động, anode bị đốt nóng do electron va chạm, vì vậy, người ta làm anode quay để vùng bị đốt nóng được thay đổi liên tục và do đó có thể hạ bớt nhiệt độ. Một số ống tia X có nước lưu thông qua anode để làm mát.
|
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu cách điều khiển cường độ, độ cứng của tia X, sự suy giảm tia X Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề: Để có thể thu được hình ảnh tia X rõ nét, cần kiểm soát cả cường độ và độ cứng của chùm tia X. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để tìm hiểu về điều khiển cường độ tia X. - GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của độ tương phản và độ sắc nét của hình ảnh tạo bởi chùm tia X. - GV chiếu hình ảnh xương bàn tay chụp bằng tia X (hình 1.6) cho HS quan sát và giới thiệu về các vị trí hấp thụ tia X tốt và kém. ![]() - GV yêu cầu HS nêu nội dung cường độ của chùm tia X. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 3 (SGK – tr27) Đề xuất cách làm tăng số lượng electron được tạo ra từ cathode của ống tia X. - GV kết luận về nội dung điều khiển cường độ tia X. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời nội dung Tìm hiểu thêm (SGK – tr27) để tìm hiểu về các tính chất đặc trưng của tia X. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để tìm hiểu về điều khiển độ cứng của tia X. - GV yêu cầu HS nêu khái niệm độ cứng và các yếu tố ảnh hưởng tới độ cứng. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời nội dung Tìm hiểu thêm (SGK – tr28) để tìm hiểu về độ lớn của hiệu điện thế giữa anode và cathode của ống tia X. - GV kết luận về nội dung điều khiển cường độ tia X. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để tìm hiểu về sự suy giảm tia X. - GV đặt câu hỏi: + Nêu khái niệm sự suy giảm tia X. + Nêu công thức xác định cường độ chùm tia X. + Câu hỏi 4 (SGK – tr29): Công thức (1.4) có được dùng cho chùm tia X phân kì không? Vì sao? - GV chiếu hình ảnh 7.1 và giới thiệu về sự thau đổi độ cường độ chùm tia X truyền qua độ dày của môi trường hấp thụ. ![]() - GV kết luận về nội dung suy giảm tia X. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: *Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr27) - Để tăng số lượng electron tạo ra từ cathode của ống tia X, cần làm tăng nhiệt độ của cathode bằng cách tăng hiệu điện thế đặt vào dây nung. - Mở rộng: Chế tạo bề mặt kim loại làm catode dễ thoát electron với cùng một nhiệt độ (bằng kim loại kiềm hoặc kim loại thổ). *Trả lời Câu hỏi 4 (SGK – tr28) - Công thức (1.4) dùng cho chùm tia X song song, có cường độ I như nhau ở cùng vị trí x, vì vậy không sử dụng cho chùm tia X phân kì. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Điều khiển cường độ và độ cứng của tia X, Sự suy giảm tia X. - GV chuyển sang nội dung Quá trình tạo ảnh bằng tia X. | 3. Điều khiển cường độ và độ cứng của tia X *Điều khiển cường độ tia X - Cường độ I được xác định bằng công thức: Trong đó: - Cường độ chùm tia X ảnh hưởng đến mức độ tương phản của hình ảnh tạo bởi chùm tia X. - Cường độ của chùm tia X là số đo năng lượng tia X phát ra trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích, tức là phụ thuộc vào số lượng electron đập vào đối cathode trong một đơn vị thời gian. *Điều khiển độ cứng của tia X - Độ cứng được định nghĩa là độ đâm xuyên của chùm tia X qua vật được chiếu. - Bước sóng của tia X càng ngắn thì khả năng đâm xuyên của chúng càng lớn (tia X càng cứng). - Có thể điều khiển độ cứng của chùm tia X phát ra nhờ thay đổi hiệu điện thế giữa anode và cathode của ống tia X.
4. Sự suy giảm tia X - Sự giảm dần cường độ của chùm tia X khi nó đi qua một môi trường được gọi là sự suy giảm tia X. - Cường độ chùm tia X truyền qua được xác định bởi: I = I0e-µx Trong đó, x là độ dày của môi trường mà tia X truyền qua, I0 là cường độ ban đầu, µ là hệ số suy giảm tuyến tính. |
---------------------------------------
------------------ Còn tiếp ------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều