Giáo án chuyên đề Vật lí 12 cánh diều Bài 2: Siêu âm và cộng hưởng từ

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Vật lí 12 bộ sách Cánh diều Bài 2: Siêu âm và cộng hưởng từ. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án vật lí 12 cánh diều

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: SIÊU ÂM VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được sơ lược cách tạo siêu âm.
  • Nêu được sơ lược cách tạo ra hình ảnh siêu âm các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Từ tranh ảnh (tài liệu đa phương tiện) thảo luận để đánh giá được vai trò của siêu âm trong đời sống và trong khoa học.
  • Nêu được sơ lược nguyên lí chụp cộng hưởng từ.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra.

  • Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng trong báo cáo sản phẩm nhóm.

  • Năng lực giải quyết vấn đề: thảo luận để đánh giá được vai trò của siêu âm trong đời sống và trong khoa học.

Năng lực vật lí:

  • Nhận thức vật lí:

+ Nêu được sơ lược cách tạo siêu âm.

+ Nêu được sơ lược cách tạo ra hình ảnh siêu âm các cấu trúc bên trong cơ thể.

+ Nêu được sơ lược nguyên lí chụp cộng hưởng từ.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đánh giá được vai trò của siêu âm trong đời sống và trong khoa học.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

  • SGK, SGV Chuyên đề học tập Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy.

  • Hình vẽ và bảng trong SGK.

  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

  • HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; SGK Chuyên đề học tập Vật lí 12.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế vào bài học, HS có nhu cầu tìm hiểu về siêu âm.

b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về nội dung mở đầu trong sách, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

BÀI 2: SIÊU ÂM VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ

Kĩ thuật siêu âm để thu được hình ảnh về các bộ phận cơ thể là một trong những kĩ thuật được dùng rộng rãi trong y học. Nó là một phương tiện chẩn đoán nhanh chóng, an toàn, không gây đau, không gây hại cho người và có chi phí thấp trong các chẩn đoán bằng hình ảnh. Do đó, siêu âm gần như là phương tiện chẩn đoán được bác sĩ nghĩ đến đầu tiên.

Siêu âm giúp tạo ra hình ảnh thể hiện cấu trúc bên trong cơ thể như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, dự đoán, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Sau khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến, GV nhận xét vào nội dung bài học: Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 2: Siêu âm và cộng hưởng từ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu siêu âm

a. Mục tiêu: HS nhận biết được khái niệm siêu âm, nguồn phát siêu âm và cách tạo ảnh các bộ phận bên trong cơ thể bằng siêu âm.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về khái niệm siêu âm, nguồn phát siêu âm và cách tạo ảnh các bộ phận bên trong cơ thể bằng siêu âm.

c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu khái niệm siêu âm, nguồn phát siêu âm và cách tạo ảnh các bộ phận bên trong cơ thể bằng siêu âm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu cách tạo siêu âm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu khái niệm siêu âm.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 1 (SGK – tr37)

Hãy trình bày một ví dụ tạo ra âm thanh.

- GV giới thiệu về chất áp điện.

- GV chiếu hình ảnh 2.2, 2.3, 2.4 và phân tích về thạch anh là một chất áp điện.

BÀI 2: SIÊU ÂM VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ

BÀI 2: SIÊU ÂM VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ

BÀI 2: SIÊU ÂM VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 2 (SGK – tr39)

Ở Hình 2.5, tốc độ truyền của sóng siêu âm trong môi trường 1 và môi trường 2 bằng nhau hay khác nhau?

- GV kết luận về nội dung cách tạo siêu âm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời nội dung thảo luận.

*Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr37)

- Ví dụ tạo ra âm thanh: hát, vỗ tay vào nhau,…

*Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr39)

- Tốc độ truyền âm trong hai môi trường khác nhau vì vận tốc truyền âm trong các môi trường khác nhau còn phụ thuộc vào bản chất môi trường đó.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Cách tạo siêu âm.

- GV chuyển sang nội dung Cách tạo ảnh các bộ phân bên tronng cơ thể bằng siêu âm.

I. SIÊU ÂM

1. Cách tạo siêu âm

- Những âm có tần số lớn hơn 20 000 Hz thường được gọi tắt là siêu âm.

- Siêu âm được tạo ra bởi một nguồn dao động và có tần số bằng tần số của nguồn âm.

- Một số tinh thể có đặc tính là sẽ tạo ra điện áp khi có lực tác dụng làm hình dạng tinh thể thay đổi và ngược lại, gọi là chất áp điện.

- Sóng siêu âm truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và không truyền được trong chân không.

 

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu cách tạo ảnh các bộ phận bên trong cơ thể bằng siêu âm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Ở máy siêu âm được dùng để chẩn đoán bệnh, thiết bị phát và thu siêu âm được gọi tắt là đầu dò.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và tìm hiểu về cách tạo ảnh các bộ phận bên trong cơ thể bằng siêu âm.

- GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ:

Nhóm 1,2,3: Tìm hiểu về siêu âm kiểu A (Amplitude Mode).

Nhóm 4,5,6: Tìm hiểu về siêu âm kiểu B (Brightness Mode).

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời nội dung: + Câu hỏi 3 (SGK – tr40): Vì sao khi trở lại đầu dò, sóng siêu âm lại làm cho đầu dò tạo ra được tín hiệu điện?

+ Câu hỏi 4 (SGK – tr40): Vì sao điện áp lại giảm dần ở các xung trong Hình 2.7?

BÀI 2: SIÊU ÂM VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ

+ Câu hỏi 5 (SGK – tr40): Nêu sự giống nhau và khác nhau cơ bản giữa siêu âm kiểu A và siêu âm kiểu B.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung Bạn có biết (SGK – tr40).

- GV kết luận về nội dung cách tạo cách tạo ảnh các bộ phận bên trong cơ thể bằng siêu âm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời nội dung thảo luận.

*Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr40)

- Do hiệu ứng áp điện, sóng siêu âm quay lại đầu dò sẽ làm tấm thạch anh co lại hoặc giãn ra, từ đó tạo ra tín hiệu điện là điện áp.

*Trả lời Câu hỏi 4 (SGK – tr40)

- Sau mỗi lần phản xạ tại ranh giới cơ và xương, một phần sóng siêu âm bị hấp thụ. Kết quả tín hiệu điện thu được là điện áp bị giảm dần ở các xung.

*Trả lời Câu hỏi 5 (SGK – tr41)

Giống nhau: Sử dụng đầu dò dể phát và thu sóng âm, sử dụng máy tính để xử lí dữ liệu và tạo ra hình ảnh.

Khác nhau: 

- Siêu âm A: hình ảnh siêu âm A là các xung nhọn.

- Siêu âm B: hình ảnh siêu âm B là tập hợp các chấm trên màn hình.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Cách tạo ảnh các bộ phân bên tronng cơ thể bằng siêu âm.

- GV chuyển sang nội dung Ứng dụng của siêu âm.

2. Cách tạo ảnh các bộ phận bên trong cơ thể bằng siêu âm

- Trong đầu dò có những tinh thể áp điện dùng để tạo và thu sóng siêu âm trong dải tần số megahertz (MHz).

- Sóng siêu âm sẽ phản xạ một phần tại ranh giới giữa các loại mô khác nhau và trở lại đầu dò.

- Khi những sóng phản xạ này trở lại đầu dò, chúng sẽ làm cho đầu dò tạo ra các tín hiệu điện truyền vào máy tính. Máy tính xử lí các tín hiệu này để tạo thành hình ảnh siêu âm trên màn hình.

3. Hai kiểu cơ bản hình thành ảnh bằng siêu âm

*Siêu âm kiểu A (Amplitude Mode)

- Đầu dò phát sóng siêu âm gián đoạn theo thời gian (mỗi sóng gián đoạn được gọi là một xung), xung siêu âm truyền vào cơ thể, phần phản xạ trở lại tác dụng lên đầu dò siêu âm, làm cho đầu dò tạo ra tín hiệu điện.

*Siêu âm kiểu B (Brightness Mode)

- Khi thực hiện siêu âm kiểu B, đầu dò siêu âm được di chuyển trên phần cơ thể cần siêu âm.

- Mỗi xung phản xạ được phân tích để xác định độ sâu và bản chất của bề mặt trong phần cơ thể được siêu âm. Sau đó, máy tính sẽ tạo nên một hình ảnh hai chiều trên màn hình bằng các chấm biểu thị vị trí của các bề mặt phản xạ có độ sáng tương ứng với cường độ phản xạ. 

Hoạt động 2. Tìm hiểu ứng dụng của siêu âm

a. Mục tiêu: HS nhận biết được các ứng dụng của siêu âm.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về ứng dụng của siêu âm.

c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu về ứng dụng của siêu âm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Ngày nay, siêu âm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

- GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ:

Nhóm 1,2: Tìm hiểu về ứng dụng của siêu âm trong y học.

Nhóm 3,4: Tìm hiểu về ứng dụng của siêu âm trong nghiên cứu khoa học.

Nhóm 5,6: Tìm hiểu về ứng dụng của siêu âm trong sản xuất và đời sống.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung Bạn có biết (SGK – tr42).

- GV kết luận về nội dung ứng dụng của tia X.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày nội dung thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Ứng dụng của siêu âm.

- GV chuyển sang nội dung Chụp cộng hưởng từ.

I. ỨNG DỤNG CỦA SIÊU ÂM

1. Trong y học

- Siêu âm có những đóng góp quan trọng trong chẩn đoán bệnh.

- Sóng siêu âm còn được dùng để điều trị bệnh.

2. Trong nghiên cứu khoa học

- Người ta dùng máy phát siêu âm để phát hiện tàu ngầm, các vật trôi dạt, các đàn cá, thăm dò và lập bản đồ độ sâu của đáy biển.

3. Trong sản xuất và đời sống

- Siêu âm có thể được dùng để phát hiện các khuyết tật trong một vật đúc, trong một kết cấu bê tông,…

- Siêu âm giúp gia công những vật được làm bằng vật liệu cứng, giòn với hình dạng phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao.

- Sấy khô bằng siêu âm được lựa chọn để thay thế cho sấy nóng những vật không thể sấy khô bằng nhiệt vì nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi các tính chất của chúng.

- Siêu âm cũng được dùng để tiệt trùng làm kéo dài thêm thời gian bảo quản thực phẩm.

---------------------------------------

------------------ Còn tiếp ------------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ VẬT LÍ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

Giáo án chuyên đề Vật lí 12 cánh diều Bài 1: Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều
Giáo án chuyên đề Vật lí 12 cánh diều Bài 2: Máy biến áp và chỉnh lưu dòng điện xoay chiều

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. ỨNG DỤNG VẬT LÍ TRONG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

Giáo án chuyên đề Vật lí 12 cánh diều Bài 1: Tia X và tạo ảnh bằng tia X
Giáo án chuyên đề Vật lí 12 cánh diều Bài 2: Siêu âm và cộng hưởng từ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. VẬT LÍ LƯỢNG TỬ

Giáo án chuyên đề Vật lí 12 cánh diều Bài 1: Năng lượng photon và hiệu ứng quang điện
Giáo án chuyên đề Vật lí 12 cánh diều Bài 2: Quang phổ vạch của nguyên tử
Giáo án chuyên đề Vật lí 12 cánh diều Bài 3: Lưỡng tính sóng hạt và vùng năng lượng

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ VẬT LÍ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 12 cánh diều Bài 1: Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều
Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 12 cánh diều Bài 2: Máy biến áp và chỉnh lưu dòng điện xoay chiều

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. ỨNG DỤNG VẬT LÍ TRONG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 12 cánh diều Bài 1: Tia X và tạo ảnh bằng tia X
Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 12 cánh diều Bài 2: Siêu âm và cộng hưởng từ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. VẬT LÍ LƯỢNG TỬ

Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 12 cánh diều Bài 1: Năng lượng photon và hiệu ứng quang điện
Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 12 cánh diều Bài 2: Quang phổ vạch của nguyên tử
Giáo án điện tử chuyên đề Vật lí 12 cánh diều Bài 3: Lưỡng tính sóng hạt và vùng năng lượng

Chat hỗ trợ
Chat ngay