Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối Bài 4: An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 2: TỔ CHỨC VÀ CHẾ BIẾN MÓN ĂN

BÀI 4: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

(66 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (28 CÂU)

Câu 1: An toàn lao động là

  1. Giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
  2. Giải pháp phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, hạn chế xảy ra thương tật, tử vong đối với người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  3. Giải pháp phòng, chống tác động các yếu tố nguy hiểm về sản xuất, hạn chế xảy ra thương tật đối với con người trong quá trình lao động.
  4. Giải pháp hạn chế tai nạn lao động, hạn chế xảy ra thương tật đối với con người trong quá trình lao động.

Câu 2: Đảm bảo các nguyên tắc an toàn lao động giúp người lao động

  1. Ảnh hưởng đến tính mạng.
  2. Gây thiệt hại về tài sản của cá nhân và doanh nghiệp.
  3. Giảm nguy cơ mắc phải các tai nạn như đứt tay, bỏng lửa, bỏng lạnh,...
  4. Giảm năng suất khi làm việc.

Câu 3: Thực phẩm được bảo quản đúng cách sẽ để được trong khoảng thời gian bao lâu?

  1. Từ 2 giờ đến 5 giờ.
  2. Từ 4 giờ đến 5 giờ.
  3. Từ 4 giờ đến 9 giờ.
  4. Từ 1 giờ đến 2 giờ.

Câu 4: Lưu ý khi sử dụng loại dụng cụ, thiết bị được làm từ gỗ là

  1. Không đun nấu, đựng đồ ở nhiệt độ quá cao.
  2. Hạn chế va đập do dễ vỡ hoặc bong tróc lớp men, mẻ, nứt,...
  3. Tránh tiếp xúc trực tiếp với lửa hoặc nguồn nhiệt có nhiệt độ quá cao.
  4. Không phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời vì nhanh bị giòn, vỡ, gãy.

Câu 5: Lưu ý khi sử dụng loại dụng cụ, thiết bị được làm từ nhựa

  1. Không nên để thức ăn nhiều dầu, mỡ, gia vị,...
  2. Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc vật dụng có thể gây xước.
  3. Phải khóa bình gas sau khi sử dụng.
  4. Lau chùi sạch, để khô ráo khi không có nhu cầu sử dụng.

Câu 6: Lưu ý khi sử dụng loại dụng cụ, thiết bị được làm từ thiết bị dùng điện

  1. Không dùng các thiết bị điện có dấu hiệu bong tróc lớp vỏ cách điện hoặc có dấu hiệu rò rỉ điện.
  2. Không ngâm lâu trong nước.
  3. Không nên rửa bằng miếng kim loại.
  4. Phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.

Câu 7: Lưu ý khi sử dụng loại dụng cụ, thiết bị được làm từ kim loại như nhôm, gang, đồng, inox,...

  1. Tránh tiếp xúc với lửa hoặc nguồn điện có nhiệt độ quá cao.
  2. Không ngâm lâu trong nước.
  3. Không nên dùng thìa (muỗng), đũa, dụng cụ kim loại để xào nấu miếng rửa kim loại để cọ rửa.
  4. Không dùng các thiết bị có dấu hiệu rò rỉ điện.

Câu 8: Lưu ý khi sử dụng loại dụng cụ, thiết bị được làm từ thiết bị dùng gas

  1. Không ngâm lâu trong nước.
  2. Không dùng các thiết bị có dấu hiệu rò rỉ điện.
  3. Phải khóa bình gas sau khi sử dụng.
  4. Phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.

Câu 9: Lưu ý khi sử dụng loại dụng cụ, thiết bị được làm từ thủy tinh, gốm, sứ,...

  1. Khóa bình gas sau khi sử dụng.
  2. Không dùng các dụng cụ có dấu hiệu bong tróc men, mẻ, nứt, rạn,...
  3. Không nên để thức ăn nhiều dầu, mỡ, gia vị,... lâu ngày do nguy cơ xảy ra phản ứng hóa học.
  4. Ngắt điện, lau chùi sạch.

Câu 10: Yêu cầu về mặt bếp, bồn rửa để đáp ứng an toàn lao động trong chế biến thực phẩm là

  1. Mặt bếp, bồn rửa nên làm bằng chất liệu gỗ, có ánh sáng tự nhiên chiếu vào.
  2. Mặt bếp, bồn rửa nên được làm bằng các vật liệu dễ cọ rửa, lau chùi khô ráo.
  3. Mặt bếp, bồn rửa nên được làm bằng vật liệu nhựa.
  4. Mặt bếp, bồn rửa nên được làm bằng các vật liệu như gỗ, nhựa, inox,...

Câu 11: Yêu cầu về không gian bếp để đảm bảo an toàn lao động trong chế biến thực phẩm là

  1. Vật dụng được làm bằng các vật liệu chống trơn trượt.
  2. Không đón được ánh sáng tự nhiên.
  3. Có thoát nước tốt, cách biệt với các nguồn ô nhiễm.
  4. Thông thoáng, dễ đón ánh sáng tự nhiên hoặc bố trí đèn chiếu sáng đầy đủ.

Câu 12: Yêu cầu về ổ điện để đảm bảo an toàn lao động trong chế biến thực phẩm là

  1. Bố trí tại các vị trí thuận lợi, chọn các loại ổ cắm chống nước.
  2. Bố trí tại các vị trí trên cao, chọn các loại ổ cắm bị rò rỉ điện.
  3. Bố trí tại các vị trí gần với bồn rửa, chọn các loại ổ cắm bị rò rỉ điện..
  4. Bố trí tại các vị trí xung quanh bếp gas, chọn các loại ổ cắm chống nước.

Câu 13: Ổ cắm điện nên cách mặt bếp bao nhiêu centimet?

  1. 10cm.
  2. 15cm.
  3. 5cm.
  4. 25cm.

Câu 14: Có bao nhiêu quy tắc vàng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?

  1. 3 quy tắc vàng.
  2. 23 quy tắc vàng.
  3. 5 quy tắc vàng.
  4. 10 quy tắc vàng.

Câu 15: Yêu cầu về vị trí tủ lạnh, bếp, bồn rửa để đảm bảo an toàn lao động trong chế biến thực phẩm là

  1. Cần đặt thuận lợi, dễ di chuyển.
  2. Cần đặt gần nhau, dễ sử dụng.
  3. Cần sắp xếp theo hướng ánh sáng tự nhiên.
  4. Cần bố trí thích hợp với tầm tay của trẻ em.

Câu 16: Yêu cầu khi sử dụng các dụng cụ sắc nhọn trong nhà bếp là

  1. Không sử dụng các dụng cụ sắc nhọn bị hư hỏng.
  2. Bố trí hợp lí, thuận tiện sử dụng, để xa tầm tay trẻ em.
  3. Để gần tầm tay trẻ em.
  4. Để ở những nơi thông thoáng.

Câu 17: An toàn vệ sinh thực phẩm là

  1. Hạn chế tối đa nguy cơ làm giảm sức khỏe và tính mạng con người.
  2. Giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người.
  3. Việc đảm bảo mọi điều kiện, biện pháp ở mọi khâu trong quá trình chế biến thực phẩm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe và tính mạng con người.
  4. Giúp người lao động thuận lợi, hiệu quả, yên tâm hơn trong quá trình chế biến.

Câu 18: Có mấy tác nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm?

  1. 5 tác nhân.
  2. 2 tác nhân.
  3. 7 tác nhân.
  4. 3 tác nhân.

Câu 19: Tác nhân sinh học bao gồm

  1. Thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi.
  2. Một số vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, vi nấm sinh độc.
  3. Dị vật lông, tóc, móng,...
  4. Chất phóng xạ.

Câu 20: Tác nhân hóa học bao gồm

  1. Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, chì, dioxins,...
  2. Một số vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, vi nấm sinh độc.
  3. Dị vật lông, tóc, móng,...
  4. Chất phóng xạ.

Câu 21: Tác nhân vật lí bao gồm

  1. Thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi.
  2. Một số vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, vi nấm sinh độc.
  3. Chất độc có sẵn trong thực phẩm.
  4. Dị vật lông, tóc, móng, chất phóng xạ,...

Câu 22: Cách chọn thực phẩm tươi, an toàn là

  1. Nấu chín thức ăn.
  2. Thực phẩm cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ, được bảo quản trong bao gói có nhãn mác đúng quy định hoặc dụng cụ sạch.
  3. Ăn ngay sau khi thức ăn được nấu chín.
  4. Bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh với nhiệt độ phù hợp.

Câu 23: Nên nấu chín kĩ hoàn toàn thực phẩm trước khi ăn, đảm bảo nhiệt độ trung tâm thực phẩm phạt đạt tới nhiệt độ bao nhiêu?

  1. 70oC.
  2. 60oC.
  3. 50oC.
  4. 40oC.

Câu 24: Đối với thức ăn còn thừa, muốn giữ lại cần bảo quản nóng ở nhiệt độ bao nhiêu?

  1. Gần hoặc trên 60oC.
  2. Gần hoặc trên 60oC.
  3. Gần hoặc trên 60oC.
  4. Gần hoặc trên 60oC.

Câu 25: Đối với thức ăn còn thừa, muốn giữ lại cần bảo quản lạnh ở nhiệt độ bao nhiêu?

  1. Gần hoặc dưới 10oC.
  2. Gần hoặc dưới -10oC.
  3. Gần hoặc dưới -4oC.
  4. Gần hoặc dưới 15oC.

Câu 26: Khi chế biến thực phẩm, yêu cầu tay

  1. Để móng tay dài, đeo trang sức ở tay khi chế biến thực phẩm.
  2. Rửa tay kĩ với xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thực phẩm.
  3. Không đeo găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm.
  4. Để tay bị thương không băng bó bằng gạc khi chế biến thực phẩm.

Câu 27: Để tránh côn trùng và các động vật khác tiếp xúc với thực phẩm cần

  1. Để thực phẩm ngoài trời.
  2. Để thực phẩm trong hộp kín, tủ kín, lồng bàn, túi kín,...
  3. Để thực phẩm ở những nơi có gió.
  4. Để thực phẩm tiếp xúc với nơi mất vệ sinh.

Câu 28: Để đảm bảo thực phẩm không nhiễm các vi sinh vật, các hóa chất độc hại, kim loại nặng cần sử dụng nước

  1. Sử dụng nguồn nước sạch.
  2. Sử dụng nguồn nước ở ao, sông, hồ.
  3. Sử dụng nguồn nước đục, có mùi.
  4. Sử dụng nguồn nước ở những nơi bị ô nhiễm.

2. THÔNG HIỂU (21 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là tác nhân gây mất an toàn vệ sinh thường gặp?

  1. Tác nhân hóa học.
  2. Tác nhân khoa học.
  3. Tác nhân vật lí.
  4. Tác nhân sinh học.

Câu 2: Lấy ví dụ về chất độc có sẵn trong thực phẩm?

  1. Chất xơ có trong rau, củ, quả.
  2. Vitamin A có trong cà rốt, bơ.
  3. Tetrodotoxin trong buồng trứng cá nóc.
  4. Đạm có trong thịt lợn, gà.

Câu 3: Nhân viên chế biến thực phẩm cần trang bị bảo hộ như nào để đảm bảo an toàn lao động?

  1. Tạp dề, khẩu trang, mũ đội che tóc,...
  2. Nguyên liệu, khẩu trang, tạp dề,...
  3. Khay làm bánh, nhà bếp, tạp dề,...
  4. Tạp dề, găng tay, bồn rửa,...

Câu 4: Thực phẩm sau khi nấu chín để nguội ở nhiệt độ thường dẫn đến hậu quả gì?

  1. Các vi sinh vật không có thời gian phát triển.
  2. Các vi sinh vật phát triển, thời gian để càng lâu khả năng nhiễm khuẩn càng cao.
  3. Giảm thời gian vi sinh vật gây bệnh, thời gian nhiễm khuẩn thấp.
  4. Hương vị thực phẩm không được ngon.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lưu ý sử dụng và bảo quản dụng cụ được làm từ gỗ?

  1. Không ngâm lâu trong nước.
  2. Sử dụng đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
  3. Tránh tiếp xúc trực tiếp với lửa hoặc nguồn nhiệt có nhiệt độ quá cao.
  4. Sau khi sử dụng cần rửa sạch, để khô ráo; không nên rửa bằng miếng rửa kim loại.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lưu ý sử dụng và bảo quản dụng cụ được làm từ nhựa?

  1. Khóa bình gas sau khi sử dụng.
  2. Không nên tiếp xúc trực tiếp với lửa hoặc nguồn nhiệt có nhiệt độ quá cao.
  3. Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc vật dụng có thể gây xước.
  4. Để khô ráo, không phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lưu ý sử dụng và bảo quản dụng cụ được làm từ thủy tinh, gốm, sứ?

  1. Cẩn thận trong quá trình sử dụng, hạn chế va đập do dễ vỡ hoặc bong tróc lớp men, mẻ, nứt,...
  2. Không đun nấu, đựng đồ nhiệt độ quá cao hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  3. Sau khi sử dụng cần rửa sạch, để khô ráo.
  4. Ngắt điện, lau chùi sạch, để khô ráo các thiết bị khi không sử dụng.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lưu ý sử dụng và bảo quản dụng cụ được làm từ kim loại (nhôm, gang, đồng, inox,...)?

  1. Sau khi sử dụng cần rửa sạch, để khô ráo.
  2. Đối với bề mặt có lớp phủ chống dính không nên dùng thìa (muỗng), đũa, dụng cụ kim loại để xào nấu miếng rửa kim loại để cọ rửa.
  3. Không ngâm lâu trong nước.
  4. Không nên để thức ăn nhiều dầu, mỡ, gia vị,... lâu ngày do nguy cơ xảy ra phản ứng hóa học, sinh ra chất có hại cho cơ thể.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lưu ý sử dụng và bảo quản thiết bị dùng gas?

  1. Hạn chế va đập do dễ vỡ hoặc bong tróc lớp men, mẻ, nứt,...
  2. Phải khóa bình gas sau khi sử dụng.
  3. Sử dụng đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
  4. Lau chùi sạch, để khô ráo sau khi sử dụng.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lưu ý sử dụng và bảo quản thiết bị dùng điện?

  1. Không dùng các thiết bị có dấu hiệu nứt, gãy, bong tróc lớp vỏ cách điện hoặc có dấu hiệu rò rỉ điện.
  2. Không đun nấu, đựng đồ ở nhiệt độ quá cao.
  3. Sử dụng đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
  4. Ngắt điện, lau chùi sạch, để khô ráo các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về yêu cầu an toàn lao động trong chế biến thực phẩm mà người lao động phải nghiêm chỉnh chấp hành?

  1. Không trang bị đầy đủ các trang, thiết bị cần thiết, đáp ứng yêu cầu và đặc thù công việc.
  2. Thăm khám sức khỏe định kì hằng năm.
  3. Tập huấn, hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị trước khi làm việc.
  4. Tập huấn các kĩ năng về phòng cháy chữa cháy, kĩ năng sơ cứu trong các trường hợp xảy ra tai nạn như bỏng nước, bỏng lửa, bị thương do vật dụng sắc nhọn,...

Câu 12: Để đảm bảo an toàn lao động trong chế biến thực phẩm, bề mặt bếp nên được làm bằng vật liệu nào?

  1. Gỗ, nhựa, gạch men,...
  2. Nhôm, đá mài, gỗ,...
  3. Gỗ, gạch men, kim loại,...
  4. Gạch men, đá mài, kim loại,...

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không đúng về yêu cầu của sàn bếp để đảm bảo an toàn lao động trong chế biến thực phẩm?

  1. Sàn bếp sáng màu, sử dụng các vật liệu thấm nước, dễ cọ rửa.
  2. Sàn bếp không trơn trượt, không gây độc với thực phẩm.
  3. Sàn bếp tối màu, sử dụng vật liệu bằng gỗ.
  4. Sàn bếp được vệ sinh, thoát nước tốt và cách biệt với các nguồn như cống rãnh, rác thải,...

Câu 14: Đối với bếp có diện tích hẹp nên đặt vị trí tủ lạnh, bếp, bồn rửa như nào?

  1. Đặt thẳng hàng.
  2. Đặt đối diện.
  3. Đặt tạo thành hình tam giác.
  4. Đặt tạo thành hình vuông.

Câu 15: Đối với bếp có diện tích rộng nên đặt vị trí tủ lạnh, bếp, bồn rửa như nào?

  1. Đặt theo hàng thẳng.
  2. Đặt đối diện.
  3. Đặt tạo thành hình tam giác.
  4. Đặt tạo thành hình vuông.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về yêu cầu sử dụng vật dụng nhà bếp?

  1. Bố trí hợp lí, thuận tiện sử dụng, để xa tầm tay trẻ em với dụng cụ sắc nhọn.
  2. Không sử dụng các dụng cụ có dấu hiệu hư hỏng như ổ điện, thớt gãy, đũa mốc,...
  3. Không khóa bình gas khi không sử dụng.
  4. Các vật dụng dễ cháy được làm từ gỗ, nhựa, vải,... để xa bếp lửa, bếp hồng ngoại.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của an toàn vệ sinh thực phẩm?

  1. Giữ được tối đa các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
  2. Làm tăng nguy cơ suy giảm sức khỏe giống nòi và chất lượng dân số.
  3. Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lí cấp tính, mãn tính do nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
  4. Tạo uy tín cho ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm của quốc gia.

Câu 18: Kể tên một số vi nấm sinh độc tố?

  1. Amino acid.
  2. Tetrodotoxin.
  3. Clostridium botulinum.
  4. Solanine.

Câu 19: Kể tên một vài trường hợp mất vệ sinh an toàn thực phẩm?

  1. Bánh mì bị mốc.
  2. Rau được nấu chín kĩ trước khi ăn.
  3. Đun nước sôi.
  4. Rau, củ, quả được rửa sạch.

Câu 20: Biểu hiện của thực phẩm không được tươi là

  1. Thực phẩm còn hạn sử dụng.
  2. Thực phẩm còn mùi hương, hình dạng.
  3. Thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  4. Thực phẩm có dấu hiệu ôi, thiu.

Câu 21: Thực phẩm sau khi nấu chín để nguội ở nhiệt độ thường dẫn đến hậu quả gì?

  1. Các vi sinh vật không có thời gian phát triển.
  2. Các vi sinh vật phát triển, thời gian để càng lâu khả năng nhiễm khuẩn càng cao.
  3. Giảm thời gian vi sinh vật gây bệnh, thời gian nhiễm khuẩn thấp.
  4. Hương vị thực phẩm không được ngon.

3. VẬN DỤNG (12 CÂU)

Câu 1: Để thuận lợi, hiệu quả, yên tâm hơn trong quá trình chế biến thực phẩm, nâng cao năng suất làm việc, người lao động cần

  1. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn lao động.
  2. Đảm bảo Luật Lao động trong quá trình vận chuyển, chế biến thực phẩm.
  3. Đảm bảo các nguyên tắc an toàn lao động trong chế biến thực phẩm.
  4. Sử dụng không đúng các dụng cụ, thiết bị khi chế biến thực phẩm.

Câu 2: Quan sát hình ảnh và cho biết dụng cụ, thiết bị dưới đây thuộc nhóm chức năng nào trong quá trình sử dụng?

A. Dùng để cắt thái.

B. Dùng để đo lường.

C. Dùng để chứa đựng – bài trí.

D. Dùng để làm sạch.

 

Câu 3: Quan sát hình ảnh và cho biết dụng cụ, thiết bị dưới đây thuộc nhóm chức năng nào trong quá trình sử dụng?

A. Dùng để cắt thái.

B. Thiết bị dùng gas.

C. Thiết bị dùng điện.

D. Dùng để làm sạch.

 

Câu 4: Quan sát hình ảnh và cho biết dụng cụ, thiết bị dưới đây thuộc nhóm chức năng nào trong quá trình sử dụng?

A. Dùng để cắt thái.

B. Dùng để đo lường.

C. Dùng để chứa đựng - bài trí.

D. Dùng để làm sạch.

 

Câu 5: Quan sát hình ảnh và cho biết dụng cụ, thiết bị dưới đây thuộc nhóm chức năng nào trong quá trình sử dụng?

A. Dùng để cắt thái.

B. Dùng để đo lường.

C. Dùng để chứa đựng - bài trí.

D. Dùng để làm sạch.

 

Câu 6: Quan sát hình ảnh và cho biết dụng cụ, thiết bị dưới đây thuộc nhóm chức năng nào trong quá trình sử dụng?

A. Dùng để bảo quản.

B. Dùng để đo lường.

C. Dùng để chế biến.

D. Thiết bị dùng điện.

 

Câu 7: Quan sát hình ảnh và cho biết dụng cụ, thiết bị dưới đây thuộc nhóm chức năng nào trong quá trình sử dụng?

A. Thiết bị dùng gas.

B. Dùng để đo lường.

C. Dùng để chế biến.

D. Dùng để làm sạch.

 

Câu 8: Quan sát hình ảnh và cho biết dụng cụ, thiết bị dưới đây thuộc nhóm chức năng nào trong quá trình sử dụng?

A. Dùng để chứa đựng - bài trí.

B. Dùng để đo lường.

C. Dùng để chế biến.

D. Dùng để làm sạch.

 

Câu 9: Ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm được hiểu là

  1. Là ngành nghiên cứu về các khâu chế biến và vận hành các loại thực phẩm.
  2. Là ngành chế biến, nấu ăn các loại thực phẩm.
  3. Là ngành chuyên nghiên cứu, xử lí, chế biến, bảo quản và lưu trữ các loại thực phẩm.
  4. Là ngành giám sát, vận hành các khâu chế biến và bảo quản các loại thực phẩm.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về công việc chính của ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm?

  1. Lập kế hoạch kiểm tra định kì khâu chọn lựa sản phẩm.
  2. Kiểm soát quá trình sản xuất và chất lượng thực phẩm.
  3. Kiểm tra, phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm.
  4. Xây dựng hệ thống quản lí chất lượng và an toàn thực phẩm.

Câu 11: Để đảm bảo an toàn lao động, thợ làm bánh ngọt cần sử dụng dụng cụ gì để tránh nguy cơ mất an toàn lao động?

  1. Đồ bảo hộ màu xanh, giày chống trơn trượt, găng tay len,...
  2. Nón, mũ bếp bánh, giày chống trơn trượt, găng tay chống nhiệt,...
  3. Nón, mũ bếp trưởng, găng tay cách nhiệt, khẩu trang,...
  4. Tạp dề, găng tay và giày bảo hộ, dụng cụ lau bếp,...

Câu 12: Nếu để quá nhiều thực phẩm đã nấu chín trong tủ lạnh, không đảm bảo được nhiệt độ phù hợp sẽ dẫn tới hậu quả nào?

  1. Không gây hậu quả.
  2. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển mạnh, có thể gây bệnh cho người dùng.
  3. Không gian chứa đựng thực phẩm sẽ bị chật.
  4. Giảm thời gian vi sinh vật phát triển.

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: Tại sao không nên phơi các dụng cụ, thiết bị làm từ nhựa trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời?

  1. Nhanh bị móp, méo.
  2. Nhanh bị giòn, vỡ, gãy.
  3. Không gây tác hại nào.
  4. Dễ bị mốc, mọt.

Câu 2: Cho trường hợp: Nhà bà H kinh doanh cửa hàng ăn nhanh. Vì kinh doanh thực phẩm từ động vật, thực vật không phù hợp với quy định của pháp luật sau khi kiểm tra vệ sinh thú ý, kiểm dịch nên khách hàng thường xuyên bị đau bụng.

Vậy theo quy định của Pháp luật, khi bà H kinh doanh thực phẩm mất vệ sinh an toàn thực phẩm bị phạt bao nhiêu?

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
  2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
  3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
  4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Câu 3: Theo công bố của WHO (13/09/2023), có bao nhiêu người chết mỗi năm do bệnh tiêu chảy vì nước uống và vệ sinh tay không an toàn?

  1. Trên 3 triệu người.
  2. Khoảng 1 triệu người.
  3. Khoảng 2 - 4 triệu người.
  4. Dưới 2 triệu người.

Câu 4: Để phòng ngừa hiệu quả bệnh tiêu chảy, cần

  1. Thực hiện tẩy rửa nơi ở bằng hóa chất.
  2. Thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn về nước uống và uống thuốc định kì theo hướng dẫn của bác sĩ.
  3. Thực hiện các biện pháp dọn dẹp nơi ở, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  4. Thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn về nước uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh tay.

Câu 5: Tại sao ổ cắm điện phải cách xa vị trí bồn rửa, quanh bếp gas và nguồn lửa?

  1. Để phòng tránh cháy nổ.
  2. Tránh làm hỏng ổ cắm điện.
  3. Tránh làm ảnh hưởng tới không gian trong bếp.
  4. Để phòng tránh ổ cắm điện bị chập điện.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay