Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5: Trái tim Đan- Kô

Dưới đây là giáo án Bài 5: Trái tim Đan- Kô. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 11 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5: Trái tim Đan- Kô

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

ÔN TẬP BÀI 5: TRUYỆN NGẮN

TIẾT  : TRÁI TIM ĐAN-KÔ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Trái tim Đan-kô (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).

- Luyện tập theo văn bản Trái tim Đan-kô

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực riêng biệt

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (tình huống truyện, chi tiết, nhân vật, hình ảnh, …); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,...) của tác phẩm

  1. Phẩm chất

- HS chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học.

- Có ý chí vươn lên, hết lòng vì mọi người.

- Sống có lí tưởng

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Trái tim Đan-kô
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS nêu trải nghiệm và cảm xúc của mình khi giúp đỡ người khác hoặc chứng kiến người khác giúp đỡ mọi người
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những trải nghiệm hoặc cảm xúc của bản thân
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Đã bao giờ em giúp đỡ người khác hoặc chứng kiến người khác giúp đỡ mọi người? Cảm xúc của em khi ấy thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS trình bày những trải nghiệm hoặc cảm xúc của bản thân

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra gợi ý:

+ Em đã giúp đỡ người khác hoặc chứng kiến người khác giúp đỡ mọi người

+ Khi làm việc tốt hoặc chứng kiến người khác làm việc tốt, em cảm thấy mình đã làm được một việc có ích và hài lòng, tự hào về bản thân

+…

GV dẫn dắt vào bài: Các em thân mến, nhà thơ Tố Hữu từng nói: “Người với người sống để yêu nhau”, còn nhân vật Giăng Van giăng trong “Những người khốn khổ” của nhà văn Vích-to Huy-gô trước khi từ giã cõi đời đã nói rằng: “Trên đời này chỉ có một điều ấy thôi đó là yêu thương nhau”. Vì sao? Vì chỉ có tình yêu thương mới giúp con người ta có nghị lực để vượt lên những khó khăn, những thử thách, để có nghị lực sống cũng như vượt qua những giới hạn của bản thân mình. Như vậy, tình yêu thương đã là một sức mạnh của chính mỗi con người và ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập một văn bản có câu chuyện là một người anh hùng đã “rực cháy” trái tim mình để cứu cả bộ lạc: Trái tim Đan-kô

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Trái tim Đan-kô (hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật của văn bản)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Trái tim Đan-kô
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Trái tim Đan-kô và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về phần Kiến thức Ngữ văn và trả lời câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Xuất xứ và nội dung văn bản

+ Bố cục tác phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc lại văn bản Trái tim Đan-kô và trả lời các câu hỏi sau:

+ Văn bản Trái tim Đan-kô có mấy người kể truyện? Đó là những ai và họ kể truyện hư thế nào?

+ Xem lại phần tóm tắt câu chuyện và xác định bối cảnh (không gian, thời gian) diễn ra các sự kiện trong câu chuyện chuyện gì đáng chú ý?

+ Phân tích  tình thế, diễn bến tâm trạng và hành động của đoàn người khi di chuyển trong rừng rậm.

+ Phân tích hình tượng nhân vật Đan-kô (Gợi ý: dựa vào các chi tiết miêu tả hành động, tâm trạng, lời nói của Đan-kô để xác định đặc điểm tính cách của nhân vật; từ đó nêu điểm đặc sắc của nghệ thuật khác họa nhân vật).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra nghệ thuật, nội dung văn bản Trái tim Đan-kô

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết cho văn bản

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả: Maksim Gorky (1868- 1936)

+ Cuộc đời

- Tên thật: Aleksey Maksimovich Peshko, bút danh Maksim Gorky

- Ông sinh ra tại Nizhny Novgorod – Nga

- Trải qua tuổi thơ cơ cực, bất hạnh

+ Con người

- Ý chí sống, vươn lên mạnh mẽ

- Trái tim yêu thương, cảm thông sâu sắc với con người, đặc biệt là những người cùng khổ như ông.

+ Sự nghiệp sáng tác

- Go-rơ-ki bắt đầu viết văn từ rất sớm, vào những năm 1890.

- Các tác phẩm chính: bộ 3 tự truyện (thời thơ ấu, kiếm sống 1916, các trường đại học của tôi 1923), tiểu thuyết “người mẹ” , kịch “dưới đáy”

- Vị trí: Là nhà văn vĩ đại của Nga, của thế giới có nhiều đóng góp đối với nền văn học Nga

b. Tác phẩm “Trái tim Đan-kô”

- Thể loại: truyện ngắn

- Xuất xứ: in trong tuyển tập “Bà lão I-dec-ghin”, là phần truyện thứ ba trong tập truyện này.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “hăng hái và tươi tình”: Hành trình Đan-kô dẫn bộ lạc vào rừng.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “họ làm anh buồn rầu”: Sự khó khăn khi đi qua đầm lầy. 

+ Phần 3: Còn lại: Sự dũng mãnh của Đan-kô.

3. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Người kể chuyện

- Văn bản Trái tim Đan-kô có 2 người kể chuyện.

+ Lời kể của bà I-déc-ghin

+ Nhân vật "tôi”

- Ý nghĩa:

+ Sự xuất hiện của 2 người kể chuyện tạo nên kết cấu truyện lồng truyện độc đáo, đặc sắc.

+ Cho phép người kể chuyện xây dựng không gian, thời gian rộng lớn và khả năng bao quát rộng.

+ Việc dịch chuyển điểm nhìn trần thuật từ bà lão I-déc-ghin sang nhân vật “tôi” khiến câu chuyện có cái nhìn đa thanh, đa giọng điệu và đa chiều.

b. Thời gian, không gian truyện

- Bối cảnh không gian của câu chuyện: Chủ yếu là những không gian bao la, rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ trong cái nhìn so sánh, đối chiếu với sự nhỏ bé của con người.

- Thời gian: Thời gian có sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng, từ những đêm tối mịt mùn, tăm tối sang ánh sáng tuyệt đẹp của buổi chiều hoàng hôn.

=> Không gian, thời gian có sự đan xen giữa thực tại – điểm nhìn của người kể chuyện và kì ảo – điểm nhìn của các nhân vật trong câu chuyện được kể

c. Nhân vật

+ Đoàn người

- Tình cảnh của đoàn người: bị xua đuổi vào tít rừng sâu, trước mắt có hai lựa chọn: hoặc vượt qua đầm lầy hôi thối để đến vùng thảo nguyên tự do hoặc quay lại đất cũ, nộp mình cho kẻ thù, chấp nhận thân phận nô lệ

=> Đoàn người rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, vừa sợ hãi trước cái chết, vừa hoang mang trước kẻ thù. Khi bị dồn đến bước đường cùng, con người ta không còn nghĩ đến tự do nữa. Họ chỉ nghĩ đơn giản làm thế nào được sống.

+ Nhân vật Đan-kô

- Đan-kô không chỉ là một anh chàng trẻ và đẹp trai mà anh còn là một thanh niên mạnh mẽ, can đảm và giàu lòng nhân ái. Anh đã cố gắng hết sức tìm cách dẫn dắt mọi người ra khỏi khu rừng mặc kệ những lời kết tội cùng những lời nói khó nghe của mọi người.

=> Dù bị mọi người mình trách móc tệ bạc khi dẫn đường sai nhưng Đan-kô vẫn có những suy nghĩ đẹp và cao thương. Anh nghĩ rằng không có anh họ sẽ chết, họ mắng chửi và tức giận chỉ vì đang lo lắng cho sự sống của chính mình mà thôi.

- Có thể thấy, Đan-kô là một người anh hùng cao cả với tình thương người sâu sắc, anh luôn muốn dẫn dắt và cứu sông họ, giúp họ thoát ra khỏi nguy hiểm.

4. Tổng kết

a. Nội dung

- Văn bản kể lại câu chuyện về trái tim dũng cảm của Đan-kô. Tác giả đã dựng lên hình tượng chàng Đan-kô xé toang lồng ngực lấy trái tim soi lối cho cả đoàn người.

- Bài học: Trái tim Đan-kô được hiểu là những người luôn hết lòng vì người khác, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh bản thân, quyền lợi của mình cho mọi người, xuất phát duy nhất từ lòng yêu thương.

b. Nghệ thuật

- Ngôi kể thay đổi linh hoạt: Từ ngôi kể thứ ba chuyển sang ngôi kể thứ nhất

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn

- Sử dụng ngôn ngữ giàu hợi hình, gợi cảm

- Sử dụng các yếu tố hư cấu tưởng tượng để tăng giá trị biểu đạt cho câu chuyện

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

GIÁO ÁN DẠY THÊM 2: THƠ VĂN NGUYỄN DU

GIÁO ÁN DẠY THÊM 3: TRUYỆN

GIÁO ÁN DẠY THÊM 4: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. THƠ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. TUỲ BÚT, TẢN VĂN, TRUYỆN KÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. BI KỊCH

Chat hỗ trợ
Chat ngay