Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 4 bài 1: Ở Vương quốc Tương Lai

Giáo án Chủ đề 4 Bài 1: Ở Vương quốc Tương Lai sách Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 4 bài 1: Ở Vương quốc Tương Lai

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

BÀI 1: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI

(4 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chia sẻ được về ý tưởng chế tạo một đồ vật giúp con người hạnh phúc; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Cuộc trò chuyện của Tin-tin và Mi-tin với những người bạn sắp ra đời trong công xưởng xanh. Từ đó, rút ra đực ý nghĩa: Thể hiện mong ước thay đổi thế giới qua những phát minh, sáng chế giúp cuộc sống con người hạnh phúc.
  • Nhận biết được nhân hóa bằng cách tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người; sử dụng biện pháp nhân hóa để viết được câu văn sinh động.
  • Nhận diện và tìm ý cho bài viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc, đã nghe.
  • Viết được ba điều nên làm và ba điều không nên làm để cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  • Có ý thức phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
  • Bảng phụ ghi đoạn từ “Công xưởng xanh” đến “Có chứ! Nó đâu?”.
  • Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

          TIẾT 1-2: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu tên chủ điểm

- GV giới thiệu tên chủ điểm: Những ước mơ xanh.

- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Ý nghĩa tên chủ điểm – Những người tài trí: Nói về những ước mơ đẹp:

+ Mơ ước về cuộc sống hạnh phúc.

+ Mơ ước được sống lâu.

+ Mơ ước được bay lượn trên bầu trời.

* Giới thiệu bài học

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ về ý tưởng chế tạo một đồ vật giúp con người hạnh phúc.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS giới thiệu trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.111-112 và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học.

  

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc:  Bài 1 – Ở Vương quốc Tương Lai.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu thuật lại nội dung câu chuyện.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc phân biệt giọng nhân vật:

+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả.

+ Giọng Tin-tin, Mi-tin: thể hiện sự tò mò, ngạc nhiên.

+ Giọng các em bé: thể hiện sự thân thiện, niềm vui, tự hào.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Từ khó: xứ sở, sáng chế, trường sinh, giấu kín.

+ Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thuật lại nội dung câu chuyện:

Tin-tin và Mi-tin được một bà tiên giúp đỡ,/ đã vượt qua nhiều thử thách,/ đến nhiều xứ sở/ để tìm con Chim Xanh/ về chữa bệnh cho một người bạn hàng xóm.// Đoạn trích dưới đây/ thuật lại việc hai em tới Vương quốc Tương Lai/ và trò chuyện với những người bạn sắp ra đời.//

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 HS/nhóm), luyện đọc theo 3 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến “những người bạn sắp ra đời”.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến “Nó đâu?”

+ Đoạn 3: còn lại.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

 

- GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Thuốc trường sinh: loại thuốc uống vào sẽ sống lâu (theo quan niệm của người xưa).

+ Xứ sở: quê hương, đất nước.

+ Sáng chế: chế tạo ra cái trước đó chưa có.

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 4 SHS tr.113.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Tin-tin và Mi-tin được bà tiên giúp đỡ đi đâu? Để làm gì?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Tin-tin và Mi-tin được bà tiên giúp đỡ đi đến nhiều xứ sở để tìm con Chim Xanh về chữa bệnh cho một người bạn hàng xóm.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1: Giới thiệu bối cảnh của câu chuyện.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Tin-tin và Mi-tin thắc mắc gì về đồ vật em bé thứ nhất sáng chế?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những điều Tin-tin và Mi-tin thắc mắc đồ vật em bé thứ nhất sáng chế ăn có ngon không và có ồn ào không.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 2: Tin-tin và Mi-tin trò chuyện với em bé thứ nhất về vật làm cho con người hạnh phúc.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Các em bé khác trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Trong công xưởng xanh:

·        Em bé thứ hai sáng chế ra ba mươi vị thuốc trường sinh.

·        Em bé thư ba sáng chế ra một thứ ánh sáng kì lạ.

·        Em bé thứ tư sáng chế ra một cái máy biết bay trên không trung như một con chim.

·        Em bé thứ năm sáng chế ra cái máy biết dò tìm kho báu trên Mặt Trăng.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 3: Kết quả sáng chế của các em bé khác trong công xưởng xanh.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Mỗi phát minh ấy thể hiện ước mơ gì của con người?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Mỗi phát minh ấy thể hiện ước mơ của con người, mong muốn được sống lâu và hạnh phúc, cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

+ GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Nội dung bài đọc: Cuộc trò chuyện của Tin-tin và Mi-tin với những người bạn sắp ra đời trong công xưởng xanh.

+ Ý nghĩa bài đọc: Thể hiện mong ước thay đổi thế giới qua những phát minh, sáng chế giúp cuộc sống con người hạnh phúc.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc.

- Xác định được giọng đọc của nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Ở Vương quốc Tương Lai.

- GV đọc đoạn từ “Công xưởng xanh” đến “Có chứ! Nó đâu?” của bài đọc và hướng dẫn HS xác định giọng của đoạn này:

+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả.

+ Giọng Tin-tin và Mi-tin: thể hiện sự tò mò, ngạc nhiên.

+ Giọng em bé thứ nhất: thể hiện niềm tự hào.

CÔNG XƯỞNG XANH

Tin-tin://

 

Em bé thứ nhất://

 

Tin-tin://

Em bé thứ nhất://

 

Mi-tin://

 

Em bé thứ nhất://

 

 

Tin-tin://

- Cậu đang làm gì/ với đôi cánh xanh ấy?//

- Mình sẽ dùng nó/ vào việc sáng chế/ trên Trái Đất.//

- Cậu sáng chế cái gì?//

- Khi nào ra đời,/ mình sẽ chế ra một vật/ làm cho con người hạnh phúc.//

- Vật đó ăn ngon chứ?// Nó có ồn ào không?

- Không đâu,/ chẳng ồn ào gì cả.// Mình chế sắp xong rồi,/ cậu có muốn xem không?

- chứ!// Nó đâu?//

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS luyện đọc đoạn từ “Công xưởng xanh” đến “Có chứ! Nó đâu?”.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đọc phân vai trước lớp đoạn từ “Công xưởng xanh” đến “Có chứ! Nó đâu?”. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV yêu cầu HS đọc phân vai toàn bài trong nhóm 8.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Ở Vương quốc Tương Lai, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 3: Luyện từ và câu SHS tr.113.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS suy nghĩ tên chủ điểm.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS quan sát tranh minh họa bài đọc.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

 

 

 

- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

 

 

 

- HS đọc thầm.

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

- HS đọc câu hỏi 1.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS đọc câu hỏi 2.

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi 3.

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS đọc câu hỏi 4.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe GV đọc bài và hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

- HS đọc phân vai trước lớp.

 

- HS đọc theo nhóm.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về nhân hóa:

+ Nhân hóa là gì?

+ Có mấy cách nhân hóa? Đó là những cách nào?

+ Tác dụng của biện pháp nhân hóa là gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 3 – Luyện tập về nhân hóa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện nhân hóa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được biện pháp nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT1a: Mỗi sự vật in đậm được tả bằng những từ ngữ nào?

- GV cho HS làm bài theo nhóm đôi.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Quả thị: dắt mùa thu vào phố, mang theo câu chuyện cổ, kể.

+ Chim: hòa ca.

+ Mây: choàng khăn cho núi.

+ Lim: bâng khuâng.

+ Hàng xoan: thay áo mới.

+ Chùm hoa: bối rối.

+ Chào mào: trẩy hội, sang sông.

- GV chốt kiến thức cho HS: Những từ ngữ tìm được vốn là từ dùng để tả hoạt động, trạng thái hoặc đặc điểm, tính chất của người được dùng để tả hoạt động, trạng thái hoặc đặc điểm, tính chất của sự vật.

à Có thể nhân hóa bằng cách tả sự vật bằng từ ngữ vốn dùng để tả người.

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1b: Cách tả ấy có tác dụng gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

(Gợi ý: Cách tả ấy giúp sự vật hiện lên gần gũi, sinh động, giống như người.)

Hoạt động 2: Tìm hình ảnh nhân hóa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm được hình ảnh nhân hóa có trong các đoạn văn.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT2: Tìm hình ảnh nhân hóa có trong đoạn văn đã cho.

- GV yêu cầu HS làm bài trong nhóm đôi.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a. Mầm non cựa mình tỉnh giấc.; Các loài chim đua nhau ca hát.; Bầu trời say sưa lắng nghe, mê mải ngắm nhìn.

b. Trăng lẩn trốn trong các tán lá.; Những mắt lá ánh lên tinh nghịch.; Trăng đậu vào ánh mắt.; Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ về tác dụng của các hình ảnh nhân hóa tìm được.

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

Hoạt động 3: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu cho sinh động.

- GV yêu cầu HS nói câu trong nhóm đôi, nghe bạn nhận xét để chỉnh sửa.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a. Đàn kiến gọi nhau cõng mồi về tổ.

b. Bụi tre già thì thầm trong gió kể lại vài mẩu chuyện xa xưa.

c. Trên trời, những ông sao sáng lấp lánh.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS so sánh câu ban đầu với câu sử dụng nhân hóa để viết lại, từ đó khẳng định vai trò của nhân hóa.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học về nhân hóa.

+ Đặt thêm 2 – 3 câu miêu tả về một loài hoa em thích có sử dụng biện pháp nhân hóa.

+ Đọc trước Tiết 4: Viết SHS tr.114.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời câu hỏi:

+ Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

+ Có 3 cách nhân hóa. Đó là:

·        Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.

·        Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.

·        Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.

+ Nhân hóa làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi, sinh động hơn.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu BT1a.

- HS hoạt động nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu BT1b.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu BT2.

 

- HS làm bài trong nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu BT3.

 

- HS hoạt động nhóm.

 

- HS báo cáo kết quả.

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

TIẾT 4: VIẾT

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 4 – Viết đoạn văn tưởng tượng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện đoạn văn tưởng tượng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các phần trong đoạn văn tưởng tượng.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1, đọc đoạn văn và các câu hỏi.

- GV cho HS thảo luận nhóm để thực hiện BT.

 

 

 

 

- Cả lớp cùng hát một bài.

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 350k/môn - Powepoint 450k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 650k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 250k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 450k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, lịch sử & địa lí, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 1000k - Powerpoint 1200k
  • Trọn bộ word + PPT: 1600k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN WORD ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

GIÁO ÁN WORD ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

GIÁO ÁN WORD ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI QUANH TA

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: VÒNG TAY THÂN ÁI

GIÁO ÁN WORD ÔN TẬP CUỐI NĂM HỌC

II. GIÁO ÁN POWEPOINT TIẾNG VIỆT 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN POWERPOINT  ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

GIÁO ÁN POWERPOINT ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

GIÁO ÁN POWERPOINT ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI QUANH TA

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM TIẾNG VIỆT 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

GIÁO ÁN DẠY THÊM ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI

Chat hỗ trợ
Chat ngay