Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối: Ôn tập và Đánh giá cuối năm học

Giáo án Ôn tập và Đánh giá cuối năm học sách Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 4 KNTT. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối: Ôn tập và Đánh giá cuối năm học

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI NĂM HỌC

(7 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch, thơ, văn bản miêu tả được học: nhấn giọng đúng từ ngữ, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc.... Tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng trong 1 phút. Đọc thầm, đọc lướt nhanh hơn lớp 3. Biết sử dụng từ điển học sinh để tìm từ và nghĩa của tủ ngữ trong bài đọc. Biết ghi vào phiếu đọc sách (hoặc sổ tay, vở ghi chép) những chi tiết, nội dung hữu ích cho mình.
  • Hiểu nội dung bài đọc (nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính, những thông tin chính của bài đọc, hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý, hướng dẫn). Biết tóm tắt văn bản, nêu được chủ đề của văn bản (vấn đề chủ yếu mà tác giả muốn nêu ra trong văn bản).
  • Nhận biết được đặc điểm, tính cách của nhân vật thể hiện qua các từ ngữ miêu tả hình dáng, điệu bộ, hành động.... Nhận biết mối quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô. Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại của các nhân vật trong văn bản truyện hoặc kịch. Hiểu tác dụng của biện pháp nhân hoá.
  • Nêu được suy nghĩ, tình cảm của bản thân về nội dung, ý nghĩa của văn bản, biết giải thích vì sao mình yêu thích văn bản, ý nghĩa của văn bản đối với bản thân hay cộng đồng, nêu được cách ứng xử của bản thân khi gặp tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong văn bản.
  • Đọc hiểu văn bản thông tin: Nhận biết được những thông tin chính của văn bản. Tóm tắt được văn bản đã đọc. Nhận biết được đặc điểm của một số loại văn bản thông tin thông dụng, đơn giản (văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện công việc hoặc cách làm cách sử dụng một sản phẩm; thư, đơn, báo cáo công việc). Nhận biết bố cục của văn bản: phần đầu, phần giữa (phần chính), phần cuối. Nhận biết được thông tin của văn bản qua hình ảnh, số liệu... Nêu được vấn đề gợi ra từ văn bản có ý nghĩa đối với bản thân hay cộng đồng.
  • Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân về một nhân vật trong văn học hoặc một người gần gũi, thân thiết. Viết được bài văn miêu tả con vật hoặc miêu tả cây cối. Viết được bài văn kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc... Bước đầu biết viết theo các bước: xác định nội dung viết; quan sát và tìm tư liệu để tìm ý và lập dàn ý; viết được đoạn văn/ bài văn theo dàn ý đã lập; chỉnh sửa bài văn/ đoạn văn (về bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).
  • Biết nói theo đề tài phù hợp chủ điểm được học: nói rõ ràng, tập trung vào mục đích và để tài, thể hiện được thái độ tự tin, biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ để tăng hiệu quả giao tiếp (có thể kết hợp sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, sơ đồ...). Kể lại được sự việc đã tham gia và biết chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ về sự việc đó. Trình bày những lí lẽ để củng cố một ý kiến hoặc nhận định về một vấn đề gần gũi với đời sống. Nghe và hiểu chủ đề, những chi tiết quan trọng trong câu chuyện, bước đầu kết hợp nghe và ghi lại những nội dung quan trọng khi nghe ý kiến của người khác. Biết tuân thủ quy tắc luân phiên lượt lời, tập trung vào vấn đề trao đổi, thảo luận. Biết đóng góp ý kiến trong quá trình trao đổi thảo luận.
  • Nhận biết được quy tắc viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức. Nhận biết công dụng của từ điển, biết cách tìm tủ và nghĩa của từ trong từ điển. Bước đầu hiểu nghĩa của một số thành ngữ đơn giản và nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng xuất hiện trong bài học. Nhận biết câu và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu. Biết sử dụng đầu gạch ngang dấu gạch nối.... Nhận biết đặc điểm và hiểu tác dụng của biện pháp nhân hoá. Nhận biết được câu chủ đề của đoạn văn, cấu trúc của văn bản.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
  • Bồi dưỡng trách nhiệm bảo vệ nền hòa bình thế giới.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập, đề kiểm tra.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1-2

Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được các chủ điểm đã học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

a. Dòng chữ trên mỗi cánh buồm cho biết điều gì?

b. Theo em, cần ghi những gì vào cánh buồm số 6, 7, 8?

c. Hình ảnh những chiếc thuyền đi từ sông ra biển có ý nghĩa như thế nào?

Chọn một phương án dưới đây hoặc đưa ra ý kiến của em.

Hành trình học tập dài lâu sẽ mang lại cho em những hiểu biết lớn lao.

Bằng con đường học tập, tương lai của em sẽ ngày càng rộng mở.

Nếu biết gom nhặt kiến thức mỗi ngày, em sẽ thành công.

- GV mời 1 HS đọc to những dòng chữ trên những chiếc khinh khí cầu.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, tìm câu trả lời

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ a. Mỗi cánh buồm trong tranh ghi lại tên của từng chủ điểm trong SHS Tiếng Việt 1. Thứ tự sắp xếp là chủ điểm 1 (Mỗi người một về) ở gần nhất, chủ điểm 8 ( Vì một thế giới bình yên) ở xa nhất. Mỗi chủ điểm mang đến cho chúng ta một thông điệp riêng và dạy cho chúng ta trưởng thành hơn. Những cánh buồm này đang đi từ sông ra biển.

+ b. Dòng chữ trên 3 cánh buồm phía xa lần lượt là: (6) Uống nước nhớ nguồn, (7) Quê hương trong tôi, (8) Vì một thế giới bình yên. Ý nghĩa của các chủ đề:

·        Chủ điểm 1. Mỗi người một vẻ: nhấn mạnh vào bản sắc cá nhân của từng HS, mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, mọi người xung quanh tôn trọng nét riêng đó.

·        Chủ điểm 2. Trải nghiệm và khám phá: Từng ngày trôi qua sẽ mang đến cho chúng ta những bài học mới, những trải nghiệm mới, giúp ta khám phá ra vẻ đẹp và giá trị của bản thân và cuộc sống quanh mình.

·        Chủ điểm 3. Niềm vui sáng tạo: Con người sẽ phát triển hơn lên khi chúng ta không ngừng sáng tạo và nỗ lực.

·        Chủ điểm 4. Chắp cánh ước mơ: Hãy biết ước mơ và hành động. Cuộc đời sẽ biến ước mơ của chúng ta thành hiện thực.

·        Chủ điểm 5. Sống để yêu thương: Đây chính là giá trị sống, ý nghĩa của cuộc sống mà mỗi chúng ta đang theo đuổi và vươn tới Cuộc đời sẽ đẹp hơn nếu chúng ta biết sống để yêu thương.

·        Chủ điểm 6. Uống nước nhớ nguồn vốn là một nét đẹp trong văn hoá của người Việt Nam chúng ta. Hãy biết ơn tất cả: từ những anh hùng trong lịch sử đến những con người bình dị của cuộc đời, tử ngọn cỏ đến nhành hoa....

·        Chủ điểm 7. Quê hương trong tôi: Nói về vẻ đẹp của quê hương đất nước, để chúng ta thêm tự hào vì được là người con đất Việt.

·        Chủ điểm 8. Vì một thế giới bình yên: Hãy xác định nghĩa vụ của mỗi HS chúng ta trong thế giới ngày nay để góp phần làm cho thế giới tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

+ c. Cả 3 đáp án đều đúng.

Hoạt động 2: Tìm nội dung tương ứng với tên bài đọc.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm nội dung tương ứng với tên bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc bài tập 2: Tìm nội dung tương ứng với tên bài đọc.

- GV mời 2 HS đọc các câu lệnh SGK tr.135.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi, mỗi nhóm luân phiên hỏi và trả lời về 1 bài đọc.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS và chốt đáp án:

Tên bài

Nội dung

Bầu trời trong quả trứng.

Lời kể của chú gà con về những trải nghiệm của mình.

Sự tích con Rồng cháu Tiên.

Nguồn gốc, tổ tiên dân tộc Việt.

Cây đa quê hương.

Loài cây thân thương của làng quê Việt Nam.

Ngôi nhà của yêu thương.

Bức thư gửi một người bạn không nhà.

Chuyến du lịch thú vị.

Chuyến thăm Pa-ri của Dương.

Quả ngọt cuối mùa.

Tình cảm yêu thương gắn bó giữa bà

và con cháu

Vẽ màu.

Bức tranh sắc màu của bạn nhỏ về những sự vật xung quanh.

Hoạt động 3:  Đọc lại một bài em yêu thích (hoặc đọc thuộc lòng một bài thơ).

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Đọc lại một bài em yêu thích (hoặc đọc thuộc lòng một bài thơ).

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 3: Đọc lại một bài em yêu thích (hoặc đọc thuộc lòng một bài thơ).

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, mỗi HS chọn 1 bài trong SHS (tập một hoặc tập hai), sau đó đọc lại cho cả nhóm nghe (Nếu là thơ thì cần đọc thuộc lòng).

- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có).

- GV nhận xét, góp ý và khen ngợi HS.

Hoạt động 4: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm chủ ngữ, vị ngữ thích hợp.

b. Cách tiến hành

- GV giới thiệu luật chơi: Lớp có 6 nhóm tham gia chơi, mỗi nhóm 4 người. Có 3 vòng chơi. Sẽ có dấu loại qua các vòng để tìm ra 1 đội trao giải nhất.

- GV giới thiệu Vòng 1. GHÉP CHỦ NGỮ VỚI VỊ NGỮ THÍCH HỢP.

- GV làm sẵn 6 thẻ giấy, ghi các từ ngữ. Các nhóm ghép các thẻ giấy với nhau. 3 nhóm ghép nhanh và đúng nhất sẽ được vào vòng 2.

- GV chốt đáp án: Cây bằng trước ngõ đang nảy những chồi non; Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời; Đàn bướm vàng lượn bên những bông hoa.

- GV giới thiệu Vòng 2. ĐI TÌM VỊ NGỮ

- GV làm sản các thẻ giấy, HS viết tiếp vào các thẻ. Hoặc GV cho HS viết lên bảng, 2 nhóm viết cấu hợp lí và nhanh nhất sẽ được vào vòng 3.

- GV chốt đáp án:

1. Tô Hoài là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi

2. Những câu chuyện ông viết thường là về thế giới loài vật ngộ nghĩnh, đáng yêu

3. Truyện mà tớ thích đọc nhất là truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

- GV giới thiệu Vòng 3. ĐI TÌM CHỦ NGỮ

- Còn lại 2 nhóm thi với nhau Hình thức tổ chức giống với vòng 2.

- GV chốt đáp án:

1. Cây phượng thường nở hoa vào mùa hè.

2. Những cánh hoa phượng có màu đỏ rực rỡ, rập rờn như cánh bướm.

3. Học trò chúng em thường nhặt những cánh hoa, ép vào trang sổ.

- GV biểu dương và trao giải cho đội nhất.

- GV chốt lại bài học: Câu có 2 thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ. Hai thành phần này phải phù hợp với nhau về nghĩa.

Hoạt động 5: Giải ô chữ: Tiếng Việt lí thú

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm được ô chữ lí thú.

b. Cách tiến hành

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

- HS làm việc nhóm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu.

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS tham gia trò chơi.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tham gia.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tham gia.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, vỗ tay.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD BÀI: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

GIÁO ÁN WORD BÀI: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

GIÁO ÁN WORD BÀI: NIỀM VUI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD BÀI: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

GIÁO ÁN WORD BÀI: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN WORD BÀI. UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

 

GIÁO ÁN WORD BÀI: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

 
 
 

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

 
 
 

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI: NIỀM VUI SÁNG TẠO

 
 
 

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

 
 
 

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM TIẾNG VIỆT 4 KẾT NỐI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: NIỀM VUI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN

Chat hỗ trợ
Chat ngay