Giáo án dạy thêm Toán 4 kết nối Bài 50: Biểu đồ cột

Dưới đây là giáo án Bài 50: Biểu đồ cột. Bài học nằm trong chương trình Toán 4 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Toán 4 kết nối Bài 50: Biểu đồ cột

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 4 kết nối tri thức cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 50 - BIỂU ĐỒ CỘT

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:
  • Ôn tập cách đọc và nhận biết các đại lượng có trong biểu đồ cột.
  • Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tính toán từ các thông tin trong biểu đồ cột.
  • Thực hành nêu một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ cột.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ; tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán với các môn học khác.

Năng lực riêng:

  • Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học: Phân tích, so sánh, tính toán, rút ra nhận xét từ các thông tin trong biểu đồ cột.
  • Phát triển năng lực mô hình hóa toán học: Mô tả, giải thích một số tình huống thực tiễn bằng biểu đồ.
  • Phát triển năng lực giao tiếp toán học: Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt, giải thích các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
  1. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
  • Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  3. Thiết bị dạy học:

- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có)

- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Yêu cầu cần đạt: Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách thức thực hiện:

- GV đặt vấn đề: Cô có bảng thông kê ý kiến về con vật được lựa chọn nuôi trong gia đình của một nhóm học sinh như sau:

Con vật

Chó

Mèo

Thỏ

Số HS lựa chọn

8

6

4

6

Em sẽ lựa chọn loại biểu đồ nào đã học để thể hiện số học sinh lựa chọn vật nuôi trong gia đình?

- GV giải thích: Ở biểu đồ tranh (đã được học ở chương trình Toán 2), các số liệu được thể hiện bằng hình ảnh. Tuy nhiên, nếu quá nhiều hình ảnh sẽ gây bất tiện cho việc phân tích, xử lí số liệu. Do đó, sử dụng biểu đồ cột trong trường hợp này là hợp lí.

- GV chuyển sang nội dung ôn tập.

B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT

a. Yêu cầu cần đạt: Ôn lại kiến thức về biểu đồ cột.

b. Cách thức thực hiện:

- GV vẽ biểu đồ cột cho bài toán khởi động để minh họa:

- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi:

+ Biểu đồ cột bao gồm những thành phần nào?

+ Biểu đồ cột trên cho em biết điều gì?

- GV nhận xét, tuyên dương HS, sau đó chuyển sang nội dung làm bài tập.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Yêu cầu cần đạt: Củng cố kĩ năng đọc số liệu, so sánh, tính toán và rút ra nhận xét từ biểu đồ cột.

b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện:

Bài tập 1: Quan sát biểu đồ sau:

a. Biểu đồ cột ở trên biểu diễn điều gì?

b. Nêu tên các bạn trong nhóm.

c. Cho biết mỗi bạn ăn trưa trong bao lâu?

d. So sánh thời gian ăn trưa của các bạn:

+ Bạn nào ăn nhanh nhất, bạn nào ăn chậm nhất?

+ Bạn Lê ăn lâu hơn bạn Tú bao nhiêu phút?

+ Bạn Hà ăn nhanh hơn bạn Cúc bao nhiêu phút?

e. Có mấy bạn ăn bữa trưa nhanh hơn 30 phút. Có bạn nào ăn bữa trưa lâu hơn 1 giờ không?

- GV cho HS thảo luận cặp đôi.

- GV mời 1 - 2 HS đứng lên trả lời miệng kết quả, HS còn lại lắng nghe, nhận xét.

- GV chốt đáp án.

Bài tập 2:

Trong một đợt dịch bệnh, các tỉnh và thành phố trên cả nước đã hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho các gia đình gặp khó khăn. Số liệu được cho trong biểu đồ sau:

a. Trong tháng 8 năm 2021, khu vực này đã được hỗ trợ gạo mấy lần?

b. Khối lượng gạo hỗ trợ nhiều nhất là lần nào?

c. Tổng khối lượng gạo hỗ trợ khu vực đó trong tháng 8 là bao nhiêu ki-lô-gam?

d. Nếu khối lượng gạo của mỗi phần quà là 5 kg thì tổng số gạo trên chia được thành bao nhiêu phần quà?

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.

- GV mời đại diện 1-2 HS lên bảng trình bày đáp án, GV thu chấm vở của 3 HS bất kì.

- GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).

Bài tập 3:

Người quản lí của một cửa hàng ăn đã thống kê lượng thực phẩm (thịt, hải sản) dư thừa do khách để lại vào một ngày trong tuần.

Quan sát biểu đồ sau:

a. Từ thứ Năm đến Chủ nhật, lương thực phẩm dư thừa tăng hay giảm?

b. Viết dãy số liệu về khối lượng thực phẩm dư thừa ở từng ngày theo thứ tự từ ít đến nhiều.

c. Trong bốn ngày cuối tuần, trung bình mỗi ngày khách đã lãng phí bao nhiêu ki-lô-gam thực phẩm?

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập cá nhân, thu chấm vở của 3 HS bất kì.

- GV mời 2 HS lên bảng trình bày kết quả, HS còn lại quan sát, nhận xét.

- GV chốt đáp án đúng.

Bài tập 4: Quan sát biểu đồ sau và trả lời các câu hỏi:

a. Có những nghề nghiệp nào được các bạn học sinh lớp 4B lựa chọn?

b. Có bao nhiêu học sinh muốn trở thành bác sĩ?

c. Nghề nghiệp nào được ưa thích nhất?

d. Có bao nhiêu học sinh đã tham gia bình chọn? Biết mỗi học sinh chỉ được lựa chọn 1 nghề.

- GV yêu cầu HS hoàn thành cá nhân.

- GV mời 1 HS lên bảng trình bày đáp án.

- GV nhận xét, tuyên dương.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Yêu cầu cần đạt: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập.

b. Cách thức thực hiện:

- GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian).

 

 

 

 

- HS có thể trả lời là biểu đồ cột hoặc biểu đồ tranh.

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

- HS chú ý quan sát.

- HS trả lời:

+ Biểu đồ cột bao gồm:

·        Tên biểu đồ

·        Hàng dưới ghi tên các con vật.

·        Các số ghi ở bên trái chỉ số học sinh.

·        Mỗi cột biểu diễn số bạn học sinh lựa chọn vật nuôi trong gia đình.

·        Số ghi ở đỉnh cột chỉ số học sinh biểu biễn ở cột đó.

+ Biểu đồ cột trên cho biết:

·        Tên biểu đồ: Số học sinh lựa chọn vật nuôi trong gia đình.

·        Bốn con vật được nêu là: chó, mèo, thỏ, cá.

·        Có 8 HS chọn nuôi chó, 6 HS chọn nuôi mèo, 4 HS chọn nuôi thỏ và 6 HS chọn nuôi cá.

 

 

 

Đáp án bài 1:

a. Biểu đồ cột biểu diễn thời gian ăn bữa trưa của nhóm 1.

b. Các bạn trong nhóm là Hà, Cúc, Tú, Lê.

c. Hà ăn trong 25 phút, Cúc ăn trong 36 phút, Tú 20 phút và Lê 40 phút.

d.

+ Bạn Tú ăn nhanh nhất (mất 20 phút), bạn Lê ăn chậm nhất (mất 40 phút).

+ Bạn Lê ăn lâu hơn bạn Tú: 40 - 20 = 20 (phút)

+ Bạn Hà ăn nhanh hơn bạn Cúc: 36 - 25 = 11 (phút)

e. Có 2 bạn ăn trưa nhanh hơn 30 phút, là bạn Hà và Tú. Không có bạn nào ăn bữa trưa lâu hơn 1 giờ.

- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.

 

 

 

 

Đáp án bài 2:

a. Khu vực này đã được hỗ trợ gạo 4 lần.

b. Khối lượng gạo hỗ trợ nhiều nhất là lần 2 (12 000 kg).

c. Tổng khối lượng gạo hỗ trợ khu vực đó trong tháng 8 là:

10 000 + 12 000 + 11 000 + 9 000 =

42 000 (kg)

Đáp số: 42 000 kg

d. Nếu khối lượng gạo của mỗi phần quà là 5 kg thì tổng số gạo trên chia được thành số phần quà là:

42 000 : 5 = 8 400 (phần quà)

Đáp số: 8 400 phần quà

 

 

 

- HS chữa bài.

 

 

 

Đáp án bài 3:

a. Từ thứ Năm đến Chủ nhật, lương thực phẩm dư thừa tăng dần.

b. Dãy số liệu về khối lượng thực phẩm dư thừa ở từng ngày theo thứ tự từ ít đến nhiều là: 26; 30; 50; 70.

c. Trong bốn ngày cuối tuần, trung bình mỗi ngày khách đã lãng phí số ki-lô-gam thực phẩm là:

(26 + 30 + 50 + 70) : 4 = 44 (kg)

Đáp số: 44 kg

 

 

 

 

- HS quan sát, sửa bài.

 

 

 

Đáp án bài 4:

a. Nghề nghiệp được các bạn lớp 4B lựa chọn là: Họa sĩ, ca sĩ, công an, giáo viên, bác sĩ.

b. Có 6 học sinh muốn trở thành bác sĩ.

c. Giáo viên là nghề nghiệp được yêu thích nhất vì có nhiều học sinh lựa chọn nhất (9 học sinh).

d. Số học sinh tham gia bình chọn là:

5 + 6 + 8 + 9 + 6 = 34 (học sinh)

Đáp số: 34 học sinh

 

 

 

- HS quan sát, nhận xét.

 

 

 

- HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV.

 

Trường:.....................

Lớp:............................

Họ và tên:...................

PHIẾU HỌC TẬP

I. Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Quan sát biểu đồ dưới đây và trả lời Câu 1 - 2:

Câu 1: Biểu đồ biểu diễn điều gì?

A. Thể hiện tên của các môn thể thao phổ biến.

B. Số liệu về môn thể thao yêu thích nhất của mỗi bạn.

C. Số liệu về môn thể thao được các bạn chơi trong tuần.

D. Số liệu về các bạn chơi thể thao trong lớp.

Câu 2: Có bao nhiêu bạn yêu thích môn cầu lông?

A. 2 bạn

B. 6 bạn

C. 8 bạn

D. 5 bạn

Biểu đồ dưới đây thể hiện số sách một cửa hàng bán được trong năm tháng. Quan sát biểu đồ rồi trả lời Câu 3 - 5:

Câu 3: Cửa hàng bán được nhiều sách nhất vào tháng mấy?

A. Tháng Một

B. Tháng Ba

C. Tháng Tư

D. Tháng Năm

Câu 4: Tổng số sách cửa hàng bán được trong cả 5 tháng là

A. 358 quyển

B. 385 quyển

C. 298 quyển

D. 305 quyển

Câu 5: Nếu giá tiền của mỗi cuốn sách là 9 500 đồng thì tháng Hai và tháng Năm cửa hàng bán được số tiền là

A. 1 059 000 đồng

B. 1 159 000 đồng

C. 1 950 000 đồng

D. 950 000 đồng

II. Phần tự luận

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 4 kết nối tri thức cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 2: GÓC VÀ ĐƠN VỊ ĐO GÓC

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 3: SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐẠI LƯỢNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 5: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 6: ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC. ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 7: ÔN TẬP HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 8: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 9: LÀM QUEN VỚI YẾU TỐ THỐNG KÊ, XÁC SUẤT

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 10: PHÂN SỐ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 11: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ, PHÂN SỐ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐỀ 12: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA PHÂN SỐ

Chat hỗ trợ
Chat ngay