Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Giáo án Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật sách Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của GDKTPL 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

BÀI 10. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  • Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.
  • Đánh giá được hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
  • Thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện những hoạt động học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về quyền bình đẳng của công dân trước Pháp luật; ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ công dân và phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
  • Năng lực phát triển bản thân: Rút ra bài học cho bản thân trong việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; tự đặt ra mục tiêu, kế hoạch rèn luyện để thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật trong đời sống hằng ngày.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; có khả năng tham gia các hoạt động chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội bảo đảm được quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  1. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ, trung thực và có trách nhiệm trong việc thwucj hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  • Nhân ái, tôn trọng mọi người.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.67.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quyền bình đẳng của công dân.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu quyền bình đẳng của công dân mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 nhóm HS trả lời câu hỏi:

+ Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

+ Bình đẳng giữa ông bà và cháu

+ Bình đẳng giữa anh chị em

+ Bình đẳng giữa cha mẹ và con.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bình đẳng trước pháp luật là quyền cơ bản của công dân, được quy định tại Điều 16 Hiến pháp năm 2013 và trong các luật liên quan, được Nhà nước tôn trọng và bảo đảm thực hiện.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 10. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định cơ bản của công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp, tình huống trong SHS tr.67-68 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2-3 HS đọc to các thông tin, trường hợp, tình huống trong SHS tr.67-68.

- GV chia lớp thành 4 nhóm và thực hiện yêu cầu:

+ Nhóm 1: Trong trường hợp 1 các bạn học sinh lớp 12A được hưởng quyền gì? Các bạn ấy có bị phân biệt đối xử vì hoàn cảnh gia đình không?

+ Nhóm 2: Ở trường hợp 2 thể hiện quyền nào của công dân?

+ Nhóm 3: Trong trường hợp 1 vì sao cơ quan thuế không chấp nhận đề nghị nộp chậm thuế của bà V?

+ Nhóm 4: Em đồng ý với ý kiến của bạn Q hay bạn K? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp, tình huống SHS tr.67-68 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ  theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

a. Trong trường hợp 1 các bạn học sinh lớp 12A được hưởng quyền học tập. Các bạn ấy không bị phân biệt đối xử vì hoàn cảnh gia đình.

b. Ở trường hợp 2 thể hiện quyền tự do kinh doanh, của công dân.

c. Trong trường hợp 1,  cơ quan thuế không chấp nhận đề nghị nộp chậm thuế của bà V vì tất cả công dân về nghĩa vụ như tuân theo Hiến pháp và pháp luật, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc,..... nên trường hợp bà V không được chấp nhận.

d. Em đồng ý với ý kiến của bạn Q vì tất cả công dân về nghĩa vụ như tuân theo Hiến pháp và pháp luật, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc... nên đóng thuế đầy đủ là nghĩa vụ chứ không phải ưu tiên cho bạn K.

- GV mời HS nêu về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Tìm hiểu khái niệm công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, độ tuổi,... nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật thì đều được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí mà Hiến pháp, pháp luật đã quy định.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định cơ bản của công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. HS đánh giá được hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí.

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin trong SHS tr.69-70 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2-3 HS đọc to các thông tin SHS tr.69-70.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ:

Từ các thông tin 1,2 em hãy cho biết vì sao bà X, bà Y ở thông tin 3 bị cáo C và D ở thông tin 4 đều bị xử lí do vi phạm pháp luật. Việc Đội quản lí thị trường huyện T và tòa án nhân dân tỉnh V  xử phạm những người vi phạm pháp luật để thể hiện công dân bình đẳng về nội dung nào?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hiểu như thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin SHS tr.69-70 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi:

+ Bà X, bà Y ở thông tin 3, bị cáo C và D ở thông tin 4 đều bị xử lí do vi phạm pháp luật, vì bất kì người nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình, không phân biệt.

+ Việc Đội quản lí thị trường huyện T ở thông tin 3 và Tòa án nhân dân tỉnh V ở thông tin 4 xử phạt những người vi phạm pháp luật đã thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

- GV mời HS nêu về công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

Công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí và bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải xử lí theo quy định của pháp luật, không phân biệt đó là người có chức, có quyền,....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội

  1. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các trường hợp SHS tr.70-71 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.
  2. Tổ chức hoạt động:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU

GIÁO DỤC KINH TẾ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. VĂN HÓA TIÊU DÙNG

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8. MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9. MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU

GIÁO DỤC KINH TẾ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6. VĂN HÓA TIÊU DÙNG

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8. MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9. MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ 

Chat hỗ trợ
Chat ngay