Giáo án Khoa học 5 chân trời bài 14: Sự lớn lên và phát triển của thực vật
Giáo án bài 14: Sự lớn lên và phát triển của thực vật sách Khoa học 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án khoa học 5 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 5 chân trời bài 14: Sự lớn lên và phát triển của thực vật
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 14: SỰ LỚN LÊN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
Cấu tạo của hạt.
Cây con mọc lên từ hạt.
Cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm; quan sát và phân tích hình ảnh, nội dung để sử dụng sơ đồ đã cho ghi chú được tên một số giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt và cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ; trình bày được sự lớn lên của cây con.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích một số việc làm như nêu được vai trò của nhị và nhụy trong quá trình thụ phấn, thụ tinh, tạo hạt và quả.
Năng lực khoa học tự nhiên:
Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được tên các bộ phận của hạt.
Nêu được ví dụ về cây con mọc lên từ thân, rễ, lá của một số thực vật có hoa.
Thực hành: Trồng cây bằng hạt và trồng cây bằng thân (hoặc lá, rễ).
3. Phẩm chất:
Chăm chỉ: Ham hiểu biết, tìm hiểu về sự lớn lên và phát triển của thực vật.
Trung thực: Trung thực trong tiến hành và báo cáo kết quả thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
Giáo án, máy tính, máy chiếu.
Hình ảnh liên quan đến bài học.
2. Đối với học sinh:
SHS.
Mẫu vật (một số hạt đậu xanh được đặt trên bông ẩm khoảng 2 – 3 ngày; một số đoạn thân (cảnh) rau khoai lang, rau húng quế) và dụng cụ (hai chậu trồng cây chứa đất, bình tưới cây).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về sự lớn lên và phát triển của thực vật. b. Cách tiến hành: - GV đặt câu hỏi: Cây đậu con ở hình 1 được mọc ra từ đâu? - GV mời 1 HS trình bày câu trả lời.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Hạt có cấu tạo như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài Bài 14 – Sự lớn lên và phát triển của thực vật – Tiết 1. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động: Tìm hiểu cấu tạo của hạt a. Mục tiêu: HS chỉ và nêu được tên các bộ phận cấu tạo của hạt. b. Cách thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK trang 51, thảo luận nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ: Chỉ và nói tên các bộ phận của hạt đậu. - GV mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét. - GV nhận xét và kết luận: Hạt đậu có cấu tạo gồm: vỏ hạt, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH a. Mục tiêu: HS tự khám phá cấu tạo của hạt từ mẫu vật thật; vẽ được sơ đồ cấu tạo của hạt. b. Cách thực hiện: - GV chia lớp thành các nhóm 6, phát phiếu thực hành và mẫu vật (một số hạt đậu có kích thước lớn, đặt trên bông ẩm 1 ngày) và dụng cụ (kính lúp cầm tay, que tăm có đầu nhọn) để tiến hành tìm hiểu cấu tạo của hạt. - GV hướng dẫn các nhóm tiến hành thực hiện thí nghiệm theo trình tự các bước: + Quan sát bên ngoài hạt. + Tách đôi theo đường rãnh hạt bằng que tăm có đầu nhọn. + Quan sát kĩ các bộ phận bên trong hạt bằng kính lúp và chia sẻ với bạn những điều quan sát được. + Vẽ và chú thích tên các bộ phận của hạt. - GV đặt câu hỏi: Em quan sát thấy gì trong hạt đậu? Chỉ và nói tên các bộ phận bên trong hạt đậu. - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ phần thảo luận và trình bày sản phẩm (vẽ, chú thích tên các bộ phận của hạt).
- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm làm tốt. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Về nhà tìm hiểu các giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt. |
- HS quan sát hình, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS trả lời: Cây đậu con mọc lên từ hạt.
- HS lắng nghe, ghi tên bài mới.
- HS quan sát hình, thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS tạo nhóm, nhận mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm và phiếu thực hành.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS thảo luận và chia sẻ trong nhóm.
- Đại diện HS trình bày: Tên các bộ phận bên trong của hạt: Phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe. - HS chuẩn bị cho tiết học sau.
|
TIẾT 2 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tái hiện lại kiến thức của tiết trước và tạo tâm thế vui vẻ để HS chuẩn bị vào tiết học tiếp theo. b. Cách thực hiện: - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Bắn tên”: + Cách chơi: Người quản trò hô to: “Bắn tên, bắn tên”, sau đó cả lớp sẽ đồng thanh đáp lại: “Tên gì, tên gì”. Người quản trò sẽ gọi tên của một bạn bất kì trong lớp và đưa ra những câu hỏi. Nếu bạn trả lời đúng, cả lớp sẽ vỗ tay. + GV mời một HS lên làm quản trò để điều khiển trò chơi. Người quản trò sẽ hỏi người chơi một trong các câu hỏi sau: Hạt có cấu tạo gồm những bộ phận nào? Điều kiện để hạt nảy mầm là gì? - GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học: Bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu các giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt. Chúng ta cùng vào Bài 14. Sự lớn lên và phát triển của thực vật – Tiết 2. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động: Mô tả các giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt a. Mục tiêu: HS mô tả được các giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt đậu. b. Cách thực hiện: - GV yêu cầu HS nhóm đôi quan sát hình 3 – 5 SGK trang 52, đọc nội dung trong các hộp thông tin bên dưới và thực hiện nhiệm vụ: Chọn ô chữ phù hợp với hình để mô tả các giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt đậu. - GV mời đại diện 3 cặp trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các cặp còn lại lắng nghe và bổ sung.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS rút ra kết luận về các giai đoạn phát triển chính của của cây con mọc lên từ hạt đậu: Thực vật có ba giai đoạn phát triển chính: nảy mầm, cây non, cây trưởng thành. + Giai đoạn nảy mầm: Hạt được đặt vào đất ẩm, hạt hút nước và phình lên. Sau đó, vỏ hạt nứt để rễ mầm nhú ra và cắm xuống đất. Rễ mầm phát triển dài thêm, mọc ra nhiều rễ con. + Giai đoạn cây con: Sau vài ngày, rễ mầm mọc nhiều hơn. Thân mầm lớn lên, dài ra và chồi mầm chui lên khỏi mặt đất. Hai lá mầm xòe ra. Chồi mầm lớn dần và sinh ra các lá mới. Hai lá mầm teo dần rồi rụng xuống. Cây con bắt đầu đâm chồi, rễ mọc nhiều hơn. + Giai đoạn cây trưởng thành: Cây trưởng thành ra hoa. Hoa được thụ phấn, thụ tinh và tạo thành quả đậu, bên trong quả chứa các hạt. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS trình bày được sự phát triển của cây con mọc lên từ hạt qua từng giai đoạn. b. Cách thực hiện: - GV yêu cầu HS nhóm đôi quan sát các hình 6a – 6g SGK trang 53, hoàn thành nhiệm vụ dưới đây vào phiếu học tập: Sắp xếp các hình sau theo đúng thứ tự về sự phát triển của cây dưa hấu mọc lên từ hạt và chia sẻ với bạn tên của từng giai đoạn. - GV mời đại diện 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS rút ra kết luận: Đối với các thực vật có hoa, cây con có thể được mọc lên từ hạt trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Về nhà tìm hiểu về cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. |
- HS tích cực tham gia trò chơi: + Hạt gồm phôi, vỏ hạt, chất dinh dưỡng dự trữ. + Hạt nảy mầm trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- Nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ.
- HS trình bày: + 3a – a: Hạt được đặt vào đất ẩm, hạt hút nước và phình lên. Sau đó, vỏ hạt nứt để rễ mầm nhú ra và cắm xuống đất. + 3b – b: Rễ mầm phát triển dài thêm, mọc ra nhiều rễ con. + 4a – d: Sau vài ngày, rễ mầm mọc nhiều hơn. Thân mầm lớn lên, dài ra và chồi mầm chui lên khỏi mặt đất. Hai lá mầm xòe ra. Chồi mầm lớn dần và sinh ra các lá mới. + 4b – c: Hai lá mầm teo dần rồi rụng xuống. Cây con bắt đầu đâm chồi, rễ mọc nhiều hơn. + 5a – g: Cây trưởng thành ra hoa. + 5b – e: Hoa được thụ phấn, thụ tinh và tạo thành quả đậu, bên trong quả chứa các hạt. - HS lắng nghe.
- HS nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ.
- Đại diện nhóm trình bày: Thứ tự các hình lần lượt là: + 6d: Hạt dưa hấu được gieo vào đất ẩm. + 6c: Thân mầm lớn lên, dài ra và chồi mầm chui lên khỏi mặt đất. Hai lá mầm xòe ra. + 6a: Chồi mầm lớn dần và sinh ra các lá mới. Cây con bắt đầu đâm chồi, rễ mọc nhiều hơn. + 6b: Cây dưa hấu bắt đầu phát triển. + 6g: Cây dưa hấu ra hoa. + 6e: Hoa được thụ phấn, thụ tinh và tạo thành quả dưa hấu, bên trong quả chứa các hạt. - HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS rút kinh nghiệm cho tiết học sau.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS tìm hiểu, chuẩn bị bài cho tiết học sau. |
TIẾT 3 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và nhắc lại những kiến thức của hai tiết học trước về cấu tạo của hạt, cây con mọc lên từ hạt. b. Cách tiến hành: - GV mời một số HS trả lời nhanh trước lớp: + Nêu cấu tạo của hạt. + Nêu điều kiện để hạt nảy mầm. + Mô tả quá trình phát triển của cây từ khi gieo hạt đến khi ra hoa, kết quả và tạo hạt.
……………………………
|
- HS trả lời: + Hạt gồm phôi, vỏ hạt, chất dinh dưỡng dự trữ. + Hạt nảy mầm trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. + Giai đoạn nảy mầm: Hạt được đặt vào đất ẩm, hạt hút nước và phình lên. Sau đó, vỏ hạt nứt để rễ mầm nhú ra và cắm xuống đất. Rễ mầm phát triển dài thêm, mọc ra nhiều rễ con. ……………………. |
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án kì I
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
- Một số đề kiểm tra giữa kì I
Phí giáo án
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
- Giáo án word: 450k/môn
- Giáo án Powerpoint: 500k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 900k/môn
2. Với các môn còn lại
- Giáo án word: 300k/môn
- Giáo án Powerpoint: 350k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
- Giáo án word: 1500k
- Giáo án Powerpoint: 1700k
- Trọn bộ word + PPT: 2500k
=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k đến lúc nhận học kì 1 gửi số còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo