Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Giáo án Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG 

BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ, MÔI TRƯỜNG VÀ 

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

(3 tiết) 

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những hành vi phù hợp. 

  • Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong một số tình huống đơn giản thường gặp; nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập.

Năng lực đặc thù:

  • Điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bbảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong một số tình huống đơn giản thường gặp; Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những hành vi phù hợp.

  • Phát triển bản thân: Thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Vận dụng được các kiến thức về quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên để phân tích, đánh giá, xử lí các tình huống có liên quan trong thực tiễn cuộc sống.

3. Phẩm chất:

  • trách nhiệmtrung thực trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.

  • Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức.

  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.97: Hãy kể lại một số việc em đã làm để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những việc đã làm để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS xem đoạn video clip dưới đây và trả lời câu hỏi: Hãy nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam?

https://www.youtube.com/watch?v=zVEb-ZM21Sk

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.97 và thực hiện nhiệm vụ: Hãy kể lại một số việc em đã làm để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS  trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

+ Sau khi xem đoạn video clip, em thấy rất tự hào vì đất nước Việt Nam sở hữu nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. 

+ Những việc em đã làm để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là:

  • Vứt rác đúng nơi quy định.

  • Không chặt cây, bẻ cành, hái hoa.

  • Luôn có ý thức sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn điện, nước.

  • Tham gia các chiến dịch trồng cây xanh.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bảo vệ di sản văn hoá, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ ó có hiệu quả, bên cạnh vai trò quản lí của Nhà nước, mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức, tích cực thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên, góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống dân tộc, tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá. 

- Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá trong một số tình huống đơn giản thường gặp; nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá. 

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, trường hợp trong SGK tr.97 – 99 để trả lời các câu hỏi.

GV rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về  quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khai thác các trường hợp để xác định các quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá; xác định những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá và hậu quả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện chung 1 nhiệm vụ).

- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr.98 - 99 để trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1. Trong những năm qua, nhà sưu tầm cổ vật N đã sưu tầm được hàng ngàn cổ vật, trong đó có nhiều cổ vật quý hiếm, có giá trị lớn về văn hoá, lịch sử. Phần lớn các cổ vật này được ông lựa chọn để trao tặng cho các bảo tàng, trường đại học để phục vụ trưng bày và giảng dạy. Số còn lại được ông trưng bày tại nhà hàng của mình ở một địa điểm du lịch để phục vụ du khách tham quan miễn phí.

 

Trường hợp 2. Ông S là người được chính quyền xã A giao trông coi đền P – một di tích văn hoá quốc gia có tuổi đời hàng trăm năm, gắn liền với nhiều sự tích về tín ngưỡng của người dân địa phương. Gần đây, trong lúc dọn dẹp vệ sinh, ông S phát hiện đền bị mất trộm nhiều cổ vật có giá trị, tuy nhiên, lo sợ bị trách phạt nên ông không báo cáo sự việc với cơ quan chức năng.

1. Trong trường hợp 1, ông N đã thực hiện quyền, nghĩa vụ gì của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá?

2. Trong trường hợp 2, ông S có vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá không? Vì sao? Hành vi của ông S có thể dẫn tới những hậu quả gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

+ Trong trường hợp 1, ông N đã thực hiện quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị di sản văn hoá; quyền sở hữu hợp pháp di sản văn hoá; quyền và nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. 

+ Trong trường hợp 2:

  • Hành vi của ông S đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, vì pháp luật quy định tổ chức, cá nhân quản lí trực tiếp di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hoá bị mất. Tuy nhiên, khi ông S phát hiện ngôi đền của mình đang trông coi bị mất trộm nhiều cổ vật có giá trị, lại cố tình che giấu, không báo cáo với cơ quan chức năng để có biện pháp can thiệp kịp thời.

  • Hành vi của ông S có thể dẫn đến những hậu quả như: gây chậm trễ trong quá trình truy tìm, thu hồi cổ vật dẫn đến cổ vật bị huỷ hoại, thất lạc không tìm lại được; gián tiếp dung túng cho kẻ gian tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp cổ vật; ông S có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật….

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chốt nội dung kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá

- Công dân có quyền:

+ Hưởng thụ và tiếp cận các giá trị di sản văn hoá; 

+ Được tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá; 

+ Được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ di sản văn hoá;

+ Được thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá theo quy định của pháp luật;…

- Công dân có nghĩa vụ:

+ Chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá;

+ Tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá;

+ Thông báo địa điểm phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hoạt động 2. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong một số tình huống đơn giản thường gặp; nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, trường hợp trong SGK tr.99 – 101 để trả lời các câu hỏi.

GV rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện chung 1 nhiệm vụ).

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK tr.99 - 101 để trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1. Ông K mới mở một xưởng gia công các sản phẩm nhựa và gỗ ở mảnh đất liền kề nhà chị B. Hoạt động sản xuất từ xưởng gây tiếng ồn rất lớn và tạo ra nhiều bụi nhưng ông K không sử dụng bất kì phương pháp chống ồn, chống ô nhiễm môi trường nào. Không đồng tình với việc làm của ông K chị B và những người dân sống xung quanh xưởng gia công đã làm đơn đề nghị chính quyền can thiệp.

Trường hợp 2. Trong khoảng thời gian từ ngày 19 – 8 – 2021 đến ngày 22 – 9 – 2021, ông T (là quản lí vận chuyển hàng hoá của Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường A) đã bàn bạc, thống nhất với ông H và ông S, thông qua một số lái xe của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Môi trường xanh D vận chuyển 630.840kg chất thải từ Công ty A và 34.890kg chất thải từ Công ty X ở khu công nghiệp Z đem đổ ra môi trường. Dưới sự hướng dẫn của ông S và ông H, các lái xe đã đổ 652.295kg chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại xuống bờ sông và đổ 13.435kg chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại ra vệ đường.

Trường hợp 3. Mặc dù không được cơ quan chức năng cấp giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản nhưng ông Q đã tự ý sử dụng một số phương tiện, máy móc, tiến hành khai thác cát xây dựng tại khu vực thượng nguồn lòng hồ thuỷ điện Đ để bán cho những tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Trong thời gian từ tháng 1 – 2023 đến tháng 9 – 2023 ông Q đã thực hiện khai thác khoảng hơn 6.000m3 cát, trị giá hơn 2 tỉ đồng.

Trong các trường hợp trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Vì sao? Theo em, hành vi vi phạm đó có thể dẫn tới những hậu quả gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

+ Trong trường hợp 1:

  • Hành vi: Ông K đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường vì gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh; xâm phạm quyền được sống trong môi trường trong lành của những hộ dân xung quanh xưởng gia công.

  • Hành vi của ông K có thể dẫn đến những hậu quả như: gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và cuộc sống bình thường của người dân; gây ô nhiễm không khí; khiến ông K phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật;...

+ Trong trường hợp 2:

  • Hành vi: Ông T, ông H, ông S và những người có liên quan đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên vì vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kĩ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

  • Hành vi này có thể gây ra những hậu quả như: gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước sông và nguồn nước ngầm; ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, cuộc sống của người dân; huỷ hoại hệ sinh thái dưới sông; khiến những người vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật;...

………………..

2. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Quyền của công dân:

+ Được sống trong môi trường trong lành, không bị ô nhiễm;

+ Được khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật; 

+ Được tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật;

+ Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên với cơ quan có thẩm quyền; 

+ Được tiếp cận, tìm hiểu các thông tin về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật;...

- Nghĩa vụ của công dân:

+ Tuân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên;

+ Tôn trọng các quyền trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên của người khác; 

+ Chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lí và chịu trách nhiệm pháp lí khác theo quy định của pháp luật nếu gây sự cố môi trường, huỷ hoại tài nguyên thiên nhiên,...

 

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA, XÃ HỘI

Chat hỗ trợ
Chat ngay