Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế
Giáo án Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
BÀI 14: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm, vai trò, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia.
Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đơn giản.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế.
Năng lực đặc thù:
Điều chỉnh hành vi: Đồng tình, ủng hộ những hành vi phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; phê phán những hành vi vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
3. Phẩm chất:
Có trách nhiệm trong việc đánh giá hành vi vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.
Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức.
Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.103 về văn bản hoặc quy phạm pháp luật quốc tế.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, chủ thể của luật quốc tế là những ai?
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.103 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu tên một văn bản hoặc một quy phạm pháp luật quốc tế mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời:
+ Chủ thể của pháp luật của tế là các quốc gia có chủ quyền, các tổ chức quốc tế thành lập có Điều lệ phù hợp với những nguyên tắc của pháp luật quốc tế hiện đại; các dân tộc đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết để lập nhà nước của mình.
+ Văn bản luật quốc tế: Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước 1996 về các quyền dân sự và chính trị, Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, Công ước về phòng ngừa và trừng trị tội diệt chủng, Công ước quốc tế về loại trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc…
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Do nhu cầu thiết lập hoà bình, an ninh quốc tế, chấm dứt xung đột, bảo đảm quyền con người và phát triển sự hợp tác giữa các quốc gia mà những nguyên tắc và những quy phạm pháp luật quốc tế hiện đại đã hình thành và ngày càng phát triển. Việc thiết lập quan hệ giữ các quốc gia trong lình vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, cũng như giải quyết tranh chấp, xung đột giữa các chủ thể đó hiện nay đều phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật quốc tế. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm và vai trò của pháp luật quốc tế
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm và vai trò của pháp luật quốc tế.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, trường hợp trong SGK tr.103 – 104 để trả lời các câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về khái niệm và vai trò của pháp luật quốc tế.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và vai trò của pháp luật quốc tế theo chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và trường hợp trong SGK tr.104 để trả lời câu hỏi:
1. Em hãy cho biết nội dung thông tin và trường hợp trên thể hiện được những vai trò gì của pháp luật quốc tế. 2. Từ các thông tin và sự hiểu biết của bản thân, em hiểu thế nào là pháp luật quốc tế? Vai trò của pháp luật quốc tế được thể hiện ở những điểm cơ bản nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận: 1. Nội dung thông tin phản ánh vai trò của luật quốc tế trong điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Trong vụ việc được nêu ở tình huống, pháp luật quốc tế có vai trò là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. 2. (DKSP). - GV yêu cầu 2 nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chốt nội dung kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Khái niệm và vai trò của pháp luật quốc tế - Khái niệm: + là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên. + trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện. + để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. - Vai trò: + Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc giữa các chủ thể khác của pháp luật quốc tế phát sinh trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội,...) của đời sống quốc tế nhằm giữ gìn hoà bình, an ninh, bảo đảm nhân quyền và vì sự phát triển của thế giới. + Là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế. + Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, trường hợp trong SGK tr.105 – 107 để trả lời các câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế theo chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm). - GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK tr.107 để trả lời câu hỏi:
1. Em hãy cho biết, việc các quốc gia tham gia thành lập, xin gia nhập và rút khỏi EU ở thông tin 1 phù hợp với những nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật quốc tế. Vì sao? 2. Theo em, hành vi thực hiện chính sách cấm vận kinh tế, thương mại, tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba ở thông tin 2 là sự vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật quốc tế? Vì sao? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: 1. Việc các quốc gia tham gia thành lập, xin gia nhập và rút khỏi EU phù hợp với những nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác, nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia. Bởi vì: Các quốc gia tham gia đàm phán để thành lập và xin gia nhập EU là phù hợp với các nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác, nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia vì các quốc gia tham gia liên minh để hợp tác với nhau cùng phát triển, các quốc gia thành viên của liên minh đều bình đẳng về chủ quyền với nhau, mỗi quốc gia đều có quyền quyết định tham gia hay không tham gia vào liên minh này trên cơ sở quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc. Việc nước Anh xin rút khỏi EU là phù hợp với nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc. 2. Hành vi thực hiện chính sách cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba là sự vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác và nguyên tắc quyền bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia. Bởi vì, với lệnh cấm vận của Mỹ, các doanh nghiệp của Mỹ và nhiều nước khác không thể thiết lập quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá đối với Cuba, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân Cuba. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chốt nội dung kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế - Pháp luật quốc tế có cắc nguyên tắc cơ bản sau: + Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế. + Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. + Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. + Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác. + Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc. + Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia. + Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế. - Tất cả các quốc gia khi thiết lập quan hệ với các quốc gia khác trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế đều phải dựa trên cơ sở và tuân thủ các nguyên tắc này. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, trường hợp trong SGK tr.108 – 109 để trả lời các câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia theo chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm). - GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK tr.108 để trả lời câu hỏi:
1. Theo em, các thông tin trên đề cập tới mối quan hệ nào giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia? Mối quan hệ đó được biểu hiện như thế nào? 2. Từ các thông tin trên, em hãy nêu khái quát tác động qua lại giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia. Cho ví dụ minh hoạ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: 1. Các thông tin trên đề cập tới mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia. Mối quan hệ đó được biểu hiện như sau: quy định trong Công ước về Ấn định lương tối thiểu năm 1970 của Tổ chức Lao động Quốc tế là cơ sở để Nhà nước Việt Nam xây dựng các quy định trong Bộ luật Lao động của Việt Nam, bảo đảm cho các quy định trong Bộ luật Lao động của Việt Nam phù hợp, không trái với quy định trong Công ước về Ấn định lương tối thiểu năm 1970 của Tổ chức Lao động Quốc tế. Ngược lại, việc nội luật hoá các quy định của WTO và sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định trong các đạo luật của nước ta cho phù hợp với quy định của tổ chức quốc tế này đã góp phần mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh, tầm ảnh hưởng và thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc tế. ………………. | 3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia - Pháp luật quốc tế và luật quốc gia có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau. + Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện quy định của luật quốc gia, bảo đảm cho luật quốc gia phù hợp với yêu cầu của pháp luật quốc tế. + Luật quốc gia tạo cơ sở cho sự hình thành và góp phần thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc tế. + Quy định trong các đạo luật của quốc gia phải phù hợp, không được trái với quy định của pháp luật quốc tế.
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức