Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Giáo án Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức đủ cả năm

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN 

TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

(3 tiết) 

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.

  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân và gia đình bằng những hành vi phù hợp.

  • Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình trong một số tình huống đơn giản thường gặp; nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân và gia đình.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế.

Năng lực đặc thù:

  • Điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình trong một số tình huống đơn giản thường gặp; Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân và gia đình bằng những hành vi phù hợp.

  • Phát triển bản thân: Thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.

  • Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Vận dụng được các kiến thức về quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình để phân tích, đánh giá, xử lí các tình huống có liên quan trong thực tiễn cuộc sống.

3. Phẩm chất:

  • Có trách nhiệm và trung thực trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.

  • Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Power Point,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức.

  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Theo em, công dân có những quyền gì trong hôn nhân và gia đình?

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quyền của công dân trong hôn nhân và gia đình.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.74 và thực hiện nhiệm vụ: 

Theo em, công dân có những quyền gì trong hôn nhân và gia đình?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

Công dân có quyền tự do kết hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn và có quyền yêu cầu Toà án giải quyết li hôn để chấm dứt hôn nhân theo quy định của pháp luật.

- Những HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và được cụ thể hoá trong Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng khác của quốc gia. Thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ này sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam công bằng, văn minh, tiến bộ. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.

- Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân trong một số tình huống đơn giản thường gặp; nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, trường hợp trong SGK tr.74 – 77 để trả lời các câu hỏi.

GV rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khai thác các trường hợp SGK tr. 76, 77 – Xác định quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr.76-77 để trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1. Sau khi kết hôn, vợ chồng anh D, chị A sinh được 2 người con. Do tính chất công việc, anh D phải sống xa nhà, thỉnh thoảng mới về quê thăm gia đình. Gần đây, chị A đi thăm chồng thì phát hiện anh D đang chung sống như vợ chồng với chị O. Hai người còn chụp ảnh cưới, tổ chức đám cưới tại nhà hàng với sự tham dự của gia đình chị O và bạn bè hai bên.

 

Trường hợp 2. Tròn 16 tuổi, S được bố mẹ tổ chức đám cưới với anh họ (con trai của chị gái ruột bố của S). Sau khi kết hôn, vì không có ruộng đất nên S phải đi làm thuê khắp nơi kiếm tiền chăm lo cho gia đình. Năng lực có hạn, việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh khiến cuộc sống của vợ chồng S càng ngày càng khó khăn, nhất là khi S sinh con gái đầu lòng và cháu bé không may bị nhiều dị tật bẩm sinh trên cơ thể khiến sức khoẻ suy yếu.

 

Trường hợp 3. Anh B và chị H kết hôn được 5 năm và đã có một con nhỏ. Trong thời gian chung sống, anh B nhiều lần có hành vi bạo hành vợ khi say rượu. Khuyên can chồng không được, chị H ngỏ ý muốn li hôn nhưng bị bố mẹ đẻ ngăn cản do sợ ảnh hưởng đến thanh danh, thể diện gia đình. Anh B cũng đe doạ, nếu chị H li hôn thì anh sẽ làm hại chị cùng con nhỏ.

 

Trường hợp 4. Anh M tâm sự với vợ (chị K) muốn mua một căn nhà, khoản tiền cần trả trước là 400 triệu đồng, khoản vay là 1,8 tỉ đồng. Tuy nhiên, anh M hiện đang trong danh sách khách hàng có khoản nợ xấu nên hai vợ chồng không thể vay thêm tiền ngân hàng. Anh bàn với vợ li hôn giả để chị K sau khi độc thân thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi nợ xấu của anh và có thể vay tiền mua nhà. Chị K rất tin tưởng chồng nên đã đồng ý làm theo. Tuy nhiên, sau khi chị K rút hết khoản tiền vay được đưa cho anh M thì anh không mua nhà như đã thoả thuận trước đó. Anh chuyển về quê sinh sống và mở trang trại nuôi lợn trên mảnh đất của bố mẹ để lại. Khi chị K tìm về quê thì phát hiện anh M đã đăng kí kết hôn và chuẩn bị tổ chức đám cưới với một người phụ nữ cùng làng.

 

Trong các trường hợp trên, các chủ thể đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

a. Khai thác các trường hợp SGK tr. 76, 77 – Xác định quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

+ Trong trường hợp 1, anh D và chị O vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong kết hôn, vì theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: cấm người đang có vợ mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ. Do đó, khi anh D đã có vợ mà anh và chị O vẫn chung sống như vợ chồng, vẫn tổ chức đám cưới là vi phạm quy định của pháp luật.

+ Trong trường hợp 2, S và chồng (anh họ) vi phạm quy định của pháp luật quyền và nghĩa vụ của công dân trong kết hôn, vì khi kết hôn với chồng, S chỉ mới 16 tuổi, chưa đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì những trường hợp có họ trong phạm vi ba đời sẽ không được kết hôn với nhau. S và chồng là anh em họ, do đó, hai người có mối quan hệ huyết thống đời thứ 3 với nhau. Như vậy, mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng S là trái pháp luật (vi phạm điểm d khoản 2 Điều 5 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

+ Trong trường hợp 3, bố mẹ chị H và anh B vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong li hôn, vì pháp luật quy định: cấm hành vi cản trở li hôn nhưng bố mẹ chị H và anh B lại dùng nhiều cách để ngăn cản chị H thực hiện quyền li hôn của mình.

+ Anh M, chị K vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong li hôn, vì pháp luật cấm hành vi li hôn giả nhưng anh M và chị K vẫn thực hiện hành vi này để tránh ảnh hưởng từ nợ xấu ngân hàng. Ngoài ra, anh M còn có dấu hiệu lừa dối chị K để li hôn vì mục đích trục lợi, do đó, hành vi của anh M là vi phạm pháp luật.

Nhiệm vụ 2: Khai thác các trường hợp SGK tr. 76, 77 – Xác định hậu quả của hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm), thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Theo em, hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân có thể dẫn đến những hậu quả gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Khai thác các trường hợp SGK tr. 76, 77 – Xác định hậu quả của hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân có thể dẫn đến những hậu quả như: khiến công dân gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện các quyền kết hôn, li hôn của mình; ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tinh thần, tính mạng; ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em; ảnh hưởng xấu đến chất lượng dân số; gia tăng đói nghèo; gây rối loạn an ninh trật tự, an toàn xã hội; người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật;...

Nhiệm vụ 3: Quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tổng hợp kiến thức và trả lời câu hỏi:

Nêu quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chốt lại nội dung kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

- Công dân có quyền tự do kết hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.

- Công dân có quyền yêu cầu Toà án giải quyết li hôn để chấm dứt hôn nhân theo quy định của pháp luật.

- Công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật trong kết hôn, li hôn; phải tôn trọng quyền kết hôn, li hôn của người khác.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

- Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng trong một số tình huống đơn giản thường gặp; nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, trường hợp trong SGK tr.77 – 79 để trả lời các câu hỏi.

GV rút ra kết luận về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng trong hôn nhân.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khai thác trường hợp 1 SGK tr. 78 - Xác định các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr.78 để trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1. Chị Y được lãnh đạo công ty tạo điều kiện cho tham gia khoá học chuyên ngành để quy hoạch vào vị trí quản lí nhưng chị băn khoăn vì nếu đi học thì sẽ không có nhiều thời gian chăm sóc cho gia đình. Chị tâm sự với chồng thì được anh D động viên đi học để nâng cao trình độ và có công việc tốt hơn trong tương lai. Anh D cũng chủ động sắp xếp thời gian để chăm sóc con và làm việc nhà, tạo điều kiện để chị Y yên tâm đi học.

Em hãy xác định các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng được thể hiện ở trường hợp 1.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

2.1. Quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng

a. Khai thác trường hợp 1 SGK tr. 78 - Xác định các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng

Trong trường hợp 1, anh D đã thực hiện quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ vợ phát triển về mọi mặt (nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ,...) và nghĩa vụ cùng vợ chia sẻ, thực hiện các công việc gia đình thông qua việc động viên chị Y đi học để nâng cao trình độ và có công việc tốt hơn trong tương lai, chủ động sắp xếp thời gian để chăm sóc con và làm việc nhà, tạo điều kiện để chị Y yên tâm đi học.

Nhiệm vụ 2: Khai thác trường hợp 2 SGK tr.78 – Xác định hậu quả của hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr.78 để trả lời câu hỏi:

Trường hợp 2. Vợ chồng anh A và chị B đều có công việc ổn định, thu nhập tương đối cao. Tuy nhiên, là người gia trưởng nên anh A luôn tự ý quyết định mọi việc trong nhà, không quan tâm đến ý kiến của chị B. Anh quản lí chặt chẽ nguồn tài chính của gia đình, mỗi lần cần tiền chi tiêu, chị B đều phải xin chồng và bị anh A tra xét từng khoản. Nếu chị B chi tiêu không đúng ý chồng thì sẽ bị anh A mắng chửi.

Trong trường hợp 2, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng? Hành vi vi phạm đó có thể dẫn đến những hậu quả gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Khai thác trường hợp 2  SGK tr.78 – Xác định hậu quả của hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng

+ Trong trường hợp 2, anh A đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Cụ thể, anh A đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong cả quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản khi luôn tự ý quyết định mọi việc trong nhà, không quan tâm đến ý kiến của chị B và quản lí tất cả nguồn tài chính của gia đình, buộc chị B phải xin từng đồng và mắng chửi chị khi chị chỉ tiêu không đúng ý dù số tiền của gia đình có một phần do chị B lao động mà có.

+ Hành vi vi phạm của anh A có thể dẫn đến những hậu quả như: xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp trong gia đình của chị B; gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tinh thần của chị B; ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ của các thành viên trong gia đình; gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ hôn nhân;...

Nhiệm vụ 3: Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm).

- GV hướng dẫn HS tổng hợp kiến thức và trả lời câu hỏi:

Nêu quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng trong hôn nhân.

GV trình chiếu cho HS xem video về quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng:

https://www.youtube.com/watch?v=fo9r9ee603w&ab_channel=Lu%E1%BA%ADtHo%C3%A0ngAnh 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chốt kiến thức: 

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

c. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng

Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản; có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình; có nghĩa vụ yêu thương, chung thuỷ, tôn trọng lẫn nhau; có quyền và nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau phát triển về mọi mặt; có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình.

 

   

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình.

- Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình trong một số tình huống đơn giản thường gặp; nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, trường hợp trong SGK tr.79 – 81 để trả lời các câu hỏi.

GV rút ra kết luận về quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khai thác trường hợp 1 SGK tr. 80 - Nêu quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr.80 để trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1. Gia đình M có bốn thế hệ cùng chung sống, các thành viên luôn hoà thuận, yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Ông bà, bố mẹ M luôn giữ nếp sống mẫu mực, nêu gương tốt cho con, cháu học tập. M cùng các anh, chị, em và cháu của mình cũng rất ngoan ngoãn, hiếu thảo. Mọi người đều tự giác tham gia các công việc chung của gia đình, làm việc, đóng góp công sức, tài chính theo năng lực của bản thân để duy trì cuộc sống chung và tích luỹ cho tương lai.

Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi chủ thể trong trường hợp 1? Pháp luật quy định giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình có những quyền và nghĩa vụ gì? 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

2.2. Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình

a. Khai thác trường hợp 1 SGK tr. 80 - Nêu quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình

+ Trong trường hợp 1, M cùng người thân của mình đã thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình khi luôn hoà thuận, yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau và tự giác tham gia các công việc chung của gia đình, làm việc, đóng góp công sức, tài chính theo năng lực của bản thân để duy trì cuộc sống chung và tích luỹ cho tương lai. Ông bà, bố mẹ M đã thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ yêu thương con cháu; sống mẫu mực, trở thành tấm gương tốt cho con cháu học tập. M cùng các anh, chị, em và cháu của mình cũng thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc lẫn nhau; yêu quý, hiếu thảo, tôn trọng người lớn tuổi trong gia đình.

+ Pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình:

• Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh, toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD PHẦN MỘT. GIÁO DỤC KINH TẾ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 3: Bảo hiểm
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 4: An sinh xã hội

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. QUẢN LÍ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

GIÁO ÁN WORD PHẦN HAI. GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7. MỘT SỐ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ KINH TẾ

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HOÁ, XÃ HỘI

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

II. GIÁO ÁN POWERPOINT GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN MỘT. GIÁO DỤC KINH TẾ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 3: Bảo hiểm
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 4: An sinh xã hội

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6. QUẢN LÍ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN HAI. GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7. MỘT SỐ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ KINH TẾ

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HOÁ, XÃ HỘI

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia (P2)
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế (P2)

III. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ, XÃ HỘI

Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối CĐ 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hoá, xã hội (P1)
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối CĐ 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hoá, xã hội (P2)

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP

Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối CĐ 2 Phần 1: Khái niệm Luật Doanh nghiệp
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối CĐ 2 Phần 2: Một số nội dung cơ bản của Luật Doanh nghiệp
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối CĐ 2 Luyện tập - Vận dụng

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối CĐ 3 Phần 1: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối CĐ 3 Phần 2: Đường lối, chính sách và giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối CĐ 3 Phần 3: Thành tựu, hạn chế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối CĐ 3 Phần 4: Công dân toàn cầu, hợp tác quốc tế và giải quyết xung đội quốc tế về kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối CĐ 3 Luyện tập - Vận dụng

IV. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án điện tử chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối CĐ 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hóa, xã hội
Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối CĐ 2: Một số vấn đề về Luật Doanh nghiệp
Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối CĐ 3: Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chat hỗ trợ
Chat ngay