Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

Giáo án Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế sách Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 

BÀI 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

(5 tiết) 

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế.

  • Giải thích được hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết đối với mọi quốc gia.

  • Liệt kê được các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.

  • Xác định được trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế quốc tế.

  • Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi không chấp hành chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi không chấp hành chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • Phát triển bản thân: Xác định được trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế quốc tế.

  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu và đưa ra được dẫn chứng thực tế về hội nhập kinh tế quốc tế trong một số trường hợp cụ thể; Tham gia tuyên truyền việc chấp hành các chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước.

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm, tự giác, tích cực trong việc tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.

  • Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức.

  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.18 về một tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia và lợi ích của việc tham gia đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia và lợi ích của việc tham gia đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: 

Em hãy nêu tên một tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia và cho biết lợi ích của việc tham gia đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 cặp đôi trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

+ Tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia là: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO - World Trade Organization).

+ Lợi ích khi Việt Nam tham gia WTO:

  • Tiếp cận các thị trường lớn trên thế giới với những điều kiện thương mại thuận lợi hơn, tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước.

  • Thu hút nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc tế vào Việt Nam.

  • Thúc đẩy cải cách kinh tế, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế bền vững.

  • Tiếp cận với các chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật từ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế giúp nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng của lao động Việt Nam.

  • Giúp cải thiện môi trường kinh doanh trong nước, giảm thiểu các rào cản phi thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển và cạnh tranh công bằng.

- GV trình chiếu một số hình ảnh cho HS quan sát về Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO):

Nhìn lại 15 năm gia nhập WTO

Tổng hợp một số hình ảnh việt nam gia nhập wto từ năm 2007 đến nay

Bộ Công Thương| WTO| Rà soát chính sách thương mại lần thứ 2.

WTO là gì? Việt Nam có lợi gì từ khi gia nhập WTO | Logistics Studying Club

 - Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu hướng tất yếu, phổ biến đối với các quốc gia trên thế giới nhằm tăng cường sự hợp tác, liên kết, cùng phát triển. Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để rút ngắn khoảng cách với các nước có nền kinh tế phát triển, khắc phục nguy cơ tụt hậu. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Khái niệm và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nêu được sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, biểu đồ trong SGK tr.19-20 để thực hiện nhiệm vụ.

GV đưa ra kết luận về khái niệm và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khai thác thông tin 1, 2 SGK tr.19, 20

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc Thông tin 1, 2 và quan sát Biểu đồ 1 SGK tr.19, 20 để thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Em hãy cho biết để tham gia Hiệp định RCEP, các quốc gia phải cam kết thực hiện những điều gì. Lợi ích của họ được đảm bảo như thế nào?

+ Nhóm 3, 4: Từ thông tin 2 và biểu đồ, em hãy chỉ ra đóng góp của các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của Việt Nam.

Biểu đồ 1. Mức độ đóng góp của 

khu vực FDI vào GDP

 (Theo Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm 2010, 2015, 2021, NXB Thống kê)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Khái niệm và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế

a. Khai thác thông tin 1, 2 SGK tr.19, 20

- Thông tin 1: 

Tham gia Hiệp định RCEP, các quốc gia cam kết:

+ Tuân thủ toàn bộ các quy định toàn diện của RCEP về tự do thương mại hàng hoá, dịch vụ, tuân thủ cơ chế thực thi chặt chẽ,... 

+ Lợi ích của họ được đảm bảo dựa trên sự chia sẻ giữa các đối tác.

- Thông tin 2 + biểu đồ 1: 

Đóng góp của các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của Việt Nam:

+ Hoạt động xuất khẩu ngày càng được thúc đẩy, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. 

+ Đầu tư nước ngoài cũng là một hoạt động kinh tế quốc tế quan trọng, đóng góp ngày càng nhiều vào GDP. 

+ Sự tham gia của khu vực FDI góp phần đổi mới và chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao năng lực sản xuất trong nước, tiếp nhận kinh nghiệm quản lí tiên tiến trên thế giới và đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ cao.

+ FDI cũng đóng góp lớn cho xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại,....

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem các hình ảnh/ video về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ)

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi:

+ Em hiểu thế nào là hội nhập kinh tế quốc tế?

+ Hãy lí giải vì sao các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam phải tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV mời HS nêu khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

b. Tìm hiểu khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế

* Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.

* Sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế:

- Đối với các quốc gia trên thế giới:

+ Tạo ra cơ hội để mỗi quốc gia mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; 

+ Tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho các tầng lớp dân cư.

- Đối với nước đang phát triển như Việt Nam:

+ Tạo cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí,... 

+ Rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu.

 

 

 

HÌNH ẢNH VỀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ 

                                            QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

https://www.tapchicongsan.org.vn/documents/20182/291396717/nguyen+hong+dien.jpg/8adf7453-32d4-4962-a3cc-efe8bb70dc13?t=1689503419162

Lễ trao đổi các văn kiện hợp tác giữa  hai nước Việt Nam - Hàn Quốc (2023)

Tác động của hiệp định AJCEP tới quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản - Tạp  chí Tài chính

Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA, năm 2009)

3 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Điểm sáng kinh tế thương mại Việt Nam - EU

Lễ kí hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam – EU (2019).

Hiệp định VCFTA là gì? Cơ hội thương mại mới giữa Việt Nam và Chile

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile (VCFTA, năm 2011)

Video Hội nhập kinh tế quốc tế từ các FTA thế hệ mới:

https://www.youtube.com/watch?v=ITTHriAiVUk

Hoạt động 2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.

b. Nội dung:

GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin trong SGK tr.20-23 để trả lời các câu hỏi.

- GV đưa ra kết luận về các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các cấp độ hội nhập

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc thông tin 1 trong SGK tr.21-22 để thực hiện nhiệm vụ: 

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu hình thức hội nhập song phương.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu hình thức hội kinh tế khu vực.

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu hình thức hội nhập kinh tế toàn cầu.

Câu hỏi:

+ Từ thông tin 1, em hãy nêu đặc điểm của các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế và cho biết Việt Nam đã thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế theo các cấp độ đó như thế nào?

+ Nêu ý nghĩa của việc thực hiện các cấp độ hội nhập đó đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam.

- GV trình chiếu một số video để HS biết thêm về các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Video về quan hệ hợp tác song phương giữa Canada và Việt Nam năm 1973 - 2023:

https://www.youtube.com/watch?v=niJiTa4bP6U

+ Video về những dấu ấn của Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN:

https://www.youtube.com/watch?v=aukLqpLBL4U

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- HS đưa ra kết luận về các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. (đính kèm phía dưới Hoạt động)

- GV mời HS nêu các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế

a. Các cấp độ hội nhập

Hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau: 

- Hội nhập kinh tế song phương: thông qua hợp tác kinh tế với một quốc gia khác, 

- Hội nhập kinh tế khu vực: khi tham gia các hoạt động kinh tế với nhiều quốc gia trong khu vực.

- Hội nhập với nền kinh tế thế giới: tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế có phạm vi toàn cầu.

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các hoạt động kinh tế đối ngoại

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu nội dung Thông tin 2 SGK tr.23 và trả lời câu hỏi:

Từ thông tin 2, em hãy nêu các hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản và ý nghĩa của các hoạt động đó đối với Việt Nam.

- GV trình chiếu cho HS xem và tìm hiểu thêm về hình thức đầu tư quốc tế của hoạt động kinh tế đối ngoại.

Video Doanh nghiệp FDI tiếp tục tăng vốn đầu tư vào Việt Nam:

https://www.youtube.com/watch?v=mn4oryhnr_Y

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về các hoạt động kinh tế đối ngoại.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về các hoạt động kinh tế đối ngoại theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

+ Các hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản: thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế,...

+ Ý nghĩa đối với Việt Nam: Thông tin cho biết các hoạt động kinh tế quốc tế đang được diễn ra tích cực ở Việt Nam mang lại nhiều kết quả cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế.

- GV mời HS nêu các hoạt động kinh tế đối ngoại.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Các hoạt động kinh tế đối ngoại.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

b. Các hoạt động kinh tế đối ngoại

Hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện thông qua các hình thức đa dạng của các hoạt động kinh tế quốc tế:

- Thương mại quốc tế;

- Đầu tư quốc tế;

- Các dịch vụ thu ngoại tệ;

- ...

 

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI NHIỆM VỤ 1

Hình thức

Đặc điểm

Ý nghĩa đối với Việt Nam

Hội nhập

Song phương

Là sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia góp phần thúc đẩy thương mại, liên kết đầu tư, đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp hai nước. 

- Giúp hai quốc gia kí kết dễ đạt được những thỏa thuận và nghĩa vụ, ưu đãi phù hợp.

- Giúp bảo đảm, củng cố môi trường hoà bình, ổn định;

- Tranh thủ lợi thế của các đối tác để bảo vệ, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Hội nhập kinh tế khu vực

- Là quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hoá,... thông qua các Tổ chức kinh tế khu vực, các Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực,... 

- Giúp quốc gia hợp tác kinh tế sâu rộng và toàn diện với các nước trong khu vực và thế giới, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài,...

- Giúp đẩy mạnh xuất khẩu, dược tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu;

- Nâng cao trình độ phát triển, hoàn thiện thể chế, hoàn thiện môi trường kinh doanh;

- Thúc đẩy đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển;

- Tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Hội nhập kinh tế quốc tế

- Là hình thức hội nhập sâu rộng nhất của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới

- Tạo thêm nhiều cơ hội để hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức, khu vực trên toàn thế giới, mở rộng quan hệ thương mại ra thị trường toàn cầu,...

- Tạo cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học – công nghệ,...

- Tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến.

 

Hoạt động 3. Đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Lấy đó làm căn cứ để phê phán những hành vi không chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu thông tin, trường hợp trong SGK tr.24, 25 để thực hiện nhiệm vụ.

GV đưa ra kết luận về đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 150k
  • Đến lúc nhận lần 1. Gửi tiếp 150k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay