Giáo án Mĩ thuật 9 chân trời bản 1 Bài 9: Tạo hình nhân vật rối dây
Giáo án Bài 9: Tạo hình nhân vật rối dây sách Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo (Bản 1). Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Xem video về mẫu Giáo án Mĩ thuật 9 chân trời bản 1 Bài 9: Tạo hình nhân vật rối dây

Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ: TẠO HÌNH NHÂN VẬT VÀ SÂN KHẤU BIỂU DIỄN RỐI DÂY
MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
Nêu được cách tạo hình nhân vật rối dây và thiết kế không gian biểu diễn rối.
Tạo được con rối và mô hình sân khấu biểu diễn rối bằng vật liệu đã qua sử dụng.
Chỉ ra được giá trị thẩm mĩ và văn hóa của nghệ thuật rối Việt Nam.
Chia sẻ được vai trò, trách nhiệm của cá nhân với việc tận dụng vật liệu đã qua sử dụng trong học tập và vui chơi.
BÀI 9: TẠO HÌNH NHÂN VẬT RỐI DÂY
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được hình thức nghệ thuật và cách tạo hình rối dây đơn giản.
- Tạo được hình rối dây bằng vật liệu đã qua sử dụng.
- Vận dụng được kĩ thuật tạo hình rối làm đồ chơi, đồ dùng học tập.
- Có ý thức bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu rối.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực mĩ thuật:
- Nhận biết được cách xác định bố cục khuôn hình (cắt cảnh) trong thực hành sáng tạo.
3. Phẩm chất
- Có ý thức bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu rối.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SBT Mĩ thuật 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo.
- Hình ảnh rối dây.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Mĩ thuật 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo.
- Giấy vẽ, bút chì, bút màu, bút dạ, tẩy, màu vẽ, băng dính, kéo, hồ dán.
- Các đồ vật tìm được có dạng hình hộp, hình trụ, dây dù, dây thép, bìa cứng,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát video về nghệ thật múa rối dây và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật múa rối dây?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nghệ thuật múa rối dây.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát video về nghệ thật múa rối dây:
https://youtu.be/qBlHS4OfJa8?si=Iy92Ic5HsTlAI7IN
https://youtu.be/jv91kowSjj0?si=SPLnzsXawDZdXsfn
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật múa rối dây?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày một số hiểu biết về nghệ thuật múa rối dây.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Múa rối dây có nguồn gốc từ rất xa xưa và xuất hiện ở nhiều quốc gia khác nhau, như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu Âu.
+ Múa rối dây yêu cầu sự khéo léo và tinh tế của người điều khiển. Người nghệ sĩ phải nắm vững cách điều khiển các sợi dây để tạo ra các động tác tự nhiên và sống động cho con rối.
+ Con rối được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, vải và nhựa. Mỗi con rối thường có các chi tiết tinh xảo, được vẽ tay hoặc khắc chạm cẩn thận để thể hiện rõ tính cách và cảm xúc.
+ Các vở diễn múa rối dây thường mang những câu chuyện dân gian, huyền thoại hoặc các sự kiện lịch sử.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nghệ thuật múa rối dây không chỉ là một hình thức giải trí mà còn là một phần quan trọng trong việc bảo tồn và truyền bá văn hóa dân tộc. Sự khéo léo trong kĩ thuật điều khiển, cùng với sự tinh tế trong thiết kế và kể chuyện, khiến cho múa rối dây trở thành một nghệ thuật độc đáo và đáng trân trọng. Để tìm hiểu rõ hơn về nghệ thuật múa rối dây cũng như nghệ thuật múa rối ở Việt Nam, chúng ta cùng nhau vào bài học – Bài 9: Tạo hình nhân vật rối dây.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Quan sát – nhận thức về tạo hình rối dây
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết các bộ phận tạo hình rối, cách thức tạo sự chuyển động cho rối và vật liệu được sử dụng để tạo hình rối dây.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, quan sát hình SGK tr.40 và trả lời câu hỏi:
- Các bộ phận tạo nên hình rối dây.
- Cách thức tạo sự chuyển động cho rối.
- Vật liệu tạo hình rối dây.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về bộ phận tạo hình rối, cách thức tạo sự chuyển động cho rối và vật liệu được sử dụng để tạo hình rối dây và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm). - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm cụ thể như sau: Quan sát hình SGK tr.40 và cho biết: + Các bộ phận tạo nên hình rối dây. + Cách thức tạo sự chuyển động cho rối. + Vật liệu tạo hình rối dây. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận: + Rối dây gồm những bộ phận nào? + Sự chuyển động của con rối được tạo ra bằng cách nào? + Những vật liệu nào được sử dụng để tạo hình rối dây? + Muốn điều khiển con rối, cần sử dụng dụng cụ gì? - GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh, video về rối dây và cách tạo hình rối dây: https://youtu.be/TR4rqvt11aM?si=n8xl46nmmlaZ11JT Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế, trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận: + Rối dây gồm những bộ phận: đầu rối, thân rối, tay và chân rối, dây điều khiển, bộ khung hoặc tay cầm. + Sự chuyển động của con rối được tạo ra thông qua việc kéo và thả các dây điều khiển. + Vật liệu để tạo hình rối dây: gỗ, vải, dây câu hoặc dây dù, sơn và màu vẽ, kim loại nhẹ (như dây kẽm). + Muốn điều con rối, cần sử dụng dụng cụ: khung điểu khiển, dây điều khiển. - GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận - GV nhận xét, đánh giá kết luận về bộ phận tạo hình rối, cách thức tạo sự chuyển động cho rối và vật liệu được sử dụng để tạo hình rối dây. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Quan sát – nhận thức về tạo hình rối dây Rối dây là một hình thức nghệ thuật sử dụng dây dẫn từ dụng cụ điều khiển kết nối với các bộ phận của rối, tạo sự chuyển động linh hoạt để thể hiện các hoạt động của nhân vật rối.
|
Hoạt động 2. Cách tạo hình nhân vật rối dây
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết cách tạo hình nhân vật rối dây bằng vật liệu đã qua sử dụng.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 1 – 4 SGK tr.41 và trả lời câu hỏi: Trình bày cách tạo hình nhân vật rối dây.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách tạo hình nhân vật rối dây và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, khai thác Hình 1 – 4 SGK tr.41 và trả lời câu hỏi: Trình bày cách tạo hình nhân vật rối dây. …………………… | 2. Cách tạo hình nhân vật rối dây - Bước 1: lựa chọn vật liệu phù hợp, cắt và điều chỉnh tạo các bộ phận của nhân vật rối. - Bước 2: dùng dây liên kết các bộ phận tạo hình rối. - Bước 3: trang trí, tạo đặc điểm riêng cho nhân vật rối. - Bước 4: tạo dụng cụ điều khiển và kết nối với nhân vật rối bằng dây.
|
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2