Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 3 Đọc 3: Tấm lòng người mẹ

Giáo án Bài 3 Đọc 3: Tấm lòng người mẹ sách Ngữ văn 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 3 Đọc 3: Tấm lòng người mẹ

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT  : TẤM LÒNG NGƯỜI MẸ

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- Nắm được vị trí và vai trò của nhà văn V. Huy-go với văn học nước Pháp nói riêng và văn học thế giới đầu thế kỉ XX nói chung.

- Nắm được những nét đặc trưng của bút pháp chủ nghĩa lãng mạn, gắn được nội dung, ý nghĩa của đoạn trích với các yếu tố nghệ thuật: hình tượng nhân vật Phăng-tin với tình yêu thương con cao cả; tình huống truyện đặc sắc,…

- Cảm nhận được sức mạnh của tình yêu thương mà V.Huy-gô muốn gửi gắm qua nhân vật Phăng-tin

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập.

- Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công nhiệm vụ hợp lí.

- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề, biết cách đề xuất và phân tích một số giải pháp để giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực đặc thù

- Vận dụng được những hiểu biết chung về tác giả V. Huy-go và các kiến thức thu thập được để hiểu đoạn trích “Tấm lòng người mẹ”

- Phân tích và đánh giá được vị trí của đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” trong tác phẩm “Những người khốn khổ” và sự nghiệp sáng tác của V. Huy-go.

  1. Phẩm chất: Có thái độ căm ghét, phê phán và đáu tranh với lối sống ích kỷ, hèn nhát, bạc nhược.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học về văn bản “Tấm lòng người mẹ”
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về câu hỏi đặt ra ở đầu bài
  4. Sản phẩm: Một số hiểu biết của HS về
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem một video ngắn:

https://www.youtube.com/watch?v=KGWJCAc4kGg

Sau đó trình bày nội dung khái quát và cảm xúc của bản thân.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đưa ra gợi ý: Tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng luôn khiến cho con người thấy ấm áp và có sức mạnh khiến ta không ngờ tới. Phăng-tin là một người mẹ và cô cũng có những hành động cương quyết đến cùng để bảo vệ đứa con gái Cô-dét của mình.

GV dẫn dắt vào bài: Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng mà bất cứ ai cũng phải ghi nhớ đến suốt cuộc đời. Và trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tình cảm thiêng liêng mà Phăng-tin dành cho đứa con của mình qua đoạn trích Tấm lòng người mẹ.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: HS nắm được những nét khái quát và quan trọng về đoạn trích “Tấm lòng người mẹ”
  2. Nội dung: HS hoạt động theo cặp, dựa vào việc chuẩn bị bài ở nhà, phần chuẩn bị đọc trong SGK, trả lời các câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến đoạn trích “Tấm lòng người mẹ”
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đoạn trích

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-        GV đưa câu hỏi để HS thảo luận: Trình bày những nét chung và hiểu biết của em về tác giả V. Huy-gô và đoạn trích “Tấm lòng người mẹ”.( Vị trí cũng như bố cục đoạn trích)

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận vấn đề

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

GV mở rộng: Giới thiệu khái quát về tình hình nước Pháp và đặc điểm văn học lãng mạn ở Pháp thế kỉ XIX

Bối cảnh xã hội: khủng hoảng về kinh tế, chính trị gây nên sự bất bình đẳng trong xã hội cùng sự đổ vỡ của hình tượng người anh hùng Napoleon

=> Xáo trộn hoàn toàn cuộc sống, đổ vỡ niềm tin của con người Pháp đương thời

 

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Vic-to Huy-gô (1802 – 1885)

- Sinh ra tại Tu - lu - zơ, là ngôi sao mọc sớm, lặn muộn nhất ở chân trời thế kỉ XIX

- Thời thơ ấu chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm gia đình: bố mẹ chia tay khi ông còn nhỏ

=> sự giáo dục từ nhỏ của mẹ và những năm tháng bôn ba cùng cha là những trải nghiệm, tư liệu quý báu trong các sáng tác của ông sau này

- Là người thông minh, tài năng, suốt cuộc đời đấu tranh vì sự tiến bộ của loài người

- Sáng tác mang âm hưởng thời đại

- Huy - go sáng tác trên nhiều thể loại: tiểu thuyết, thơ và kịch.

 

 

 

 

 

2. Tác phẩm

- Tóm tắt tác phẩm “Những người khốn khổ”: SGK

- Vị trí đoạn trích: nằm ở phần thứ nhất – Phăng-tin bị mất việc, muốn về quê làm lại cuộc đời đành gửi cô con gái Cô-dét cho vợ chồng chủ quán trọ Tê-nác-đi-ê. Nhưng không ngờ chúng đã dùng Cô-dét để lừa tiền và gián tiếp ép buộc và đẩy Phăng-tin vào con đường chết.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Tìm hiểu và nắm được nội dung cũng như nghệ thuật của “Tấm lòng người mẹ”
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản “Tấm lòng người mẹ”
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản “Tấm lòng người mẹ”
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm thực hiện nhiệm vụ.

+ Nhóm 1: Xác định đề tài và ý nghĩa nhan đề của đoạn trích.

+ Nhóm 2: Đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” là đoạn trích có tình huống đặc biệt. Xác định tình huống và nêu ý nghĩa của tình huống ấy.

+ Nhóm 3: Nêu ý nghĩa của các chi tiết miêu tả không gian, thời gian của đoạn trích.

+ Nhóm 4: Phăng-tin hiện lên trong đoạn trích là người như thế nào? (Phân tích hành động, suy nghĩ => phẩm chất của nhân vật) – PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Hs làm việc theo nhóm suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-   GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-   GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

GV giảng: Tình huống truyện là một sự kiện diễn ra trong khoảnh khắc, có chứa đựng những mâu thuẫn, nghịch lí, éo le đặt nhân vật vào những con đường buộc phải đưa ra lựa chọn. Chính lựa chọn, hành động, diễn biến tâm trạng ấy góp phần làm nổi bật tính cách, phẩm chất và bản chất con người nhân vật.

Với Phăng-tin, một người phụ nữ nghèo khổ giữa trời đông giá rét bị đuổi ra khỏi xưởng, gánh trên vai số nợ lớn đang cố gắng nỗ lực sống, làm việc kiếm tiền để gửi về quê cho gia đình chủ trọ đang chăm sóc con của mình thì việc hết lần này đến lần khác chị bị dồn ép và phải trả giá bằng nhiều thứ chỉ để có tiền gửi về nuôi và chữa bệnh cho con chẳng khác nào con dao vô hình dí vào và bắt Phăng-tin phải chọn lựa. Những chi tiết như chị cắt đi mái tóc để có tiền mua áo cho con, hay nhổ răng để có tiền cho con chữa bệnh, hay trở về làm gái bán hoa để kiếm tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác - đi  - ê đều làm nổi bật lên tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Một người mẹ có thể hy sinh rất nhiều thứ để đứa con mình được sống hạnh phúc hơn. Đó cũng là bản chất thật sự của con người tưởng như điên khùng ấy mà V. Huy-gô phát hiện được.

 

GV bình giảng: Không phải ngẫu nhiên V. Huy-gô lại lựa chọn thời gian đặc biệt là mùa đông, đêm tối để miêu tả gắn liền với cảnh ngộ của Phăng-tin. Sự thực không có khoảng thời gian nào phù hợp với Phăng-tin lúc này hơn thế. Bị lừa gạt tình cảm, mang theo đứa con nhỏ thơ dại, gánh trên vai một món nợ khổng lồ, hàng ngày sống lay lắt như ngọn nến sắp tàn, cuộc sống của Phăng-tin hiện tại u ám, tối tăm còn tương lai mờ mịt, không thấy hình dạng. Chị chỉ có thể lựa chọn làm việc chăm chỉ, vét sạch gia tài cũng không bán nổi lấy chút tiền gửi về cho con để rồi cuối cùng, Phăng-tin lựa chọn đi làm gái điếm.

 

 

 

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Đề tài và nhan đề

- Đề tài: Viết về những con người khốn khổ trong xã hội. Họ là những người nghèo bị xã hội bất công dồn đẩy ở tận đáy cùng, buộc phải lựa chọn giữa những con đường tăm tối. Phăng-tin chính là một điển hình.

- Nhan đề “Tấm lòng người mẹ”: là nhan đề do người biên soạn đặt dựa trên nội dung cốt lõi của đoạn trích.

+ Là nhan đề ngắn gọn, hàm súc bao quát được toàn bộ hành động, suy nghĩ, tính cách của nhân vật Phăng-tin dành cho đứa con gái nhỏ.

+ Hé mở những nghịch cảnh mà Phăng-tin phải chịu đựng và trải qua, hi sinh cho đứa con gái nhỏ.

2. Tình huống truyện

- Tình huống: Phăng-tin – cố gái vì nhẹ dạ nên đã bị gã đàn ông tồi lừa gạt đến có con. Để tiếp tục cuộc sống, Phăng-tin đã phải gửi Cô-dét, đứa con gái của mình ở nhà Tê-nác-đi-ê. Nhưng khi thất Phăng-tin gửi tiền nuôi Cô-dét thất thường, vợ chồng Tê-nác-đi-ê luôn viết thư thôi thúc, bắt Phăng-tin phải bán đi tất cả để gửi tiền nuôi con.

- Ý nghĩa của tình huống truyện:

+ Xây dựng nên tình huống truyện độc đáo, éo le đẩy dồn đẩy nhân vật vào bước đường cùng, không còn sự lựa chọn nào khác.

+ Thúc đẩy câu chuyện phát triển: hết lần này đến lần khác vợ chồng Tê-nác-đi-ê đòi hỏi, lần sau nặng nề hơn lần trước, càng ngày càng quá quắt khiến Phăng-tin vốn đã khốn khổ lại cảng khốn khổ hơn.

+ Thể hiện phẩm chất của Phăng-tin: một người khốn khổ, một người mẹ yêu thương con.

 

3. Không gian và thời gian

a. Thời gian

- Mùa đông: không có hơi ấm, không có ánh sáng, không cso canh trưa, buổi chiều và buổi sáng liền nhau, lúc nào cũng có sương mù, lúc nào cũng như hoàng hôn, cửa kính mờ xám,…Cả bầu trời như một cái cửa thông hơi dưới hầm, cả ngày bưng bít như trong một cái hũ… Nó biến nước trời và lòng người thành đá…

- Trời chưa sáng: ngọn nến cháy cả đêm sắp tàn.

=> Gợi ra không gian tối tăm, lạnh lẽo, âm u như cuộc đời của Phăng-tin hiện tại.

=> Cuộc đời của chị là chuỗi ngày bức bối, quẩn quanh, bị giày vò bởi bọn chủ nợ và những bức thư hối thúc gửi tiền của vợ chồng lão chủ trọ.

=> Tô đậm thêm thảm cảnh khốn cùng của Phăng-tin.

 

b. Không gian

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

GIÁO ÁN WORD BÀI 2: THƠ VĂN NGUYỄN DU

GIÁO ÁN WORD BÀI 3: TRUYỆN

GIÁO ÁN WORD BÀI 4: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN WORD BÀI 5. TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN WORD BÀI 6. THƠ

GIÁO ÁN WORD BÀI 7. TÙY BÚT, TẢN VĂN, TRUYỆN KÍ

GIÁO ÁN WORD BÀI 8. BI KỊCH

GIÁO ÁN WORD BÀI 9. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

II. GIÁO ÁN POWRPOINT NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

GIÁO ÁN POWERPOINT 2: THƠ VĂN NGUYỄN DU

GIÁO ÁN POWERPOINT 3: TRUYỆN

GIÁO ÁN POWERPOINT 4: VĂN BẢN THÔNG TIN

 

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5. TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6. THƠ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7. TUỲ BÚT, TẢN VĂN, TRUYỆN KÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 8. BI KỊCH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

IV. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

GIÁO ÁN DẠY THÊM 2: THƠ VĂN NGUYỄN DU

GIÁO ÁN DẠY THÊM 3: TRUYỆN

GIÁO ÁN DẠY THÊM 4: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. THƠ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. TUỲ BÚT, TẢN VĂN, TRUYỆN KÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. BI KỊCH

Chat hỗ trợ
Chat ngay