Giáo án ôn tập Toán 8 bài: Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông. Bài học nằm trong chương trình Toán 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

Buổi 12: CÁC TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG CỦA TAM GIÁC VUÔNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

- Ôn tập, củng cố kiến thức để nắm chắc các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ, củng cố lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

  1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực mô hình hóa toán học: Vẽ hình, phân tích và tổng hợp bài toán chứng minh hai tam giác vuông đồng dạng.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Căn cứ vào tính chất hai tam giác đồng dạng với nhau tìm tỉ số đồng dạng của hai tam giác đó.

3.Về phẩm chất:

- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo

- Bồi dưỡng hứng thú học tập, yêu thích môn toán.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Vở, nháp, bút.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi
  4. c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV đặt vấn đề: “Có những cách riêng nào để nhận biết hai tam giác vuông đồng dạng?”

- Sau khi HS đứng dậy trả lời, GV nhận xét, dẫn dắt HS vào chủ đề: “Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông”

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT
  3. a. Mục tiêu: HS nhắc và nắm rõ phần lý thuyết. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
  4. b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
  5. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  6. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV gọi HS đứng dậy, đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết:

+ HS1: Từ các trường hợp đồng dạng của hai tam giác đã xét trước đây, hai tam giác vuông sẽ đồng dạng với nhau khi nào?

+ HS2: Nêu dấu hiệu đặc biệt nhận biết hai tam giác vuông đồng dạng.

+ HS3: Phát biểu định lí về tỉ số đường cao và tỉ số diện tích của hai tam giác đồng dạng.

*Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi.

* Bước 3. Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày yêu cầu của GV đưa ra.

* Bước 4. Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

1. Áp dụng các trường hợp đồng dạng của tam giác vào tam giác vuông

Hai tam giác vuông đồng dạng với nhau nếu:

a) Tam giác vuông này có một góc nhọn bằng góc nhọn của tam giác vuông kia.

Hoặc:

b) Tam giác vuông này có hai cạnh góc vuông tỉ lệ với hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia.

2. Dấu hiệu đặc biệt nhận biết hai tam giác vuông đồng dạng

Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này tỉ lệ với cạnh huyền và góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng.

3. Tỉ số đường cao và tỉ số diện tích của hai tam giác đồng dạng

+) Tỉ số hai đường cao tương ứng của hai tam giác đồng dạng bằng tỉ số đồng dạng.

+) Tỉ số diện tích của hai tam giác đồng dạng bằng bình phương tỉ số đồng dạng.

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. a. Mục tiêu: HS biết cách giải các bài tập thường gặp về các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
  4. c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
  5. d. Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1: GV chiếu phiếu bài tập số 1, nêu phương pháp giải, cho học sinh thảo luận, tìm ra câu trả lời đúng.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Bài 1. Cho AB = 12,45 cm; AC = 20,5 cm

a) Chứng minh: DHBA ∽ DHAC

b) Tính HA và  HC

Bài 2. Cho D ABH vuông tại H, AB = 20 cm, BH = 12 cm. Trên tia đối của tia HB lấy C sao cho AC =  CH. Chứng minh ABH ∽ DCAH và tính góc BAC.

Bài 3. Tìm độ dài các cạnh của tam giác vuông biết đường cao vẽ từ đỉnh góc vuông xuống cạnh huyền dài 48 cm, hình chiếu hai cạnh góc vuông lên cạnh huyền theo tỉ lệ 9: 16.

Bài 4. Cho hình chữ nhật ABCD. Biết AB = a = 12cm; BC = b = 9cm. Kẻ AH ^ DB

(H Î DB)

 a)  Chứng minh D AHB ∽ D BCD?

 b)  Tính AH?

 c)  Tính SAHB?

Bài 5. Cho tứ giác ABCD, có = 90⁰, AD = cm, AB = 4 cm, DB = 6cm, DC = 9 cm.

a) Tính góc BAD

b) Chứng minh D BAD ∽ D DBC?                                     

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Bài 1.         

a) Ta có: DABC ∽ DHBA (g - g); DABC ∽ DHAC (g - g)

=> DHBA ∽ DHAC (tính chất bắc cầu)

b) DABC vuông tại A. Áp dụng định lí Pytago ta có: BC2 = AC2 + AB2

=> BC = = 23, 98 (cm)

Vì DABC ∽ DHBA  => => HB = 6,46 cm; HA = 10,64 (cm)

HC = BC - BH = 17,52 (cm)

Bài 2.

 => DABH ∽ CAH (cạnh huyển - cạnh góc vuông)

 mà  nên

Bài 3.

Xét D ABH và D ACH có  (cùng phụ với )

nên D ABH ∽CAH (g.g)

Đặt

Ta có : AH2 = BH. CH ó 482 = 9x. 16x = 144x2 => x2 = 42 => x = 4cm

 => BH =36 ; CH = 64cm ; BC = 100cm

Bài 4.

a) Xét DAHB và DBCD có:

     (So le trong do AB // CD)

   

Nên DAHB ∽ DBCD (g.g) Þ =.

b) Từ tỉ lệ thức trên Þ AH ==.

Trong DADB, Â = 900 theo Pytago: BD2 = AD2 + AB2 = 225 Þ BD = 15cm.

Do đó AH == 7,2cm và ===.

c) Ta có SBCD =a.b = 54cm2.

 Và = k2 = Þ SABH =.54 = 34,56cm2.

Bài 5.

a) Ta có: BD2 = AB2 + AD2 => DABD vuông tại A (theo định lý Pytago đảo)

b) Ta có: BC = = 3 (theo định lí Pytago)

= 90⁰;     => DABD ∽ DBDC (c.g.c)

c) DABD ∽ DBDC => => AB // CD

 *Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập số 2, nêu phương pháp giải, cho học sinh thảo luận nhóm theo bàn, tìm ra câu trả lời đúng, nhóm nào tìm ra đáp án và giải đúng, đủ các bài tập sớm nhất là đội chiến thắng (lưu ý: các thành viên đều phải nắm rõ cách làm).

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

Bài 1. Cho hình vuông ABCD, cạnh a. Gọi E là điểm đối xứng với C qua D, EB cắt AD tại I. Trên EB lấy điểm M sao cho DM = DA.

a) Chứng minh DEMC ∽ DECB

b) Chứng minh EB. MC = 2a2

c) Tính diện tích tam giác EMC theo a.

Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A. AB = 5,4 cm; AC = 7,2 cm

a) Tính BC

b) Từ trung điểm M của BC, vẽ đường thẳng vuông góc với BC, cắt đường thẳng AC tại H và cắt đường thẳng AB tại E. Chứng minh DEMB ∽ DCAB.

c) Tính EB và EM

d) Chứng minh BH vuông góc với EC

e) Chứng minh HA. HC = HM. HE

Bài 3. Cho tam giác ABC cân ở A, AB = 32 cm, BC = 24 cm, đường cao BK. Tính độ dài KC.

Bài 4. Cho tam giác ABC có B và C là các góc nhọn, đáy BC dài 20m, đường cao AH dài 10m. Hình chữ nhật MNPQ nội tiếp trong tam giác sao cho M thuộc AB, N thuộc AC, P và Q thuộc BC.

a) Đặt MQ = x, MN = y. Hãy biểu thị y theo x.

b) Tìm giá trị của x để hình chữ nhật MNPQ có diện tích lớn nhất.

Bài 5. Cho hình thang ABCD (AB // CD); AB = 3cm, CD = 5cm. Gọi O là giao điểm của các đường thẳng AD và BC. Biết diện tích tam giác OAB bằng 27 cm2. Tính diện tích hình thang.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Bài 1.

a) Xét DEMC có trung tuyến MD = DA = EC => DEMC vuông tại M

Xét DEMC và DECB:

 => DEMC ∽ DECB (g.g)

b) DEMC ∽ DECB (câu a) =>  => EB. MC = EC. BC = 2a2

c) DEMC ∽ DECB (câu a) =>

=> SEMC = SECB = . . EC. BC = . . 2a2 = a2

Bài 2. Hướng dẫn

a) BC = = 9 cm (Pytago)

b) => DEMB ∽ DCAB (g.g)

c) DEMB ∽ DCAB => =>

d) DBEC có hai đường cao CA, EM cắt nhau tại H nên H là trực tâm DBEC => BH  EC.

e) Chứng minh DAHE ∽ DMHC từ đó suy ra HA. HC = HM. HE

Bài 3.

Vẽ đường cao AH. Xét DAHC và DBKC có:

 => DAHC ∽ DBKC (g. g)

=>  => KC = = 9 cm

Bài 4.

a) Gọi K là giao điểm của AH và MN.

DAMN ∽ DABC nên  ó  => y = 20 - 2x

b) SMNPQ = MN. MQ = (20 - 2x). x = 20x - 2x2 = -2(x2 - 10x + 25) + 50

= -2( x - 5)2 + 50 ≤ 50.

Diện tích MNPQ lớn nhất bằng 50m2 khi và chỉ khi x = 5m. Khi đó MN là đường trung bình của DABC.

Bài 5.

AB // CD nên DOAB ∽ DODC. Do đó:

=> SODC = = 75 (cm2)

SABCD = SODC - SOAB = 75 - 27 = 48 (cm2)

*Nhiệm vụ 3: GV chiếu/phát bộ câu hỏi trắc nghiệm, HS nghiên cứu, tìm ra đáp án nhanh

PHIẾU TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cho hai tam giác vuông. Điều kiện để hai tam giác vuông đó đồng dạng là:

A. Có hai cạnh huyền bằng nhau

B. Có 1 cặp cạnh góc vuông bằng nhau

C. Có hai góc nhọn bằng nhau           

D. Không cần điều kiện gì

Câu 2. Cho hình vẽ dưới đây với.

Chọn mệnh đề sai:

A. ΔAHB ∽ ΔCHA                            

B. ΔBAH ∽ ΔBCA

C. ΔBAH ∽ ΔCBA                            

D. ΔAHC ∽ ΔBAC

Câu 3. Cho ΔABC ∽ ΔDHE với tỉ số đồng dạng . Tỉ số hai đường cao tương ứng của ΔDHE và ΔABC là:

A.                      B.                           C.                         D. 1

Câu 4. Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao CE. Tính AB, biết BC = 24cm và BE = 9cm.

A. 16cm                B. 32cm                    C. 24cm                  D. 18cm

Câu 5. Tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Cho biết AB = 3cm; AC = 4cm. Tính độ dài các đoạn thẳng HA, HB.

A. HA = 2,4cm; HB = 1,2cm

B. B. HA = 2cm; HB = 1,8cm

C. HA = 2cm; HB = 1,2cm    

D. D. HA = 2,4cm; HB = 1,8cm

Câu 6. Tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Cho biết AB = 3cm; AC = 4cm. Chọn kết luận không đúng.

A. HA = 2,4 cm

B. HB = 1,8 cm

C. HC = 3,2 cm

D. BC = 6 cm

Câu 7. Với giả thiết được cho trong hình, kết quả nào sau đây là đúng?

A. y = 10              B. x = 4,8                    C. x = 5               D. y = 8,25

Câu 8. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Biết HB = 3,5cm và HC = 9cm. Điểm E thuộc đoạn thẳng HC sao cho đường thẳng đi qua E và vuông góc với BC chia tam giác ABC thành hai phần có diện tích bằng nhau. Tính CE.

A. 10cm               B. 6cm                         C. 5cm                 D. 7,5cm

Câu 9. Cho tam giác ABC, phân giác AD. Gọi E, F lần lượt là hình chiếu của B và C lên AD. Chọn khẳng định đúng.

A. AE.DF = AD2                               

B. AE.DF = ED2

C. AE.DF = AF.DE               

D. AE.DF = BD2

Câu 10. Cho tam giác ABC vuông ở A, đường cao AH. Cho BH = 9cm, HC = 16cm. Tính diện tích của tam giác ABC.

A. 150cm2             B. 300cm2                C. 250cm2                D. 200cm2

ĐÁP ÁN

1 - C

2 - C

3 - B

4 - B

5 - D

6 - D

7 - B

8 - D

9 - C

10 - A

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay