Giáo án ôn tập Toán 8 bài: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối. Bài học nằm trong chương trình Toán 8. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

Buổi 15: PHƯƠNG TRÌNH CHỨA DẤU GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

- Ôn tập, củng cố kiến thức về phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối, bỏ dấu giá trị tuyệt đối ở biểu thức dạng  và dạng.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ, củng cố lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

  1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực mô hình hóa toán học: bỏ dấu giá trị tuyệt đối ở biểu thức dạng  và dạng.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Giải một số phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối dạng  = Cx + d.

3.Về phẩm chất:

- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo

- Bồi dưỡng hứng thú học tập, yêu thích môn toán.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Vở, nháp, bút.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi
  4. c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV đặt vấn đề: “Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối đưa về phương trình không chứa dấu giá trị tuyệt đối bằng cách nào?”

- Sau khi HS đứng dậy trả lời, GV nhận xét, dẫn dắt HS vào chủ đề: “Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối”

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT
  3. a. Mục tiêu: HS nhắc và nắm rõ phần lý thuyết. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
  4. b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
  5. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  6. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV gọi HS đứng dậy, đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết: Thế nào là giá trị tuyệt đối của số a?

*Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi.

* Bước 3. Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày yêu cầu của GV đưa ra.

* Bước 4. Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Nhắc lại về giá trị tuyệt đối

Giá trị tuyệt đối của số a, kí hiệu là được định nghĩa như sau:

 = a khi a ≥ 0

 = -a khi a <0

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. a. Mục tiêu: HS biết cách giải các bài tập thường gặp về phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối
  3. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
  4. c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
  5. d. Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1: GV chiếu phiếu bài tập số 1, nêu phương pháp giải, cho học sinh thảo luận, tìm ra câu trả lời đúng.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Bài 1. Giải phương trình:

a)                       b)

c)                d)                 e)

Bài 2. Giải phương trình

a) │3x│= 2x +1

b) │- 4x│= 8x – 2

c)│5x│= 4x + 2

Bài 3. Giải phương trình sau

a) │3x - 6│= 2x - 2

b) │x2 + 1│= -2x + 1

Bài 4. Giải phương trình

a) 3x - 2 +│4x│= 0               b)│-5x│- 3x + 12 = 3

c)│x - 3│+ x - 5 = x - 2         d) 2x + 3+│2 + x│= 3(x - 1)

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Bài 1.

a)   

b)  Xét 2 trường hợp:

TH1: Nếu  thì PT  trở thành: 5x - 2 = x x = (thoả mãn đk x > 0)

TH2: Nếu x < 0 thì PT  trở thành: - 5x - 2 = x x = -  (thoả mãn đk x < 0)

Vậy PT có nghiệm: x =  và x = -

c)

+) Nếu x - 3  hay x  3 ta có PT

x - 3 - 5x = 7 x = - 2,5 (không thoả mãn đk x  3)

+) Nếu x - 3 < 0 hay x < 3 ta có PT: - x + 3 - 5x = 7  x = -  (thoả mãn đk x < 3)

Vậy phương trình có nghiệm x = -

d)       

Hai vế không âm bình phương hai vế ta có:

(x + 3)2 = (5 - x)2  x2 + 6x + 9 = 25 - 10x + x2 x = 1  

Vậy nghiệm của PT là: x = 1

e)

+) Xét  ta có pt: (14 - 3x) - (- x - 2) = 514 - 3x + x + 2 = 5- 2x = - 11

 x =  (không thoả mãn đk)

+) Xét - 2 < x  ta có pt: (14 - 3x) - (x + 2) = 514 - 3x - x - 2 = 5- 4x = - 7  x =  (TMĐK)

+) Xét x >  ta có pt: (3x - 14) - (x + 2) = 53x - 14 - x - 2 = 5 2x = 21

 x =  (TMĐK)

Vậy nghiệm của phương trình là: x =  và x =

Bài 2.

a) │3x│= 2x +1

    Với x  0 ta có pt : 3x = 2x + 1 ó x = 1 (TMĐK)

    Với x < 0 ta có pt : -3x = 2x + 1 ó -5x = 1 ó x =  (TMĐK)

Vậy phương trình có tập nghiệm S = {; 1}

b) │- 4x│= 8x – 2

Với x  0 ta có PT : 4x = 8x – 2 ó 4x - 8x = - 2 ó - 4x = - 2 ó x =  (TMĐK)

Với x < 0 ta có PT : - 4x = 8x - 2 ó -4x - 8x = - 2 ó -12x = - 2 ó x =  (loại)

Vậy phương trình có tập nghiệm S = {}

c) │5x│= 4x + 2

    Với x  0 ta có PT : 5x = 4x + 2 ó x = 2 (TMĐK)

    Với x < 0 ta có PT : -5x = 4x + 2 ó -9x = 2 ó x =  (TMĐK)

Vậy phương trình có tập nghiệm S = {; 2}

Bài 3.

a) │3x - 6│= 2x - 2

Với x  2 ta có pt: 3x - 6 = 2x - 2 ó x = 4 (TMĐK)

Với x < 2 ta có pt: -3x + 6 = 2x – 2 ó -5x = -8 ó x =  (TMĐK)

Vậy phương trình có tập nghiệm S = {; 4}

b) │x2 + 1│= -2x + 1

Ta có x2 + 1 > 0 với mọi x nên ta có pt: x2 + 1 = -2x + 1 ó x(x + 2) = 0 ó

Vậy phương trình có tập nghiệm S = {-2; 0}

Bài 4.

a) 3x - 2 +│4x│= 0  

Với x < 0 ta có pt: 3x - 2 - 4x = 0 ó - 2 - x = 0 ó x  = - 2 (TMĐK)

Với x ≥ 0 ta có pt: 3x - 2 + 4x = 0 ó 7x - 2 = 0 ó x =  (TMĐK)

Vậy phương trình có tập nghiệm S = {-2; }

b)│-5x│- 3x + 12 = 3

Với x > 0 ta có pt: 5x - 3x + 12 = 0 ó x = - 6 (không thỏa mãn ĐK)

Với x ≤ 0 ta có pt: - 5x - 3x + 12 = 0 ó - 8x = -12 ó x = (không thỏa mãn ĐK)

Vậy phương trình vô nghiệm

c)│x - 3│+ x - 5 = x - 2   

Với x - 3 > 0 ó x > 3, ta có pt: x - 3 + x - 5 = x - 2 ó 2x - 8 = x - 2 ó x = 6 (TMĐK)

Với x - 3 ≤ 0 ó x ≤ 3, ta có pt: - (x - 3) + x - 5 = x - 2 ó -2 = x - 2 ó x = 0 (TMĐK)

Vậy phương trình có tập nghiệm S = {0; 6}  

d) 2x + 3+│2 + x│= 3(x - 1)

Với 2 + x ≤ 0 ó x ≤ - 2, ta có pt: 2x + 3 - (2 + x) = 3(x - 1) ó 2x = 4

ó x = 2 (không TMĐK)

Với 2 + x > 0 ó x > -2, ta có pt: 2x + 3 + (2 + x) = 3(x - 1) ó 0x = 8 (vô lí)

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm

 *Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập số 2, nêu phương pháp giải, cho học sinh thảo luận nhóm theo bàn, tìm ra câu trả lời đúng, nhóm nào tìm ra đáp án và giải đúng, đủ các bài tập sớm nhất là đội chiến thắng (lưu ý: các thành viên đều phải nắm rõ cách làm).

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

Bài 1. Bỏ dấu giá trị tuyệt đối và rút gọn biểu thức

a) A = 3x - 2 +│4x│ nếu x < 0 hoặc x ≥ 0

b) B =│-5x│- 3x + 12 nếu x > 0 hoặc x ≤ 0

c) C =│x - 3│+ x - 5 nếu x > 7

d) D = 2x + 3 +│2 + x│nếu x ≤ - 2 hoặc x > - 2

Bài 2. Giải phương trình

a) 2x -│2 - x│= 5                          b)│x - 3│+ 2x = 5

c)│x - 2│+ │x - 1│= 3x + 7         d) │x - 2│=│x + 1│- 3x + 2

Bài 3. Giải các phương trình sau

a)│x2 - 2x│= x                               b)│2x2 - 5x + 3│= -2x2 + 2

c)│x2 + 4x - 5│= x2 - 1                  d)│3x2 - 7x + 2│= -x2 + 5x - 6

Bài 4. Giải các phương trình sau

a)││= x - 2                           b) │-2x + 8│=

c)  = x - 3                      d)  = 4 - x

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Bài 1.

a) A = 3x - 2 +│4x│

Với x < 0, ta có A = 3x - 2 - 4x  = - x - 2

Với x ≥ 0, ta có A = 3x - 2 + 4x = 7x - 2

b) B =│-5x│- 3x + 12

Với x > 0 => -5x < 0, ta có B = 5x - 3x + 12 = 2x + 12

Với x ≤ 0 => -5x > 0, ta có B = -5x - 3x + 12 = - 8x + 12

c) C =│x - 3│+ x - 5

Với x > 7 => x - 3 > 0, ta có C = x - 3 + x - 5 = 2x - 8

d) D = 2x + 3 +│2 + x│nếu x ≤ - 2 hoặc x > - 2

Với x ≤ - 2 => 2 + x ≤ 0, ta có D = 2x + 3 - (2 + x) = x + 1

Với x > -2 => 2 + x > 0, ta có D = 2x + 3 + (2 + x) = 3x + 5

Bài 2.

a) 2x -│2 - x│= 5  

Với 2 - x ≥ 0 ó x ≤ 2, ta có pt: 2x - (2 - x) = 5 ó 3x = 7 ó x =  (ko TMĐK)

Với 2 - x < 0 ó x > 2, ta có pt: 2x + (2 - x) = 5 ó x = 3 (TMĐK)

Vậy phương trình có nghiệm x = 3                     

b)│x - 3│+ 2x = 5

Với x - 3 ≥ 0 ó x ≥ 3, ta có pt: x - 3 + 2x = 5 ó 3x = 8 ó x =  (ko TMĐK)

Với x - 3 < 0 ó x < 3, ta có pt: - (x - 3) + 2x = 5 ó x = 2 (TMĐK)

Vậy phương trình có nghiệm x = 2

c)│x - 2│+ │x - 1│= 3x + 7       

Với x ≤ 1, ta có pt: - (x - 2) - (x - 1) = 3x + 7 ó - 2x + 3 = 3x + 7 ó 5x = - 4

ó x =  (TMĐK)

Với 1 < x ≤ 2, ta có pt: - (x - 2) + (x - 1) = 3x + 7 ó 3x = -6 ó x = -2 (ko TMĐK)

Với x > 2, ta có pt: x - 2 + x - 1 = 3x + 7 ó 2x - 3 = 3x + 7 ó x = -10 (ko TMĐK)

Vậy phương trình có tập nghiệm S = {}

d)│x - 2│=│x + 1│- 3x + 2

Với x ≤ -1 ta có pt: - (x - 2) = - (x + 1) - 3x + 2 ó -x + 2 = -x - 1 - 3x + 2

ó 3x = -1 ó x =  (không TMĐK)

Với - 1 < x ≤ 2 ta có pt: - (x - 2) = x + 1 - 3x + 2 ó - x + 2 = - 2x + 3

ó x = 1 (TMĐK)

Với x > 2 ta có pt: x - 2 = x + 1 - 3x + 2 ó 3x = 5 ó x =  (ko TMĐK)

Vậy phương trình có nghiệm x = 1

Bài 3. Đáp án

a) S = {0; 1; 3}                           b) S =

c) S = {-3; 1}                              d) S = {2}

Bài 4. Đáp án

a) S = {2}                                    b) S =

c) S =                                  d) S = {4}

*Nhiệm vụ 3: GV chiếu/phát bộ câu hỏi trắc nghiệm, HS nghiên cứu, tìm ra đáp án nhanh

PHIẾU TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phương trình |2x + 5| = 3 có nghiệm là:

A. x = 4; x = -1

B. x = -4; x = 1

C. x = 4; x = 1

D. x = -4; x = -1

Câu 2. Phương trình - |x – 2| + 3 = 0 có nghiệm là:

A. x = -1, x = -5

B. x = 1, x = -5

C. x = -1, x = 5

D. x = 1, x = 5

Câu 3. Tập nghiệm của phương trình |5x – 3| = x + 7 là

A.                  B.               C.              D.

Câu 4. Số nghiệm của phương trình |x – 3|+ 3x = 7 là

A. 3                      B. 2                       C. 0                        D. 1

Câu 5. Số nghiệm của phương trình 2|x – 3| + x = 3 là:

A. 1                      B. 2                       C. 0                       D. 3

Câu 6. Phương trình nào sau đây vô nghiệm?

A. |x – 1| = 1

B. |x| = -9   

C. |x + 3| = 0

D. |2x| = 10

Câu 7. Cho các khẳng định sau:

(1) |x – 3| = 1 chỉ có một nghiệm là x = 2

(2) x = 4 là nghiệm của phương trình |x – 3| = 1

(3) |x – 3| = 1 có hai nghiệm là x = 2 và x = 4

Các khẳng định đúng là:

A. (1); (3)   

B. (2); (3)   

C. Chỉ (3)   

D. Chỉ (2)

Câu 8. Nghiệm nhỏ nhất của phương trình |5 – 2x| = |x – 1| là:

A. 2                      B. 5                        C. -2                       D. 4

Câu 9. Số nghiệm của phương trình |3x – 1| = 3x – 1 là

A. 1                      B. 2                        C. 0                        D. Vô số

Câu 10. Cho hai phương trình 4|2x – 1| + 3 = 15 (1) và |7x + 1| - |5x + 6| = 0 (2). Kết luận nào sau đây là sai.

A. Phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt

B. Phương trình (2) có hai nghiệm phân biệt

C. Hai phương trình tương đương

D. Phương trình (1) có nghiệm nguyên

ĐÁP ÁN

1 - D

2 - C

3 - D

4 - D

5 - A

6 - B

7 - B

8 - A

9 - D

10 - C

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay