Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 1: Tràng giang (Huy Cận)

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 1: Tràng giang (Huy Cận). Thuộc chương trình Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Tràng giang (Huy Cận)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Tràng giang (Huy Cận)

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 1.2. VĂN BẢN TRÀNG GIANG

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV chiếu hình ảnh minh họa, gợi mở cho học sinh tìm hiểu bài: Em hãy nhớ lại hoặc tưởng tượng khi đứng trước cảnh trời nước mênh mông buổi hoàng hôn, em sẽ dễ nảy sinh tâm trạng, nỗi niềm gì?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. TÌM HIỂU TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

Hoạt động 1. Tìm hiểu tác giả

GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trao đổi trả lời:

  • Hãy đọc và nêu những nét nổi bật về cuộc đời – sự nghiệp của Huy Cận? 

  • Nêu đặc điểm phong cách thơ Huy Cận.

  • Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông?

Sản phẩm dự kiến:

- Huy Cận (1919 -2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận.

- Quê quán: Xã Ân Phú – huyện Vũ Quang – Hà Tĩnh.

- Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới và cũng là một cây bút có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền thơ Cách Mạng Việt Nam từ sau năm 1945. 

- Thơ ông giàu chất suy tưởng, tràn đầy cảm xúc về vũ trụ luôn thể hiện khao khát hòa điệu với cuộc đời và tạo vật. Tiếp thu đồng thời tinh hoa của nền thơ truyền thống phương Đông và nền thơ Pháp, Huy Cận đã tạo ra được sự cân bằng hiếm có giữa vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại giữa chất lãng mạn và chất tượng trưng.

- Tác phẩm chính của ông gồm có: Lửa thiêng (1940), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967),  Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984), Nước triều đông (thơ song ngữ Việt – Pháp 1994).

Hoạt động 2. Bài thơ Tràng giang

HS trả lời câu hỏi để tìm hiểu bài:

  • Xác định vị trí, thể loại của tác phẩm “Tràng Giang”?

  • Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Tràng Giang”?

Sản phẩm dự kiến:

- Bài thơ Tràng giang nằm trong tập Lửa thiêng. Đây là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận trên nhiều phương diện. 

- Ban đầu nhà thơ có ý định Tràng giang là một bài thơ lục bát và tên Nguyên thủy của nó là Chiều trên sông.

II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN

Hoạt động 1. Nhan đề, lời đề từ và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.

GV hướng dẫn học sinh trao đổi theo cặp và trả lời:

  • Em hãy giải thích và nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ?

  • Nêu tác dụng của lời đề từ tới nội dung văn bản?

  • Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

Sản phẩm dự kiến:

  • Nhan đề.

+ Nhan đề bài thơ vô cùng đặc biệt.  Đó là sự kết hợp giữa hai từ có vần chân “ang”. 

+ Âm “ang” tạo cảm giác vô cùng rộng lớn, vang xa. Phần nào có thể khái quát được sự rộng lớn, thăm thẳm của không gian được đề cập đến trong bài.

  • Lời đề từ.

+ Lời đề từ góp phần thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả.

+ “Bâng khuâng” là từ láy gợi tả cảm giác xao xuyến trống trải của con người khi đứng trước không gian rộng lớn của vũ trụ và “nhớ” lại hoài niệm của con người với những gì xảy ra trong quá khứ.

+ Hình ảnh thiên nhiên “trời rộng”, “sông dài” gợi ra những diện không gian đa chiều phạm vi không gian từ cao đến thấp, từ xa đến gần. => choáng ngợp mang tầm vóc của vũ trụ.

  • Lời đề từ thể hiện tâm trạng suy tư, sầu muộn của Huy Cận về sự nhỏ bé của con người trước vũ trụ rộng lớn, bộc lộ nỗi khắc khoải không gian của hồn thơ Huy Cận.

  • Cảm hứng chủ đạo.

Là nỗi buồn mênh mang, sâu lắng của một cái tôi cô đơn trước vũ trụ được bộc lộ một cách trực tiếp qua một cách diễn đạt cô đọng và hàm súc.

Hoạt động 2.  Vẻ đẹp khung cảnh thiên nhiên trên sông.

GV chia lớp thành từng nhóm để tìm hiểu và trả lời:

  • Hình ảnh sông nước được miêu tả đặc biệt như thế nào? 

  • Tràng Giang là con sông có đặc điểm như thế nào?

  • Qua hình ảnh thuyền và nước ẩn chứa trong đó là nỗi buồn gì?

  • Hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng” gợi lên trong lòng người đọc cảm xúc như thế nào về cõi nhân sinh?

  • Giải thích vì sao bức tranh thiên nhiên bao la rộng lớn nhưng hoang sơ, đượm buồn?

  • Qua những chi tiết, em thấy được thiên nhiên tráng lệ, hùng vĩ như thế nào?

  • Bài thơ đã dùng những biện pháp tu từ và ngôn ngữ như thế nào để gợi lên nỗi buồn, sự cô đơn đến tột cùng của lòng người?

  • Nêu nỗi lòng yêu quê hương đất nước của chủ thế trữ tình?

  • Em hãy nhận xét về kiếp người, cõi nhân sinh được miêu tả trong bài?

Sản phẩm dự kiến:

  • Ngay ở câu thơ đầu tiên đã mở ra một hình ảnh sông nước mênh mang. Các điệp từ được sử dụng trong câu có tác dụng vô cùng lớn góp phần thể hiện ý tứ của tác giả.

  • Từ láy “điệp điệp” gợi tả hình ảnh những đợt sóng cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không ngừng nghỉ, không dứt, tô đậm thêm không gian rộng lớn, bao la. 

  • Đến câu thơ thứ hai tác giả đã sử dụng một nét chấm phá:

+ Hình ảnh con thuyền xuôi mái gợi lên sự nhỏ bé, đơn độc.

  • Sự đối lập giữa không gian mênh mông của sông nước với sự nhỏ bé của con thuyền càng tô đậm sự cô đơn lẻ loi.

  • Ở hai câu thơ cuối tác giả nói đến sự chia li càng tô đậm cho sầu bi của thi nhân. “thuyền” và “nước” cho nỗi lòng thêm “sầu trăm ngả”.

  • Nét độc đáo của khổ thơ này phải nói đến chính là hình ảnh “củi một cành khô”. Có thể nói đây là hình ảnh tạo nên sự ám ảnh khôn nguôi về cõi nhân sinh, không biết rồi sẽ đi đâu về đâu. Vô định, lạc lõng giữa cuộc đời vũ trụ.

  • Dòng sông được ví như dòng đời vô tận mà trong đó củi khô chính là một hình ảnh tượng trưng cho một kiếp người lẻ loi vô định. Nó thể hiện nỗi buồn nhân thái đang lan rộng tỏa ra khắp tâm hồn của nhà thơ.

Khổ 2+3: Chi tiết khung cảnh thiên nhiên và nỗi buồn tâm trạng nhà thơ.

a. Khổ thứ 2

  • Tác giả thể hiện một khung cảnh vô cùng hiu quạnh, không gian được mở rộng cả về bốn phía làm cho cảnh vật vốn đã vắng vẻ nay lại càng cô tịch hơn. Thiếu đi dấu vết của sự sống, của bóng hình con người.

+ Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cùng từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” đặc biệt gợi cảm đã gợi lên sự thưa thớt hoang vắng lạnh lẽo.

+ Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” gợi lên trong lòng người đọc nỗi buồn, sự hoang vắng, tàn tạ thiếu vắng đi sự sống của con người.

  • Khổ thơ thứ hai này của sử dụng rất nhiều hình ảnh tương quan đối lập như: gần – xa, nhỏ bé – bao la, hữu tình – vô hình, thấp – cao, cố định – di động, lên – xuống, gắn bó – phân li, tụ - tán, thấp – cao, cá thể - quần thể…. Điều này được thể hiện tiếp nối ở các khổ thơ tiếp theo càng tô đậm sự nhỏ bé của con người trước vũ trụ rộng lớn.

  • Sự tương phản này càng làm tô đậm sự cô đơn lẻ loi, tịch mịch.

b. Khổ thứ 3

  • Hình ảnh bèo dạt về đâu hàng lối hàng: gợi lên hình ảnh kiếp người, cõi nhân sinh trôi nổi, không biết rồi sẽ đi đâu, về đâu.

  • Nghệ thuật phủ định được lặp lại: “không một chuyến đò ngang”, “không cầu”.

  • Thể hiện sự thiếu kết nối, sự trống vắng và thiếu đi hình bóng con người. 

  • Trong khổ thứ 2 và 3 tác giả sử dụng rất nhiều những cú pháp không giống  như cú pháp ngôn ngữ giao tiếp quen thuộc: “sâu chót vót”; “lơ thơ cồn nhỏ”; “tiếng làng xa vãn chợ chiều”….

  • Càng góp phần thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả tô đậm sự hoang vắng, lẻ loi heo hút của không gian. 

Hoạt động 3. Nỗi niềm chủ thể trữ tình.

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:

  • Nỗi niềm của chủ thể trữ tình được thể hiện như thế nào qua bài thơ?

  • Ở hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối đã gợi lên những hình ảnh thiên nhiên như thế nào để góp phần thể hiện tâm trạng của chủ thể?

Sản phẩm dự kiến:

Hai câu thơ đầu hiện lên một bức tranh thiên nhiên chiều tà với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ:

+ Những đám mây trắng cứ hết lớp này đến lớp khác nối tiếp nhau “đùn” lên dưới ánh nắng chiều như tạo nên những quả núi dát bạc.

+ Hình ảnh “cánh chim” xuất hiện như ánh lên một tia ấm áp cho cảnh vật song nó vẫn không làm vơi đi nỗi buồn trong sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ.

  • Hai câu thơ cuối đã thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, cháy bỏng của tác giả:

+ Hình ảnh “dờn dợn vời con nước” miêu tả những đợt sóng lan xa mà hơn thế nó còn gợi lên cảm giác buồn nhớ đến vô tận của nhà thơ.

+ Câu thơ cuối đậm chất cổ điển khép lại bài thơ đã diễn tả một cách chân thực và rõ nét niềm thương nhớ quê hương đất nước. Đây là câu thơ được lấy cảm hứng từ tứ thơ của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc lâu. Song nó đã được biến đổi mang một tứ mới.

+ Trong thơ Thôi Hiệu phải có “khói” và “sóng” là những hình ảnh thiên nhiên thì mới gợi lên nỗi nhớ nhà. Trong khi đó, trong thơ Huy Cận những hình ảnh thiên nhiên đó luôn thường trực và tự nhiên bộc phát cho nên nỗi nhớ của Huy Cận da diết và sâu lắng hơn.

Hoạt động 4: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang.

HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa mang tính hiện đại của Tràng Giang được thể hiện qua những khía cạnh chính nào?

Sản phẩm dự kiến:

Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa mang tính hiện đại của Tràng Giang được thể hiện qua các khía cạnh chính sau đây:

  1. Đề tài và cảm hứng.

  •  Tràng giang mang nỗi sầu vạn cổ của con người bé nhỏ, hữu hạn trước thời gian, không gian vô hạn, vô cùng.

  • Tràng giang đồng thời thể hiện “nỗi buồn thế hệ” của một “cái tôi” Thơ mới thời mất nước “chưa tìm thấy lối ra”.

  1. Chất liệu thi ca.

  • Ở tràng giang, ta bắt gặp nhiều hình ảnh thân quen thuộc trong thơ cổ (tràng giang, bờ bãi đìu hiu, cánh chim trong bóng chiều…), nhiều hình ảnh, tứ thơ được đợi từ thơ cổ.

  • Mặt khác, Tràng giang cũng không thiếu những hình ảnh, âm thanh chân thực của đời thường, không ước lệ (củi khô, tiếng vãn chợ chiều, bèo dạt…)

  1. Thể loại và bút pháp.

  • Tràng giang mang đậm phong vị cổ điển qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả những từ Hán việt cổ kính (tràng giang, cô liêu…).

  • Song, Tràng giang lại cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp “cái tôi” trữ tình (“buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà…), qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật, dợn dợn…).

  1.  Tổng kết

Hoạt động 1. Nội dung

GV đặt câu hỏi tổng kết về nội dung: Em hãy nêu giá trị nội dung của tác phẩm “Tràng Giang”?

Sản phẩm dự kiến:

  • Tràng giang” là một bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển, qua tác phẩm Huy Cận bộc lộ nỗi buồn của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm tha thiết đối với quê hương, đất nước thầm kín.

Hoạt động 2. Nghệ thuật

GV đặt câu hỏi tổng kết về nghệ thuật: Em hãy nhận xét và nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Tràng Giang”?

Sản phẩm dự kiến:

- Bài thơ vừa mang âm hưởng Đường thi vừa toát lên vẻ hiện đại, là một bài thơ tiêu biểu cho phong trào thơ Mới.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Nhận xét cách sử dụng vần, nhịp thơ để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài.

Câu 2: Chỉ ra những hình ảnh trong sự tương phản không gian và cho biết những hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em hãy thực hiện so sánh Tràng Giang (Huy Cận) và Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) để làm rõ:

  • Những điểm tương đồng và khác biệt trong khổ thơ cuối.
  • Những điểm khác biệt về đề tài và hình thức thể loại giữa hai bài thơ.

Câu 2: Thực hành vẽ một bức tranh hoặc viết một đoạn văn thể hiện cảm nhận riêng của em về một hình tượng đặc sắc trong bài Tràng Giang (Vd: hình tượng cánh chim chiều,…).

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận đủ giáo án kì 1
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Thời gian bàn giao giáo án Powerpoint

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/11bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 550k
  • Giáo án Powerpoint: 650k
  • Trọn bộ word + PPT: 1150k

=> Chỉ gửi trước 450k. Phần còn lại gửi dần khi nhận giáo án. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word: đủ kì I
  • Giáo án powerpoint: 1/2 kì I
  • Mẫu đề thi, phiếu trắc nghiệm theo cấu trúc mới
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay