Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn). Thuộc chương trình Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
![Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/b5_mandieuhanhyhg_01.jpg)
![Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/b5_mandieuhanhyhg_02.jpg)
![Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/b5_mandieuhanhyhg_03.jpg)
![Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/b5_mandieuhanhyhg_04.jpg)
![Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/b5_mandieuhanhyhg_05.jpg)
![Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/b5_mandieuhanhyhg_06.jpg)
![Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/b5_mandieuhanhyhg_07.jpg)
![Giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/b5_mandieuhanhyhg_08.jpg)
Giáo án ppt đồng bộ với word
![Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/slide1_232.jpg)
![Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/slide2_226.jpg)
![Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/slide3_226.jpg)
![Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/slide4_221.jpg)
![Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/slide5_216.jpg)
![Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/slide6_223.jpg)
![Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/slide7_227.jpg)
![Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/slide8_232.jpg)
![Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/slide9_230.jpg)
![Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/slide10_231.jpg)
![Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/slide11_230.jpg)
![Giáo án điện tử Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/styles/700xauto/public/2024-10/slide12_229.jpg)
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
TIẾT : MÀN DIỄU HÀNH – TRÌNH DIỆN QUAN THANH TRA
(Trích Quan thanh tra)
A. KHỞI ĐỘNG
GV đặt câu hỏi cho HS: Em có suy nghĩ gì về thói khoác lác và ảo tưởng về bản thân? Đó có phải là một điều xấu không?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Em hãy trình bày đôi nét về tác giả Gô-gôn?
Kết luận:
Ni-cô-lai Gô-gôn: (1809 - 1852). Ông là một nhà văn, nhà soạn kịch lỗi lạc của văn học Nga nửa đầu thế kỉ XIX. Sinh ra trong một gia đình quý tộc ở tỉnh Pôn-ta-va thuộc U-crai-na. Tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm có: Ta-rút Bun-ba (truyện -1835), Những điền chủ cổ xưa (truyện, 1835), Bức chân dung (truyện, 1835),…
2. Tác phẩm
Đôi nét về Quan thanh tra
Kết luận:
Quan thanh tra được Gô-gôn sáng tác trên cơ sở một giai thoại do Pu-skin gợi ý. Vở hài kịch là một đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông và ảnh hưởng đến sự phát triển của sân khấu hài kịch thế giới;…
II. Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: ngôn ngữ, xung đột, hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng trong hài kịch.
+ Trạm 1: Tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra.
+ Trạm 2: Hình thức độc thoại (nói riêng) được xem là thủ pháp lật tẩy bản chất của nhân vật. Dựa vào bảng PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
+ Trạm 3: Xác định xung đột kịch trong văn bản
+ Trạm 4: Nêu một số thủ pháp trào phúng của Gô-gôn trong đoạn trích Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra?
Kết luận:
Trạm số 1: Các quan chức địa phương nhận nhầm một vị khách vãng lai là “quan thanh tra” nên rất sợ hãi và tập trung tại nhà thị trưởng để bàn chuyện đối phó; Lần lượt, họ vào yết kiến “quan thanh tra” này, cùng “vi thiêng”, nịnh hót và nói xấu lẫn nhau; Ban đầu, vị khách tưởng rằng quan chức địa phương là “tốt bụng” và “hiếu khách” nên khi nhận được tiền, ông coi đó là “vay mượn”; Tuy nhiên, sau khi biết rằng những người này nhận nhầm mình là quan lớn, Khle-xta-kốp quyết định sẽ vay thêm tiền và “cao chạy xa bay”.
Trạm số 2:
Nhân vật | Độc thoại (lời nói riêng) | Bản chất của nhân vật |
Chánh án | Trời ơi! Trời ơi, xin ban phúc lành cho con! Sao tôi rụng rời cả chân tay thế này! | Khiếp nhược trước pháp luật vì không làm đúng bổn phận chức trách của một chánh án. |
Trưởng bưu cục | Thế mà Ngài không làm hộ chút nào; Ngài hỏi han mọi chuyện từng li từng tí. | Kính sợ, sùng bái mọi biểu hiện nhỏ nhặt của cấp trên. |
Kiểm học | Con khỉ! Lúc nào cũng rụt rè như cái thằng chết tiệt thế này, hỏng hết cả! | Hoảng hốt, thiếu tự tin trước cấp trên không dám nêu ý kiến và không biết trình bày gãy gọn vấn đề gì. |
Khle-xta-kốp | Ta thử hỏi vay lão trưởng bưu điện này ít tiền xem sao. | Dễ dàng cho phép mình cư xử buông thả với người mới quen biết. |
Trạm số 3: Xung đột bên ngoài: Là xung đột giữa các quan chức sở tại với Khle-xta-kốp. Xung đột bên trong: Không nêu trực tiếp, mà được ám gợi, liên tưởng: xung đột giữa nhân dân và chính quyền.
Trạm số 4: Phóng đại; Tự lật tẩy; Tương phản, nghịch lí; Chơi chữ
III. Tìm hiểu giá trị nhận thức, giáo dục thẩm mĩ của tác phẩm, các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản
+ Vở kịch Quan thanh vang lên tiếng cười sảng khoái vui nhộn nhưng cũng chứa dư vị buồn bã chua chát, cảnh báo sự trừng phạt, khiến người ta suy ngẫm và ăn năn. Bạn hãy chỉ ra điều đó?
+ Trong Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra, Gô-gôn phê phán những tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu nào? Phải chăng những hiện tượng ấy chỉ xảy ra tại một thị trấn nhỏ nước Nga thời xưa?
Kết luận:
Quan thanh tra là một tác phẩm kết hợp được tính thời sự của hài kịch và sức mạnh đạo đức của bi kịch. Xung đột ngoài được xây dựng trên tình huống nhầm lẫn và cũng thủ pháp phóng đại đã đem đến tiếng cười giải trí đầy sảng khoái. Điều này đáp ứng tiêu chí gây cười của một vở hài kịch. Tuy nhiên, còn một xung đột nữa, mang tính triết lí, đó là xung đột giữa hàng ngũ quan lại với cư dân thành phố bị áp bức. Điều này khiến khán giả rơi vào trầm tư, bất an. Qua xung đột này, ta thấy sự không tương thích giữa tư tưởng của tác giả về nhân cách và mục đích sống cao đẹp của con người với những hình thức tồi tệ đang diễn ra trong đời sống thực tế, tiềm ẩn những nguy cơ bị trừng phạt “quả báo”.
Gô-gôn xác nhận tiếng cười là “nhân vật tích cực duy nhất trong Quan thanh tra”. Tiếng cười vạch trần những ung nhọt của xã hội Nga, phơi bày chúng trước sự chê bai của người đời. Gô-gôn biến tiếng cười thành phương tiện trách phạt, chỉnh sửa đạo đức. Tiếng cười của ông là một loại “kính lúp”, nhờ đó có thể nhìn thấy những điều mà bản thân con người không nhận ra hoặc muốn che giấu, là “tiếng cười qua nước mắt”, “tiếng cười thấu thị và đầy tiên cảm lo âu”.
Trong Màn diễu hành – trình diện Quan thanh tra, ta có thể nhận diện được nhiều tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu bị tác giả phê phán như: sự ngu dốt thiếu trách nhiệm, quan liêu, nạn hối lộ, tham nhũng, thiếu lương tâm, bạc nhược, thói nịnh nọt, luồn cúi của những người có quyền lực. Những tệ nạn trong màn kịch không chỉ phản ánh thực trạng của xã hội Nga thế kỉ XIX còn mang tính phổ quát, thể hiện ở khắp nơi.
IV. Liên hệ, vận dụng
Theo bạn, có thể thay nhan đề Quan thanh tra bằng nhan đề Quan thanh tra giả được không? Vì sao trong mỗi con người chúng ta cần có một “quan thanh tra thật”?
Kết luận:
Không nên thay đổi nhân đề vở kịch từ “Quan thanh tra” sang “Quan thanh tra giả” bởi vì: Ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm vốn không chỉ gói gọn trong việc phản ánh một quan thanh tra “giả” mà là phê phán hiện tượng xã hội thật: tệ nạn quan liêu, tham nhũng, thiếu trách nhiệm của các quan chức;…
III. Tổng kết
Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra?
Kết luận:
Nội dung: Phê phán thói khoác lác, ảo tưởng về của nhân vật Khơ-lét-xta-cốp. Bên cạnh đó là phê phán xã hội Nga đầy rẫy sự thối nát với đại diện là tầng lớp quan lại.
Nghệ thuật: Sử dụng kết hợp thủ pháp trào phúng đặc sắc trong hài kịch, qua đó tạo nên tiếng cười đả kích sâu cay cho người đọc. Sử dụng ngôn ngữ tăng cường để làm nổi bật tính trào phúng của vở kịch.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
Đáp án gợi ý:
1. C | 2. D | 3. D | 4. D | 5. B | 6. C |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hãy chọn một lớp kịch trong văn bản Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra để vào vai nhân vật và biểu đạt theo cảm nhận của mình.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo