Giáo án và PPT Ngữ văn 9 chân trời bài 3: Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận (Theo Nguyễn Thu Hà)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 3: Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận (Theo Nguyễn Thu Hà). Thuộc chương trình Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 3: NHỮNG DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ DANH THẮNG
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: NHIỀU GIÁ TRỊ KHẢO CỔ TỪ HOÀNG THÀNH THĂNG LONG CẦN ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN
A. KHỞI ĐỘNG
GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, chia sẻ: Trình bày những hiểu biết của em về khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khám phá tri thức ngữ văn
Trình bày khái niệm của bài phỏng vấn.
Sản phẩm dự kiến:
- Bài phỏng vấn thuộc văn bản thông tin, trình bày nội dung cuộc trao đổi về một chủ đề nhất định, trong đó người phỏng vấn đặt câu hỏi và người được phỏng vấn trả lời.
- Có nhiều cách phân loại bài phỏng vấn:
+ Về phương pháp phỏng vấn, có bài phỏng vấn cá nhân, bài phỏng vấn nhóm.
+ Về cách thức phỏng vấn, có phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn gián tiếp (qua điện thoại hoặc qua thư điện tử).
Hoạt động 2: Trải nghiệm cùng văn bản
GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản, kĩ năng suy luận khi đọc văn bản phỏng vấn.
Hoạt động 3: Suy ngẫm và phản hồi
Tổng kết nội dung và nghệ thuật văn bản “Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận”.
Sản phẩm dự kiến:
a. Nội dung
Văn bản Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận có hình thức là một bài phỏng vấn, cung cấp cho người đọc những thông tin mới nhất về quá trình nghiên cứu khảo cổ ở khu du tích Hoàng thành Thăng Long, cho thấy bề dày lịch sử, văn hóa và những giá trị linh thiêng của vùng đất địa linh nhân kiệt, xứng đáng được công nhận và được nhiều bạn bè quốc tế biết đến hơn.
b. Nghệ thuật
- Hình thức: bài phỏng vấn trực tiếp cá nhân.
- Đảm bảo cấu trúc 3 phần của một bài phỏng vấn, câu hỏi ngắn gọn, đi đúng trọng tâm và khai thác được những thông tin quan trọng về di tích lịch sử.
- Sử dụng từ ngữ của chuyên ngành khảo cổ, phân biệt câu hỏi và câu trả lời bằng chữ in nghiêng và chữ thường…
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
Câu 1: Nội dung chính của bài phỏng vấn Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận là gì?
A. Quá trình xây dựng và bảo tồn khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.
B. Sự tái hiện lịch sử Thăng Long qua quá trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ, nhà nghiên cứu lịch sử Nhật Bản.
C. Sự phát huy những tiềm năng du lịch to lớn của Hoàng Thành Thăng Long.
D. Quá trình nghiên cứu và phục dựng một số điểm di tích thuộc Hoàng Thành Thăng Long.
Câu 2: Công tác nghiên cứu về lịch sử Thăng Long đã được tiến hành từ khi nào?
A. Từ nhiều thế kỉ qua, ít nhất là từ khi những người Pháp tiến hành, sau đó các nhà nghiên cứu Sử học và khảo cổ học Việt Nam tiếp tục nghiên cứu.
B. Khoảng từ thế kỉ thứ VII.
C. Từ khi người Pháp chiếm được Việt Nam làm thuộc địa.
D. Khoảng 1300 năm trước.
Câu 3: Điều gì vẫn chưa thực sự được tìm thấy của Kinh đô Thăng Long?
A. Chân dung và dấu vết đích thực của Kinh đô Thăng Long.
B. Quy mô thực sự của Kinh đô Thăng Long.
C. Cấu trúc xây dựng của Kinh đô Thăng Long.
D. Chủ nhân thực sự của Kinh đô Thăng Long.
Câu 4: Dấu vết còn lại của thành Hà Nội hiện nay là gì?
A. Cột cờ Hà Nội.
B. Điện Kính Thiên.
C. Cửa Đoan Môn.
D. Cột cờ Hà Nội và Bắc Môn.
Câu 5: Đâu không phải câu trả lời của người được phỏng vấn cho câu hỏi: “Các nhà khảo cổ Việt Nam đã phát hiện được gì dưới lớp đất của khu Hoàng thành Thăng Long trong thời gian qua”?
A. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện và khai quật khu vực trong thành Hà Nội tại địa điểm 18 Hoàng Diệu.
B. Tìm thấy nhiều lớp văn hóa cổ của nhiều thời kì xếp chồng lên nhau.
C. Thăng Long có một bề dày lịch sử lâu dài và vị trí khai quật thuộc vị trí trung tâm của Hoàng thành và cấm thành Thăng Long từ thời Lý, thời Trần cho đến thời Lê. Còn đối với thời Đại La, nó là trung tâm của An Nam Đô Hộ phủ (thế kỉ VII và thế kỉ IX).
D. Các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều di vật phản ánh đời sống sinh hoạt trong khu vực Hoàng thành qua 1 300 năm lịch sử như đồ gốm sứ, đồ sành, đồ kim loại, đồ gỗ,...
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: B
Câu 2: A
Câu 3: A
Câu 4: D
Câu 5: C
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu những giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo án:
- Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo