Giáo án và PPT Ngữ văn 9 chân trời bài 1: Quê hương (Tế Hanh)

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 1: Quê hương (Tế Hanh). Thuộc chương trình Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Ngữ văn 9 chân trời bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
Giáo án và PPT Ngữ văn 9 chân trời bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
Giáo án và PPT Ngữ văn 9 chân trời bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
Giáo án và PPT Ngữ văn 9 chân trời bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
Giáo án và PPT Ngữ văn 9 chân trời bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
Giáo án và PPT Ngữ văn 9 chân trời bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
Giáo án và PPT Ngữ văn 9 chân trời bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
Giáo án và PPT Ngữ văn 9 chân trời bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Quê hương (Tế Hanh)
Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Quê hương (Tế Hanh)

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 1.1. VĂN BẢN QUÊ HƯƠNG

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Em hãy chia sẻ một vài kỉ niệm gắn bó với quê hương và nêu tình cảm của mình với nơi đó.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. GIỚI THIỆU BÀI HỌC

GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận: Chủ đề Thương nhớ quê hương gồm những văn bản nào? Nêu tên và thể loại của các văn bản đọc chính và văn bản kết nối chủ điểm, đọc mở rộng.

Sản phẩm dự kiến:

- Chủ đề Thương nhớ quê hương bao gồm các văn bản thơ và tùy bút.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ điểm, đọc mở rộng theo thể loại:

Tên văn bản

Thể loại

Quê hương

Thơ

Bếp lửa

Thơ

Vẻ đẹp của sông Đà

Tùy bút

Mùa xuân nho nhỏ

Thơ

II. TRI THỨC NGỮ VĂN

GV yêu cầu học sinh trao đổi tìm hiểu: Em hãy nêu một số đặc điểm của thể loại văn bản văn học và thơ.

Sản phẩm dự kiến:

 

Đặc điểm

VB văn học

Khái niệm

- Là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả hoạt động sáng tác của cá nhân hoặc tập thể nhà văn và là đơn vị độc lập cơ bản của văn học.

- Tồn tại dưới dạng:

+ Truyền miệng.

+ Viết (văn tự) với quy mô một câu, vài dòng (tục ngữ, ca dao…) đến hàng vạn câu, hàng ngàn trang (sử thi, tiểu thuyết…).

Cấu trúc

Là một hệ thống phức tạp gồm hàng loạt yếu tố thuộc các bình diện khác nhau của nội dung và hình thức.

Hình thức nghệ thuật

Là cách tổ chức, kết nối mọi yếu tố (bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ, vần, nhịp,...) nhằm tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm.

Thơ

Kết cấu

Khái niệm

Là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về nội dung và hình thức của bài thơ, tạo ra tính toàn vẹn và thể hiện một cách tốt nhất chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Biểu hiện

+ (1) Sự chọn lựa thể thơ.

+ (2) Sự sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định (bố cục).

+ (3) Sự triển khai mạch cảm xúc.

+ (4) Sự phối hợp của vần, nhịp, hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ,...

Ngôn ngữ

- Hàm súc, ngắn gọn, giàu hình ảnh, gợi nhiều hơn tả, giàu nhạc điệu, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt: có vần, nhịp, thanh điệu, đối,... 

- Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ được thể hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn qua âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ, những yếu tố ấy góp phần làm tăng thêm hàm nghĩa cho bài thơ. 

=> Những đặc điểm trên khiến cho bài thơ dễ dàng tác động trực tiếp đến cảm xúc của người đọc và khắc sâu trong tâm trí họ.

III. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Hoạt động 1. Đọc

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh thực hiện: Để đọc tác phẩm thơ về chủ đề Thương nhớ quê hương em cần lưu ý những gì?

Sản phẩm dự kiến:

- Cách đọc: đọc với giọng diễn cảm, nhẹ nhàng. Nhấn mạnh một số từ ngữ miêu tả, hình tượng hình thanh để gợi lên cho người đọc khung cảnh nơi làng biển, chất giọng bồi hồi để làm nổi bật lên nỗi niềm thương nhớ của tác giả dành cho quê hương của mình

- Câu hỏi trong hộp chỉ dẫn:

Câu hỏi/  kĩ năng đọc.

Câu trả lời của tôi

Hãy hình dung cảnh được gợi tả trong khổ thơ thứ hai.

Bầu trời rộng lớn, thoáng đãng, gió thổi nhè nhẹ với ánh mặt trời vừa nhú lên ửng “hồng”, dân trai tráng trong làng lại ra khơi đánh bắt cá. Chiếc thuyền lướt nhẹ trên mặt biển, mang theo ước mơ, hi vọng về một mùa cá bội thu.

=> Khung cảnh tuyệt đẹp, yên bình. Khung cảnh đó thật hào hùng, thật tráng lệ.

Em hiểu thế nào về nội dung của khổ thơ cuối?

Bốn dòng cuối trong khổ thơ mang lại cho em cảm giác rằng tác giả đang ở một nơi xa, nhớ về những điều đặc trưng của biển - quê hương của tác giả. Quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc.

Hoạt động 2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh trả lời:

  • Hãy đọc và nêu những nét nổi bật về cuộc đời – sự nghiệp của Tế Hanh? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông?

  • Nêu vị trí, hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Quê hương”?

Sản phẩm dự kiến:

  1. Tác giả

- Tế Hanh (1921 – 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh.

- Quê ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

- Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương.

- Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh.

- Tác phẩm chính: các tập thơ Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963)…

b. Tác phẩm

- Bài thơ Quê hương viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương - một làng chài ven biển tha thiết.

- Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945).

IV. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Hoạt động 1. Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ trong bài thơ Quê hương.

GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận

  • Bức tranh làng quê miền biển được miêu tả như thế nào?

  • Những từ ngữ nào trong tác phẩm thể hiện hình ảnh của dân chài và cuộc sống làng chài trong bài thơ?

  • Khái quát lại những điểm nổi bật trong cảnh lao động của người dân làng chài?

  • Cảnh dân làng đón thuyền trở về trong không khí vui mừng náo nhiệt, hạnh phúc trước những thành quả đạt được thể hiện điều gì?

  • So sánh hai cảnh bắt cá trên biển với cảnh con thuyền trở về sau 1 ngày lênh đênh trên biển? Nêu nhận xét?

  • Hương vị đặc trưng của quê hương miền biển được miêu tả sống động như thế nào?

  • Dáng hình của quê hương với đặc điểm địa hình đặc biệt trong bài gợi cho em suy nghĩ gì?

  • Nêu mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

  • Nêu nỗi lòng của nhà thơ với quê hương?

Sản phẩm dự kiến:

a. Hình ảnh dân chài và cuộc sống làng chài:

- Hình ảnh dân chài: phăng mái chèo, làn da ngăm rám nắng cả thân hình nồng thở vị xa xăm, tấp nập đón ghe về…

Hình ảnh cánh buồm: giương to như mảnh hồn làng/ rướn thân trắng.

Hình ảnh những con cá: thân bạc trắng.

Hình ảnh con thuyền: hăng như con tuấn mã.

b. Chủ đề bài thơ:

- Hình ảnh quê hương qua bức tranh sinh hoạt làng chài vùng biển trong nỗi nhớ của tác giả. 

- Chủ đề này được thể hiện qua các hình thức nghệ thuật như:  giọng điệu trìu mến, thiết tha, bố cục bài thơ, mạch cảm xúc, các biện pháp nhân hoá, so sánh, nghệ thuật sáng tạo hình ảnh,..

c. Hiệu quả nghệ thuật của một số biện pháp tu từ trong các câu thơ:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao lao thâu góp gió…

+ Biện pháp tư từ so sánh: dùng cái cụ thể (cánh buồm) để chỉ cái trừu tượng (mảnh hồn).

+ Tác dụng: làm cho hình ảnh cánh buồm quen thuộc trở nên thiêng liêng, thơ mộng đồng thòi gọi tả sự hiên ngang, mạnh mẽ của người dân miền biển, hoà mình vào thiên nhiên, đương đầu với thử thách.

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

+ Biện pháp tu từ nhân hóa: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

+ Tác dụng: gợi tả cảm giác yên bình, trầm tư sau những ngày sóng gió trên biển.

d. Cách gieo vần, cách ngắt nhịp trong bài thơ:

- Cách gieo vần:

+ Vần chân, liền (giang/ làng, sông/ hồng, trắng/ nắng, xăm/ năm).

+ Vần cách đồng thời là vần thông (vôi/ khơi).

- Cách ngắt nhịp: 3/5 kết hợp với 3/2/3, 4/4 tạo nên nhịp điệu uyển chuyển cho bài thơ.

=> Thể hiện tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

e. Mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ:

- Mạch cảm xúc:

+ Khổ 1,2,3: Cảm xúc tự hào về quê hương được thể hiện gián tiếp qua những hình ảnh gợi tả sống động vẻ đẹp lao động của dân chài, cuộc sống làng chài.

+ Khổ 4: cảm xúc nhớ thương quê hương da diết từ màu sắc (màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi) đến mùi vị nồng mặn của biển cả.

- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng ca ngợi cuộc sống lao động lạc quan, khoẻ khoắn của người dân chài và thể hiện tình yêu quê hương thiết tha, sâu lắng của tác giả.

Hoạt động 2. Tìm hiểu yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ Quê hương

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong bài thơ Quê hương.

Sản phẩm dự kiến:

Yếu tố miêu tả

Yếu tố biểu cảm

- Miêu tả dân chài: làn da ngăm rám nắng, phăng mái chèo mạnh mẽ, thân hình nồng thở vị xa xăm. - Miêu tả con thuyền và cảnh đánh bắt cá: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, cánh buồm giương to, rướn thân trắng, tấp nập đón ghe về, màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,...

Thể hiện tình cảm của nhà thơ: lòng tôi luôn tưởng nhớ, tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Tác dụng: 

+  Kết hợp hai yếu tố vừa gợi tả sống động bức tranh cuộc sống lao động đầy chất thơ của làng chài, vẻ đẹp khoẻ mạnh, cường tráng của người dân chài, vừa thể hiện tình cảm thương nhớ quê hương. 

+ Tuy nhiên, yếu tố biểu cảm vẫn là chủ đạo vì toàn bộ hệ thống hình ảnh quê hương được hiện lên thông qua nỗi nhớ của một người con xa quê, vì thế, các hình ảnh miêu tả là phương tiện để thể hiện nỗi nhớ của nhân vật trữ tình.

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu nét đặc sắc của kết cấu trong bài thơ Quê hương

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Bài thơ Quê hương có kết cấu như thế nàoNêu những nét đặc sắc của kết cấu trong bài thơ Quê hương.

Sản phẩm dự kiến:

Cách sắp xếp bố cục

Cách triển khai 

mạch cảm xúc

Cách kết hợp giữa 

miêu tả và biểu cảm

- Bài thơ mở đầu với hai dòng thơ giới thiệu khái quát về nghề nghiệp của dân làng, vị trí của làng (khổ 1).

- Sau đó tiếp nối với hình ảnh lao động của cuộc sống làng chài (khổ 2, khổ 3).

- Kết lại với nỗi nhớ làng chài, nỗi nhớ quê hương với những hình ảnh đầy màu sắc (nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi) và mùi vị nồng mặn của quê hương (khổ 4).

- Tình yêu tha thiết với quê hương được thể hiện gián tiếp qua cách tả về làng, về người dân chài và cuộc sống của họ (khổ 1, 2, 3).

=> Qua cách nhìn, cách phóng chiếu những hình ảnh cụ thể thành những hình ảnh lớn lao, kì vĩ, mang linh hồn của quê hương. 

- Tình yêu quê hương còn được thể hiện trực tiếp ở khổ cuối với những từ cảm thán, nỗi nhớ da diết thông qua những hình ảnh cụ thể, đầy màu sắc, hương vị của cuộc sống lao động: màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi, mùi nồng mặn của biển cả (khổ 4).

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm, xét về số lượng thì 18/20 dòng thơ miêu tả, chỉ có hai dòng thơ là biểu lộ trực tiếp tình cảm của tác giả (Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ,/ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá). 

- Tuy nhiên, phương thức thể hiện chủ yếu vẫn là biểu cảm vì toàn bộ hệ thống hình ảnh quê hương được hiện lên thông qua nỗi nhớ của một người con xa quê, vì thế, các hình ảnh miêu tả là phương tiện để thể hiện nỗi nhớ của nhân vật trữ tình.

Kết cấu

- Cách gieo vần:

+ Vần chân, liền (giang/ làng, sông/ hồng, trắng/ nắng, xăm/ năm).

+ Vần cách đồng thời là vần thông (vôi/ khơi).

- Cách ngắt nhịp: 3/5 kết hợp với 3/2/3, 4/4 tạo nên nhịp điệu uyển chuyển cho bài thơ.

- Cách sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá,…

=> Giúp cho bài thơ trở thành một chỉnh thể toàn vẹn và thể hiện tốt nhất hình ảnh vừa thân thuộc vừa lớn lao, kì vĩ của quê hương và tình yêu tha thiết với quê hương của tác giả.

 

Hoạt động 4. Tổng kết

GV đặt câu hỏi tổng kết nội dung và nghệ thuật: Em hãy nhận xét và nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

Sản phẩm dự kiến:

a. Nội dung

- Vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn của cảnh và người lao động trong cuộc sống làng chài.

- Tình yêu quê hương trong sáng, đằm thắm, niềm tự hào, gắn bó với quê hương của nhà thơ Tế Hanh.

b. Nghệ thuật

- Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.

- Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao.

- Phép ẩn dụ, phép nhân hóa, đảo trật tự từ trong câu…

- Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê.

- Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông?

  1. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.

  2. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.

  3. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.

  4. Nỗi niềm khát vọng của người con xa xứ

Câu 2: Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của "dân chài lưới"

  1. Khi trời trong gió nhẹ nắng mai hồng/ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

  2. Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ/ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

  3. Dân chài lưới nước da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

  4. Làng tôi vốn làm nghề chài lưới/ Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Câu 3: Trong hai câu thơ Quê hương, đoạn thứ hai (từ câu 3 đến câu 8) nói đến cảnh gì?

  1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi.

  2. Cảnh đánh cá ngoài khơi.

  3. Cảnh đón thuyền cá về bến.

  4. Cảnh đợi chờ thuyền cá của người dân làng chài.

Câu 4: Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ "Quê hương"?

  1. Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng

  2. Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa

  3. Nghệ thuật ước lệ đặc sắc

  4. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ,…

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Câu 1: Qua bài thơ, em hãy nhận xét hình tượng những người ngư dân đậm phong vị biển cả được miêu tả?

Câu 2: Em ấn tượng điểm nào của bài thơ (nội dung, nghệ thuật,…)? Bài thơ khơi gợi cho em tình cảm, cảm xúc gì? 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận đủ giáo án kì 1
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Thời gian bàn giao giáo án Powerpoint

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • Sau đó, cập nhật liên tục để 30/10 có đủ kì I
  • 30/11bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 500k
  • Giáo án Powerpoint: 600k
  • Trọn bộ word + PPT: 1000k

=> Chỉ gửi trước 450k. Phần còn lại gửi dần khi nhận giáo án. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word: đủ kì I
  • Giáo án powerpoint: 1/2 kì I
  • Mẫu đề thi ma trận và 1 số đề thi giữa học kì I
  • 15 - 20 phiếu trắc nghiệm, bài tập

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC

 
 

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay