Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 2: Tiếng đàn mưa (Bích Khê)

Dưới đây là giáo án bài 2: Tiếng đàn mưa (Bích Khê). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

ÔN TẬP VĂN BẢN 2: TIẾNG ĐÀN MƯA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về thơ song thất lục bát.

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Tiếng đàn mưa (vần, thanh điệu, nhịp, giá trị nội dung…).

  • Luyện tập theo văn bản Tiếng đàn mưa.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố của thể thơ song thất lục bát (nhịp thơ, vần, thanh điệu,… ), nêu được nội dung bao quát của văn bản, phân tích một số chi tiết tiêu biểu, hình ảnh nghệ thuật mang tính biểu tượng trong văn bản Tiếng đàn mưa.

  • Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản.

  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản Tiếng đàn mưa.

3. Phẩm chất

  • Yêu thương, đồng cảm với con người.

  • Trân trọng vẻ đẹp của của cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật KWLyêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của mình về nhà thơ Bích Khê trong phong trào thơ Mới và xuất xứ của văn bản Tiếng đàn mưa.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật KWLyêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của mình về nhà thơ Bích Khê trong phong trào thơ Mới và xuất xứ của văn bản Tiếng đàn mưa.

- Hình thức: nhóm đôi.

- Thời gian: 3 phút.

Em đã biết gì về nhà thơ Bích Khê trong phong trào thơ Mới và xuất xứ của văn bản Tiếng đàn mưa?

Em có gì chưa hiểu về nhà thơ Bích Khê trong phong trào thơ Mới và xuất xứ của văn bản Tiếng đàn mưa?

Em muốn biết thêm điều gì về nhà thơ Bích Khê trong phong trào thơ Mới và xuất xứ của văn bản Tiếng đàn mưa?

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá. 

- Gợi ý: Một số thông tin cơ bản về Bích Khê và xuất xứ của văn bản “Tiếng đàn mưa”:

+ Bích Khê (1916 – 1946) quê ở tỉnh Quảng Ngãi, nặng lòng với quê hương đất nước, là một nhà thơ chân tài nhưng yểu mệnh. Sáng tác của ông được đánh giá cao với những bài thơ táo bạo, giàu tính nhạc. Ông là nhà thơ có nhiều tìm tòi, cách tân trong phong trào Thơ mới. Đọc thơ Bích Khê, ta như đắm mình trong thế giới của màu sắc, mùi hương, hình ảnh, âm thanh. 

+ Xuất xứ: “Tiếng đàn mưa” nằm trong tập thơ “Tinh hoa” (tập hợp các sáng tác của Bích Khê từ năm 1938 đến năm 1944).

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX, sự tiếp xúc, giao thoa văn hóa Việt nam với văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp diễn ra mạnh mẽ. Đây cũng là thời kì nhiều nhà văn, nhà thơ chịu ảnh hưởng của nền văn học Pháp và Bích Khê cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về thể thơ song thất lục bát qua bài thơ Tiếng đàn mưa của nhà thơ Bích Khê.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Tiếng đàn mưa.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS nhắc lại kiến thức văn bản Tiếng đàn mưa.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Tiếng đàn mưa và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại đặc điểm của thể thơ song thất lục bát được thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share đọc văn bản Tiếng đàn mưa và hoàn thành Phiếu học tập số 1 về đặc điểm của thể thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn trích Tiếng đàn mưa.

Thời gian thực hiện: 10 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm đôi, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc văn bản Tiếng đàn mưa và hoàn thành các yêu cầu sau: 

+ Nhắc lại bố cục của văn bản “Tiếng đàn mưa”.

+ Vì sao nhân vật “khách” lại rơi lệ? Nhận xét về tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình.

+ Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Tiếng đàn mưa”.

- Hình thức thực hiện: nhóm nhỏ từ 4 – 6 HS.

- Thời gian thực hiện: 15 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm đôi, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn trích Tiếng đàn mưa.

- Phụ lục đáp án Phiếu học tập số 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nhắc lại kiến thức văn bản

1. Bố cục

- Bố cục của tác phẩm Tiếng đàn mưa được chia ra làm 4 phần tương ứng với 4 đoạn:

+ Đoạn 1 (Từ đầu… đàn mưa xuân): Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa.

+ Đoạn 2 (Lầu mưa xuống… đàn mua rơi): Những nơi mưa rơi xuống.

+ Đoạn 3 (Đầm mưa xuống… cùng nước non): Cảnh vật nơi mua rơi xuống.

+ Đoạn 4 (còn lại): Nguyên nhân khiến nhân vật “khách tha hương" rơi lệ.

2. Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình

- Nhân vật “khách tha hương” rơi lệ do nhớ về quê hương, sự cô đơn dưới “bóng dương” đã làm tâm trạng sầu càng thêm sầu, buồn càng thêm buồn. Sự cô đơn như bao trùm, cùng nỗi nhớ về vùng đất xưa mà “muôn hàng lệ rơi”. 

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình: Một nỗi lòng đầy tâm sự, lúc vui lúc buồn, những kí ức về mảnh đất quê hương đã trôi mãi vào khoảng không gian kí ức rất xa, không thể quay lại.

3. Giá trị nội dung

Bài thơ nói về cơn mưa xuân kết hợp cùng với tiếng đàn càng khiến không gian trở nên cô đơn, lẻ bóng tịch liêu. Trong không gian mưa cùng với cảnh vật khiến cho nhân vật tha hương rơi lệ phải chăng là nhớ về quê hương hay như có bao nỗi sầu muộn không thể nói ra.

4. Giá trị nghệ thuật

Với thể thơ song thất lục bát kết hợp cùng với nghệ thuật liệt kê, biện pháp tu từ cùng với giọng thơ nhẹ nhàng, tình cảm Bích Khê đã khắc họa nên bức tranh mưa xuân thật sâu sắc. Bức tranh ấy còn được điểm nét thêm bởi nhân vật trong tiếng đàn khiến cho không gian mưa càng trở nên cô đơn, sâu sắc hơn trong nỗi nhớ của “khách tha hương".

 

 

 

 

PHỤ LỤC

Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Khái quát đặc điểm thể thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn trích 

Tiếng đàn mưa

Đặc điểm của thể thơ

Những biểu hiện trong văn bản

Vần

 

Thanh điệu

 

Nhịp

 

 

Đáp án gợi ý Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Khái quát đặc điểm thể thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn trích 

Tiếng đàn mưa

Đặc điểm của thể thơ

Những biểu hiện trong văn bản

Vần

Vần lưng: 

+ Tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu 8 hiệp vần với tiếng cuối của câu 6 ngay trước nó: đàn – ngàn.

+ Tiếng thứ 3 (hoặc thứ 5) của câu 7 hiệp với tiếng cuối của câu 7 liền trước nó: tịch – rích.

- Vần chân: lan – ngàn, dương – dương, dương – hương.

Thanh điệu

Câu thất 1: luật phối thanh đặt vào các tiếng 3-5-7 (T-B-T).

- Câu thất 2: luật phối thanh đặt vào các tiếng 3-5-7 (B-T-B).

 

- Câu 6 và câu 8 tuân theo luật của thể lục bát: các tiếng 2-4-6 có luật phối thanh là B-T-B

Nhịp

Câu thơ 7 tiếng thường có cách ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau (3/2/2 hoặc 3/4). Ví dụ: 

+ Lầu mưa xuống,/ thềm lan mưa xuống

Cùng nước non/ mưa rụng hoa xuân

=> Nhịp 3/4

+ Đầm mưa xuống,/ nẻo đồi mưa xuống.

Bóng dương tà/ … rụng bóng tà dương.

=> Nhịp 3/4

- Cặp câu lục bát: ngắt nhịp chẵn 2/4, 4/4,… hoặc nhịp lẻ 3/3, 3/5…Ví dụ:

+ Mưa rơi/ ngoài nội/ trên ngàn => Nhịp 2/2/2

Nghe trong ý khách/ giọt đàn mưa rơi=> Nhịp 4/4

+ Hoa xuân/ rơi với bóng dương => Nhịp 2/4

Mưa trong ý khách/ mưa cùng nước non => Nhịp 4/4

--------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/12bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 500k
  • Giáo án Powerpoint: 600k
  • Trọn bộ word + PPT: 1000k

=> Chỉ cần gửi trước 350k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận giáo án. Khi nhận đủ kì sẽ gửi nốt số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án 1/2 kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 7 - 10 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: đầy đủ ma trận, lời giải chi tiết, thang điểm
  • PPCT, file word lời giải SGK

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay