Giáo án và PPT Sinh học 10 chân trời Bài 9: Tế bào nhân thực

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 9: Tế bào nhân thực. Thuộc chương trình Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Sinh học 10 chân trời Bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án và PPT Sinh học 10 chân trời Bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án và PPT Sinh học 10 chân trời Bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án và PPT Sinh học 10 chân trời Bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án và PPT Sinh học 10 chân trời Bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án và PPT Sinh học 10 chân trời Bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án và PPT Sinh học 10 chân trời Bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án và PPT Sinh học 10 chân trời Bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án và PPT Sinh học 10 chân trời Bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án và PPT Sinh học 10 chân trời Bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án và PPT Sinh học 10 chân trời Bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án và PPT Sinh học 10 chân trời Bài 9: Tế bào nhân thực
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài 9: Tế bào nhân thực

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Sinh học 10 chân trời sáng tạo

BÀI 9. TẾ BÀO NHÂN THỰC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

Ở người, khi bị thương, người ta thường sát trùng vết thương bằng nước oxi già. Hình trên cho thấy hiện tượng xảy ra khi nhỏ oxi già lên vết thương. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC

HS thảo luận trả lời câu hỏi: Tên gọi “tế bào nhân thực” xuất phát từ đặc điểm nào của tế bào? Dựa vào hình 9.2, hãy lập bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật?

Sản phẩm dự kiến:

- Tế bào nhân thực (điển hình là tế bào thực vật và tế bào động vật):

 + Có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp hơn tế bào nhân sơ; 

+ Có nhân hoàn chỉnh (nhân được bao bọc bởi màng nhân);

+  Tế bào chất được chia thành các xoang riêng biệt nhờ hệ thống nội màng và có nhiều bào quan có màng bao bọc (tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng trao đổi chất của tế bào). 

- Mỗi bào quan trong tế bào có cấu tạo phù hợp với chức năng chuyên hoá.

B. CẤU TẠO TẾ BÀO NHÂN THỰC

HOẠT ĐỘNG I. NHÂN TẾ BÀO

HS thảo luận trả lời câu hỏi: HOẠT ĐỘNG NHÓM

Thảo luận nhóm ba, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

Dựa vào Hình 9.3, hãy cho biết:

a) Các đặc điểm của màng nhân.

b) Vai trò của lỗ màng nhân.

c) Những thành phần bên trong nhân tế bào.

Sản phẩm dự kiến:

- Thường có hình bầu dục hoặc hình cầu, đường kính trung bình khoảng 5 um, được bao bọc bởi màng nhân có bản chất là lipoprotein (lipid kết hợp với protein), ngăn cách môi trường bên trong nhân với tế bào chất. 

- Trên màng nhân có đính các ribosome và có nhiều lỗ nhỏ gọi là lỗ màng nhân. Các lỗ màng nhân thực hiện trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất.

HOẠT ĐỘNG II. TẾ BÀO CHẤT

HS thảo luận trả lời câu hỏi: HOẠT ĐỘNG NHÓM

Các em chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 4 – 5 học sinh.

Nghiên cứu thông tin và quan sát các hình ảnh mục II (SGK tr. 43 – 46) để tìm hiểu về các thành phần của tế bào.

Hoàn thành Phiếu học tập số 1.

Sản phẩm dự kiến:

  1. Bào tương

- Là khối tế bào chất đã được tách bỏ hết các bào quan; chiếm gần 50% khối lượng tế bào.

- Thành phần chủ yếu là nước và một số chất khác như: các ion, các chất hữu cơ (amino acid, nucleotide, protein,...)

- Là môi trường diễn ra nhiều quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào.

  1. Ribosome

- Cấu tạo: gồm một số loại rRNA kết hợp với protein; không có màng bọc, mỗi ribosome gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần nhỏ, chúng có thể đính trên màng nhân, lưới nội chất hạt hoặc nằm tự do trong tế bào chất, ti thể, lục lạp. 

- Khi không hoạt động, hai tiểu phần tách rời nhau, chỉ khi hai tiểu phần gắn kết với nhau tạo thành ribosome hoàn chỉnh thì ribosome mới thực hiện chức năng. 

- Chức năng: Ribosome là nơi tổng hợp protein cho tế bào.

  1. Lưới nội chất

- Là hệ thống màng lipoprotein bên trong tế bào, có nguồn gốc từ màng sinh chất hoặc màng nhân; chỉ gồm một màng duy nhất gấp nếp tạo thành hệ thống các kênh, túi và ống thông với nhau.

- Trong tế bào có hai loại lưới nội chất: 

+ Lưới nội chất hạt có chức năng tổng hợp các loại protein tiết ra ngoài tế bào hoặc các protein cấu tạo nên màng sinh chất và các protein trong lysosome. 

+ Lưới nội chất trơn chứa nhiều enzyme tổng hợp lipid, chuyển hoá đường và khử độc cho tế bào. 

  1. Bộ máy Golgi

- Được cấu tạo bởi màng lipoprotein tạo thành hệ thống các túi dẹp xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt với nhau.

- Có nhiều chức năng quan trọng trong tế bào như: tiếp nhận các sản phẩm từ lưới nội chất; biến đổi, đóng gói và phân phối các sản phẩm này đến các vị trí khác nhau thông qua các túi tiết hay lysosome. 

  1. Ti thể

- Cấu tạo: Thường có dạng hình cầu hoặc bầu dục; là bào quan được bao bọc bởi hai lớp màng, bên trong chứa chất nền. Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp tạo thành các mào, trên mào chứa hệ thống các enzyme hô hấp.

- Chức năng: thực hiện quá trình hô hấp tế bào, giúp chuyển hóa năng lượng trong đường và các chất hữu cơ thành năng lượng ATP; DNA ti thể được sử dụng trong định danh, phân tích tiến hóa phân tử và phát sinh loài.

- Một số loại tế bào không có ti thể: tế bào hồng cầu người, tế bào mạch gỗ, mạch rây ở thực vật.

  1. Lục lạp

Là bào quan chỉ có ở tảo và thực vật (chủ yếu ở lá).

Cấu tạo: Lục lạp được bao bọc bởi hai lớp màng, cấu tạo màng trong không có gấp nếp như ở ti thể. Bên trong lục lạp chứa chất nền (stroma) không màu cùng hệ thống các túi dẹp gọi là thylakoid, trên màng thylakoid có chứa hệ sắc tố và các enzyme quang hợp. Thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành các granum. Các granum liên kết với nhau thông qua các ống nối.

- Chức năng: Sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào do màng thylakoid có khả năng nhận các photon ánh sáng và chất nền lục lạp tạo ra các enzyme quang hợp, các protein trong chuỗi truyền electron

7. Một số bào quan khác

a. Cấu tạo và chức năng của khung xương tế bào

- Cấu tạo: vi ống, vi sợi và sợi trung gian. 

- Chức năng: làm giá đỡ cơ học và duy trì hình dạng của tế bào; là nơi neo đậu của nhiều bào quan (ti thể, ribosome, nhân) và enzyme trong tế bào. Ngoài ra, các vi ống và vi sợi của khung xương tế bào còn tham gia vào sự vận động của tế bào.

b. Cấu tạo và chức năng của lybosome và peroxisome

- Lysosome là bào quan có dạng hình cầu (chỉ có ở tế bào động vật), được bao bọc bởi màng lipoprotein, có nguồn gốc từ bộ máy Golgi.

- Chức năng: Trong lysosome chứa nhiều enzyme thuỷ phân tham gia vào quá trình tiêu hoá nội bào như phân cắt các đại phân tử hữu cơ, phân huỷ các sản phẩm dư thừa, tế  bào và bào quan già,...; bảo vệ tế bào bằng cách chống lại các tác nhân gây hại (vi khuẩn, virus, các chất độc hại).

Peroxisome có cấu tạo gần giống lysosome, được hình thành từ lưới nội chất trơn. Trong peroxisome chứa các enzyme chuyển hóa lipid, khử độc cho tế bào.

c. Cấu tạo và chức năng của không bào

- Là bào quan được bao bọc bởi một lớp màng, tuỷ vào loài sinh vật và loại tế bào mà không bào có chức năng khác nhau.

d. Cấu tạo và chức năng của trung thể

- Cấu tạo: Mỗi tế bào động vật thường có một trung thể nằm cạnh nhân tế bào. Mỗi trung thể gồm hai trung tử xếp thẳng góc với nhau và chất quanh trung tử. Mỗi trung tử là một ống hình trụ dài và rỗng, được cấu tạo từ các bộ ba vi ống xếp thành vòng.

- Chức năng: là bào quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân bào vì chúng hình thành nên thoi phân bào. Ở tế bào thực vật không có trung tử.

HOẠT ĐỘNG III. MÀNG SINH CHẤT

HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cấu tạo màng sinh chất? Trình bày những chức năng của màng sinh chất?

Sản phẩm dự kiến:

1. Cấu tạo màng sinh chất

+ Được cấu tạo từ một khung liên tục do lớp kép phospholipid tạo thành và có nhiều phân tử protein phân bố trên màng. 

+ Các phân tử protein có thể nằm xuyên qua khung (protein xuyên màng) hoặc bám ở mặt trong hay mặt ngoài của màng (protein bám màng), tạo nên tính “khảm” của màng. 

+ Màng sinh chất không chỉ có tính ổn định mà còn có tính linh hoạt là do sự chuyển động của các phần tử phospholipid và protein trên màng, tạo nên tính “động” của màng.

2. Chức năng của màng sinh chất

+ Vận chuyển các chất: các chất đi vào hay ra khỏi tế bào đều thông qua màng sinh chất. Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc (tính bán thấm) nên chỉ cho các chất cần thiết đi qua. Ngoài ra, màng còn giữ ổn định vật chất bên trong tế bào tránh những tác động cơ học.

+ Truyền tín hiệu: mặt ngoài của màng sinh chất có protein đóng vai trò là các thụ thể tiếp nhận thông tin từ môi trường ngoài đưa vào tế bào.

+ Chức năng nhận biết tế bào: các glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào có vai trò là dấu hiệu nhận biết các tế bào của cùng một cơ thể cũng như tế bào của cơ thể khác.

HOẠT ĐỘNG IV. CÁC CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT

HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày cấu tạo, chức năng của thành tế bào và chất nền ngoại bào?

Sản phẩm dự kiến:

1. Cấu tạo và chức năng của thành tế bào

- Cấu tạo: Ở thực vật, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu từ cellulose và còn có pectin, protein (thành tế bào nấm là chitin). Các vi sợi cellulose này xếp chồng lên nhau tạo nên thành tế bào.

- Giữa thành tế bào có phiến giữa giúp liên kết hai tế bào với nhau và có cầu sinh chất giúp lưu thông xuyên suốt giữa các tế bào.

- Chức năng: quy định hình dạng và bảo vệ tế bào vì được cấu tạo từ các vi sợi cellulose nên thành tế bào có tính vững chắc.

2. Cấu tạo và chức năng của chất nền ngoại bào

- Cấu tạo: chủ yếu từ glycoprotein liên kết với các chất vô cơ và hữu cơ khác  nhau. 

- Chức năng: chất nền ngoại bào đóng vai trò như “chất keo” có cấu trúc kết dính các tế bào cạnh nhau tạo thành mô và giúp tế bào thu nhận thông tin.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Bào quan riboxom không có đặc điểm nào sau đây?

A. Làm nhiệm vụ sinh học tổng hợp protein cho tế bào

B. Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rARN và protein

C. Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé

D. Bên ngoài được bao bọc bởi một màng photpholipit kép

Câu 2: Tế bào nào sau đây không có thành tế bào:

A. Tế bào vi khuẩn

B. Tế bào nấm men

C. Tế bào thực vật

D. Tế bào động vật

Câu 3: Đặc điểm không có ở tế bào nhân thực là

A. Có màng nhân, có hệ thống các bào quan

B. Tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt

C. Có thành tế bào bằng peptidoglican

D. Các bào quan có màng bao bọc

 Sản phẩm dự kiến:

Câu 1: D

Câu 2: A

Câu 3: C

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Lưới nội chất có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào? Trong các tế bào: tế bào thần kinh, tế bào tinh hoàn, tế bào gan, tế bào cơ, tế bào bạch cầu, tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển, tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển? Giải thích.

Câu 2: So sánh lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn?

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Sinh học 10 chân trời sáng tạo

SINH HỌC 10 KẾT CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề sinh học 10 chân trời sáng tạo

Soạn giáo án Sinh học 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời sáng tạo

Giáo án powerpoint sinh học 10 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo

SINH HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC 

Giáo án chuyên đề sinh học 10 kết nối tri thức

Soạn giáo án Sinh học 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức (bản word)

Giáo án điện tử sinh học 10 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint sinh học 10 kết nối tri thức

Trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức

SINH HỌC 10 CÁNH DIỀU

Giáo án điện tử sinh học 10 cánh diều

Soạn giáo án Sinh học 10 cánh diều theo công văn mới nhất

Giáo án sinh học 10 cánh diều (bản word)

Giáo án chuyên đề sinh học 10 cánh diều

Giáo án powerpoint sinh học 10 cánh diều

Trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay