Giáo án và PPT Tiếng Việt 3 cánh diều Bài 5: Ôn tập giữa học kì I
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 5: Ôn tập giữa học kì I. Thuộc chương trình Tiếng Việt 3 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 3 cánh diều
BÀI 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS chơi nhanh cho chơi Nhìn hình đoán chữ. HS quan sát các tranh minh họa và cho biết đó là bức tranh nằm trong bài thơ nào mà em đã học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
- GV kiểm tra HS đọc thông qua các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì: Mùa thu của em, Thả diều, Hai bàn ta em, Quạt cho bà ngủ.
Hoạt động 2: Sắp xếp tên riêng theo thứ tự chữ cái
- GV nêu yêu cầu bài tập: Sắp xếp các tên riêng sau đây theo thứ tự trong bảng chữ cái.
Sản phẩm dự kiến:
Chiến, Cường, Khánh, Kiên, Nam, Nga, Nghĩa, Thanh, Trung, Tùng.
BÀI 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV dẫn dắt HS vào bài: Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập đọc thuộc lòng các khổ thơ, dòng thờ đã HTL trong nửa đầu học kì I và ôn luyện từ ngữ chỉ đặc điểm, hình ảnh so sánh trong câu.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
- GV kiểm tra HS đọc thông qua các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì 1.
- GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 60-65 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Hoạt động 2: Đọc hiểu và luyện tập
- GV giới thiệu: Từ học kì II, tức là sẽ chỉ sau hơn 2 tháng nữa thôi, các em sẽ lần lượt được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Ngày vào Đội là một ngày hết sức đặc biệt, đánh dấu sự trưởng thành của mỗi bạn nhỏ. Trong ngày đặc biệt đó, người chị đã dặn dò, đã gửi gắm ở em mình điều gì? Chúng ta hãy cùng nhau đọc bài Ngày em vào Đội nhé.
- GV đọc mẫu bài Ngày em vào Đội:
+ Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.
+ Nhấn giọng gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, từ ngữ chỉ hành động: dắt, tươi thắm, mở cửa, đợi,...
+ Giong đọc chậm rãi ở câu cuối.
- GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài:
+ Đội: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi tắt).
+ Đoàn: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (gọi tắt).
+ Lời ru vời vợi: lời ru vang xa, chứa chan tình yêu thương.
+ Khao khát: mong muốn tha thiết.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi
- GV nêu yêu cầu: HS làm việc độc lập, tự đọc yêu cầu 5 câu hỏi và hoàn thành bài tập vào vở.
+ Bài thơ là lời nói của ai, nhân dịp gì?
+ Em hiểu 2 dòng thơ “Màu khăn đỏ dắt em/ Bước qua thời thơ dại” như thế nào? Chọn ý đúng,
+ Tìm những hình ảnh đẹp gợi tả tương lai ở các khổ thơ 3 và 4.
+ Em hiểu 2 dòng thơ cuối bài như thế nào? Chọn ý đúng:
+ Em thích hình ảnh so sánh nào trong bài thơ? Vì sao?
Sản phẩm dự kiến:
+ Bài thơ là lời nói của chị nói với em nhân dịp được kết nạp vào Đội.
+ Em hiểu 2 dòng thơ “Màu khăn đỏ dắt em/ Bước qua thời thơ dại” là lễ kết nạp Đội đánh dấu bước trưởng thành của em.
+ Những hình ảnh đẹp gợi tả tương lai ở các khổ thơ 3, 4: một trời xanh vẫn đợi, cánh buồm là tiếng gọi mặt biển và dòng sông, nắng vườn trưa mênh mông, bướm bay như lời hát, con tàu là đất nước đưa ta tới biển xa.
+ 2 dòng thơ cuối của bài thơ được hiểu là: chị tin em đang có những ước mơ đẹp.
+ Hình ảnh so sánh đẹp trong bài thơ: Màu khăn tuổi thiếu niên tươi thắm mãi như lời ru vời vợi/ Cánh buồm là tiếng gọi mặt biển và dòng sông/ Bướm bay như lời hát/ Con tàu là đất nước đưa ta tới bến xa.
=> hình ảnh có ý nghĩa, gợi tương lai tươi sáng đang mở ra.
BÀI 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 3
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV dẫn dắt HS vào bài: Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập đọc thuộc lòng các khổ thơ, dòng thờ đã HTL trong nửa đầu học kì I và ôn luyện viết đoạn văn tả đồ vật.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
- GV kiểm tra HS đọc thông qua các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì 1.
- GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 60-65 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Hoạt động 2: Viết đoạn văn tả một đồ vật trong nhà em
- GV nêu yêu cầu: Viết đoạn văn tả một đồ vật trong nhà em.
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá đoạn văn HS viết
- GV tổ chức cho HS đọc (trưng bày trên bảng lớp, tường xung quanh lớp) bài văn của mình.
BÀI 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 4
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Trong các bài thơ đã học trong ở các tiết trước, em thấy thích bài thơ nào nhất? Bài thơ nào em thấy dễ thuộc, dễ nhớ nhất?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
- GV kiểm tra HS đọc thông qua các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì: Mùa thu của em, Thả diều, Hai bàn ta em, Quạt cho bà ngủ.
Hoạt động 2: Nghe – viết
* Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV nêu nhiệm vụ và đọc mẫu bài thơ “Bà”.
- GV yêu cầu cả lớp đọc bài thơ, viết nháp những từ ngữ dễ viết sai chính tả như: quê, bưởi, na, lấm lưng, đường, rộn, hương, vườn,…
- GV hướng dẫn cách trình bày: Thể thơ lục, bát.
+ Bài chính tả có 5 cặp câu, cứ 1 câu 6 tiếng (câu lục) lại có 1 câu 8 tiếng (câu bát).
+ Câu lục bắt đầu viết từ ô thứ 3 so với lề vở. Câu bát bắt đầu viết từ ô thứ 2.
+ Tên bài thơ chỉ có 1 tiếng, cần căn chỉnh sao cho tên bài thơ nằm cân đối so với bài thơ. Chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa.
* Hướng dẫn HS viết bài
- GV đọc từng dòng thơ (cụm từ) cho HS viết: mỗi dòng thơ (cụm từ) đọc 2 lần.
* Sửa bài:
- GV yêu cầu HS tự sửa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).
Hoạt động 3: Phân biệt từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm, từ chỉ hoạt động (BT3)
- GV yêu cầu 1 HS đọc to, rõ ràng yêu cầu bài tập: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.
Hoạt động 4: Đặt câu với từ đã cho (BT 4)
- GV nêu yêu cầu: Em hãy đặt câu với một từ chỉ sự vật (hoặc chỉ hoạt động, đặc điểm) em vừa tìm được.
BÀI 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 5
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi làm nóng không khí lớp học:
+ Trong nhà em thân với ai nhất? (Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị…)
+ Khi cần xin lời khuyên hay muốn tâm sự một điều gì đó, em sẽ nói với ai? Vì sao?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
- GV kiểm tra HS đọc thông qua:
+ Các khổ thơ, bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì: Mùa thu của em, Thả diều, Hai bàn ta em, Quạt cho bà ngủ;
+ Đọc lại các bài văn đã học và trả lời câu hỏi đọc hiểu.
Hoạt động 2: Nghe – kể lại câu chuyện (BT2)
* Giới thiệu:
- GV giới thiệu về câu chuyện: Đây là một câu chuyện cảm động nói về tình yêu thương mà cậu bé dành cho mẹ của mình.
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng yêu cầu của bài và các câu hỏi dưới tranh: Nghe và kể lại câu chuyện.
+ Cô con gái 8 tuổi lo lắng về điều gì?
+ Người mẹ trách con trai như thế nào?
+ Điều gì đã làm người mẹ cảm động và ân hận?
+ Người mẹ đã làm gì với tờ giấy dán tường có bức vẽ của con?
* Nghe kể chuyện
- GV mở video câu chuyện, yêu cầu HS chú ý lắng nghe: https://youtu.be/SxlHXoMjyzY.
* Trả lời câu hỏi gợi ý:
- GV nêu từng câu hỏi trong phần gợi ý và khuyến khích HS xung phong trả lời nhanh các câu hỏi liên quan đến nội dung bài:
+ Cô con gái 8 tuổi lo lắng về điều gì?
+ Người mẹ trách con trai như thế nào?
+ Điều gì đã làm người mẹ cảm động và ân hận?
+ Người mẹ đã làm gì với tờ giấy dán tường có bức vẽ của con?
Sản phẩm dự kiến:
+ Cấu em dán tranh lên tường. Cô bé là chị, không bảo được em nên lo mẹ mắng, làm mẹ phiền lòng.
+ Người mẹ trách con trai không thương mẹ.
+ Bà mẹ thấy trên tờ giấy dán tường một bức vẽ có dòng chữ to: “Con yêu mẹ” được viền bằng một trai tim màu đỏ.
+ Bà mẹ giữ nguyên tờ giấy dán tường mà cậu con trai đã dán bức vẽ lên.
* Kể chuyện trước lớp
- GV mời một vài HS khá, giỏi tiếp nối nhau dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi gơi ý, thi kể lại mẩu chuyện trên.
BÀI 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 6
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi làm nóng không khí lớp học: Em có thích đọc những câu chuyện dân gian không? Hãy kể tên những câu chuyện dân gian mà em biết.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Đánh giá kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt
* Hướng dẫn HS đọc bài:
- GV yêu cầu HS phân vai đọc câu chuyện: GV mời 3 HS đảm nhận 3 vai: người dẫn chuyện, người anh, người em, yêu cầu HS đọc to trước lớp. Những HS còn lại đọc thầm theo.
- GV giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài:
+ Cổ thụ: cây to, lâu năm.
+ Xẻ (gỗ): cưa gỗ ra thành những tấm mỏng theo chiều dọc.
+ Ván: gỗ phẳng và mỏng.
+ Hạ cây: chặt cây.
* Hoàn thành bài tập:
Nhiệm vụ 1 (BT 1): Chọn câu trả lời đúng
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc độc lập, hoàn thành bài tập trắc nghiệm trong phiếu. (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập)
Nhiệm vụ 1 (BT 2 và BT 3):
- GV mời 1 HS đọc to, rõ ràng yêu cầu của các bài tập, các HS khác theo dõi, đọc thầm:
+ Tìm trong bài đọc:
a) Một từ có nghĩa giống từ hoà thuận.
b) Một từ có nghĩa trói ngược với từ khô héo.
+ Đặt câu với một từ em vừa tìm được.
Sản phẩm dự kiến:
+ BT 2:
a) Một từ có nghĩa giống từ “hoà thuận”: êm ấm.
b) Một từ có nghĩa trái ngược với từ “khô héo”: xanh tươi (xum xuê).
+ BT 3: Đặt câu
Ví dụ: Vào mùa xuân, cây cối đều xanh tươi, tràn đầy nhựa sống.
BÀI 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 7
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi làm nóng không khí lớp học:
+ Có bạn nào trong lớp chúng ta có sở thích viết nhật kí, ghi lại những sự việc đã xảy ra trong ngày không?
+ Em thấy việc ghi lại những việc làm trong ngày của mình có ý nghĩa gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Đánh giá kĩ năng viết
- GV nêu yêu cầu của tiết học:
Em hãy chọn một trong hai đề bài sau để viết đoạn văn:
+ Viết đoạn văn kể về một sự việc (hoặc hoạt động) mà em được chứng kiến hoặc tham gia ở trường.
+ Viết đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với một người thân trong gia đình.
- GV yêu cầu các HS trong lớp nêu ý kiến nhận xét theo các mặt:
+ Nội dung
+ Chữ viết, chính tả
+ Cách trình bày
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 3 cánh diều
TIẾNG VIỆT 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm Tiếng việt 3 Chân trời sáng tạo
Soạn giáo án Tiếng việt 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án điện tử tiếng việt 3 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint tiếng việt 3 chân trời sáng tạo
PBT tết tiếng việt 3 kết nối tri thức
Đề thi tiếng việt 3 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo
TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm Tiếng việt 3 Kết nối tri thức
Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử tiếng việt 3 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tiếng việt 3 kết nối tri thức
PBT tết tiếng việt 3 chân trời sáng tạo
Đề thi tiếng việt 3 kết nối tri thức
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức
TIẾNG VIỆT 3 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm tiếng việt 3 Cánh diều
Soạn giáo án Tiếng việt 3 cánh diều theo công văn mới nhất
Giáo án tiếng việt 3 cánh diều (bản word)
Giáo án điện tử tiếng việt 3 cánh diều
Giáo án powerpoint tiếng việt 3 cánh diều