Giáo án và PPT Tiếng Việt 4 chân trời Bài 1: Bài văn miêu tả cây cối
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 1: Bài văn miêu tả cây cối. Thuộc chương trình Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo
TIẾT 4: BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhận diện bài văn miêu tả cây cối
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Câu 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Tháng Ba, tháng Tư, mùa hạ còn mang nhiều hương vị của xuân. Vườn na dịu mát bóng xanh non.
Cây na mảnh dẻ, phóng khoáng. Lá không lớn, cành chẳng um tùm lắm, nhưng toàn thân nó toát ra không khí mát dịu, êm ả, khiến ta chìm ngợp giữa một điệu ru thấp thoáng mơ hồ.
Cây na ra hoa, thứ hoa đặc biệt mang màu xanh của lá non. Hoa lẫn trong lá cành, thả vào vườn hương thơm dịu ngọt, ấm cúng.
Từ màu hoa xanh ẩn náu đó, những quả na nhỏ bé, tròn vo, cứ mỗi ngày mỗi lớn. Quả na mở biết bao nhiêu là mắt để ngắm nhìn mảnh đất sinh trưởng, để thấy hết họ hàng, để nhận biết nắng từng chùm lấp lánh treo từ ngọn cây rọi xuống mặt đất.
Theo Phạm Đức
a. Xác định các đoạn văn và nội dung của từng đoạn:
Câu 2: Tác giả miêu tả những bộ phận nào của cây na?
Câu 3: Theo em, tác giả có thể viết thêm vào bài văn điều gì?
Sản phẩm dự kiến:
· Đoạn 1: Từ đầu đến “xanh non”: Giới thiệu vườn na.
· Đoạn 2: Tiếp theo đến “mơ hồ”: Tả thân cây, cành lá na.
· Đoạn 3: Tiếp theo đến “ấm cúng”: Tả hoa na.
· Đoạn 4: Còn lại: Tả quả na.
Câu 2: Thân – cành; lá – hoa – quả.
Câu 3: Tình cảm, cảm xúc cá nhân/ Ấn tượng đặc biệt/ Tưởng tượng, liên tưởng/ Kỉ niệm,...
Hoạt động 2: Rút ra ghi nhớ về cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Trao đổi với bạn:
a. Bài văn miêu tả cây cối thường gồm những phần nào?
b.Theo em, ngoài trình tự miêu tả như ở bài “Hoa xanh”, còn có thể miêu tả theo trình tự nào.
c.Sau khi tả các bộp phận của cây, người ta có thể viết thêm điều gì?
d. Theo em, bài văn kể chuyện thường gồm mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì?
Sản phẩm dự kiến:
a.Bài văn miêu tả cây cối thường gồm những phần: mở bài, thân bài, kết bài.
b.· Tả cây theo từng khoảng thời gian cây phát triển/ lớn lên.
· Tả bộ phận gây chú ý/ ấn tượng rồi mới tả các bộ phận khác của cây.
c.Sau khi tả các bộp phận của cây, người ta có thể viết thêm: lợi ích của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm, cảm xúc,... hoặc liên hệ với người, vật,... có liên quan.
d. Bài văn miêu tả cây cối thường gồm ba phần:
· Mở bài: giới thiệu chung về cây.
· Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
· Kết bài: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc,... hoặc liên hệ với người, vật,... có liên qua.
Hoạt động 3: Luyện tập xác định trình tự miêu tả trong bài văn miêu tả cây cối
HS thảo luận trả lời câu hỏi: đọc văn bản “Lá bàng”: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Lá bàng
Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.
Đoàn Giỏi
a. Tác giả tả lá cây bàng theo trình tự nào?
b. Theo em, trình tự miêu tả ấy có phù hợp để tả lá cây bàng không? Vì sao?
Sản phẩm dự kiến:
a. Tả là bàng theo trình tự thời gian – theo từng thời kì phát triển của cây (Mùa xuân: là bàng mới nảy, xanh non. Mùa hè: là lên dày, xanh ngọc bích. Mùa thu: là màu lục (xanh đậm). Mùa đông: là màu đỏ).
b. Trình tự hoàn toàn phù hợp để tả lá bàng vì tả theo từng thời kì sẽ nêu được điểm độc đáo của là cây bàng so với những cây khác.).
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.
Trong các loài hoa, em đặc biệt yêu thích hoa cúc họa mi trắng - loại hoa của mùa thu Hà Nội.
Cây cúc họa mi trông giống như những cây cỏ dại. Với thân nhỏ dài mà mảnh mai. Lá cây cũng nhỏ mà dài như những sợi cỏ trên sân trống. Nhưng khi mùa thu đến, cây lột xác hoàn toàn, trở thành loài hoa đẹp đến ngây ngất. Hoa cúc họa mi không lớn. Khi còn là nụ, chỉ lớn chừng hạt lạc mà thôi. Khi nở bung thì lớn chừng chén trà. Nhụy hoa tròn đầy như cái cúc áo, màu vàng ruộm như rơm phơi chín nắng. Cánh hoa cúc nhỏ mà dài, mỏng manh. Cánh hoa xếp thành hai lớp, vừa không quá mỏng nhưng cũng không quá dài. Tạo nên vẻ đẹp thướt tha và mềm mại. Chính vì nét đẹp ấy, mà người ta thường mặc áo dài khi chụp ảnh cùng cúc họa mi. Những bông cúc họa mi ấy mang vẻ đẹp thanh khiết, mộc mạc. Tuy giản dị nhưng không hề tầm thường.
Cứ mỗi khi những cơn gió heo may đầu tiên bắt đầu thổi trên ngõ ngách Hà Thành. Em lại bất giác dõi theo những gánh hàng rong, để tìm hình dáng quen thuộc của những bó hoa cúc họa mi yêu dấu.
Câu 1: Bài văn trên có mấy đoạn?
- A. 3 đoạn.
- B. 4 đoạn.
- C. 5 đoạn.
- D. 6 đoạn.
Câu 2: Cúc họa mi được miêu tả theo trình tự nào?
- A. Tả từng bộ phận của cây.
- B. Tả từng bộ phận rồi nêu cảm nghĩ về cây.
- C. Tả từng thời kì phát triển của cây.
- D. Tả môi trường sống của cây từ xa đến gần.
Câu 3: Cúc họa mi được miêu tả như thế nào?
- A. Cây cúc họa mi trông giống như những cây cỏ dại, thân nhỏ dài mà mảnh mai.
- B. Lá cây nhỏ mà dài như những sợi cỏ trên sân trống.
- C. Hoa cúc họa mi không lớn. Khi còn là nụ, chỉ lớn chừng hạt lạc. Khi nở bung thì lớn chừng chén trà. Nhụy hoa tròn đầy như cái cúc áo, màu vàng ruộm như rơm phơi chín nắng.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Những bông cúc họa mi mang vẻ đẹp như thế nào?
- A. Thướt tha và mềm mại.
- B. Thanh khiết, mộc mạc.
- C. Đơn sơ, nhạt nhẽo.
- D. Giản dị, tầm thường.
Câu 5: Người viết có tình cảm gì với cúc họa mi?
- A. Ấn tượng.
- B. Yêu thích.
- C. Cả A và B.
- D. Ghét bỏ.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: A
Câu 2: B
Câu 3: D
Câu 4:B
Câu 5:C
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Trước cửa sổ phòng học của em có một cây hoa giấy rất đẹp do mẹ em trồng mà em rất yêu thích.
Nhìn từ xa, cây như một chiếc nơ màu hồng. Cây hoa chỉ cao ngang bụng em. Thân cây màu nâu sẫm, to khoảng bằng cổ tay của em. Cành cây có màu hơi nâu hơi đỏ, có những cái gai nhỏ và nhọn. Trên cành cây, chi chít những bông hoa màu hồng đào. Lá cây hình bầu dục, đầu lá hơi nhọn, lá có màu xanh lá mạ và những chiếc lá mọc so le nhau.
Gân lá màu xanh sẫm, nhỏ như sợi tóc. Bao quanh những sợi bông hoa là chiếc lá rất đặc biệt. Chúng có màu hồng nhạt, tròn tròn và mỏng như tờ giấy. Bên trong những chiếc lá đó là một bông hoa màu trắng, rất nhỏ. Đài hoa màu hồng sen, đỡ lấy những bông hoa bé nhỏ đang nở. Nhụy hoa màu vàng, ẩn sau những cánh hoa trắng mịn màng.
Hoa giấy đặc biệt hơn những hoa khác ở điểm nào? Đó là hoa nở quanh năm và rất lâu tàn. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Hoa giấy làm đẹp cho nhà em. Ai đi qua cũng khen: “Ồ! Cây hoa giấy nhà ai mà đẹp thế nhỉ”? Mỗi khi em học bài căng thẳng, nhìn ra cửa sổ ngắm hoa, em thấy thật là thư giãn. Em sẽ chăm sóc để cây mãi xanh tươi và cho hoa đẹp.
Câu 1: Cây hoa giấy trong bài văn trên được tả theo trình tự nào?
- A. Tả theo trình tự từng thời kì phát triển của cây.
- B. Tả theo trình tự từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.
- C. Tả từng bộ phận của cây.
- D. Cả A và B đều đúng.
Câu 2: Cây hoa giấy đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào?
- A. Thị giác.
- B. Thính giác.
- C. Khứu giác.
- D. Xúc giác.
Câu 3: Điểm đặc biệt của hoa giấy là gì?
- A. Nở rất nhiều hoa một đợt.
- B. Hoa nở tùm lum.
- C. Hoa nở quanh năm và rất lâu tàn.
- D. càng nắng, hoa nở càng nhiều.
Câu 4: Từ ngữ được sử dụng trong văn miêu tả phải như thế nào?
- A. Ngắn gọn, súc tích.
- B. Giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.
- C. Cô đọng, hàm súc.
- D. Dài dòng, lan man.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo
Giáo án Tiếng việt 4 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời