Giáo án và PPT Toán 8 kết nối Bài 19: Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 19: Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ. Thuộc chương trình Toán 8 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Toán 8 kết nối tri thức
CHƯƠNG 5. DỮ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ
BÀI 19: BIỂU DIỄN DỮ LIỆU BẰNG BẢNG, BIỂU ĐỒ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS nhắc lại các loại biểu đồ đã được học ở các lớp trước.
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu và thực hiện:
Bảng dưới cho biết số lượng các loài động vật tại Thảo Cầm Viên, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 14-7-1869, thời điểm Thảo Cầm Viên chính thức mở cửa đón khách vào xem.
Loài động vật | Thú | Chim | Bò sát |
Số lượng (con) | 120 | 344 | 45 |
Bảng 5.1 (Theo cand.com.vn)
Theo em, những loại biểu đồ nào phù hợp để biểu diễn dữ liệu trong Bảng 5.1? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học này.
(đáp án: Biểu đồ cột).
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Lựa chọn biểu đồ tranh hay biểu đồ cột
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cách lựa chọn biểu đồ tranh hay biều đồ cột
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐ1. GV đặt câu hỏi:
+ Biều đồ tranh là gì?
(Biểu đồ tranh sử dụng biểu tượng hoặc hình ảnh để biểu diễn dữ liệu)
+ Bảng thống kê gồm bao nhiêu cột và bao nhiêu dòng?
(Bảng thống kê gồm 4 cột và 2 dòng)
+ Để tính được mỗi biểu tượng biểu diễn cho bao nhiêu vé thì ta tìm bằng cách nào?
(Tính UCLN của 20, 10, 5)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐ2. GV gợi ý HS tìm UCLN kết luận xem tổng số biểu tượng cần vẽ để xác định biểu diễn biều đồ tranh hay biểu đồ cột.
………..
Sản phẩm dự kiến:
HĐ 1:
Ta lập bảng thống kê cho dữ liệu được biểu diễn trong biểu đồ trên như sau:
Loại vé | 100 000 đồng | 150 000 đồng | 200 000 đồng |
Số lượng (nghìn vé) | 10 | 20 | 5 |
Nếu biểu diễn dữ liệu này bằng biểu đồ tranh thì nên chọn mỗi biểu tượng biểu diễn cho 5 nghìn vé vì số liệu 5 nghìn nhỏ nhất trong bảng trên và 10 5; 20 5.
Hoạt động 2:
Số vé biểu diễn cho mỗi biểu tượng là số mà cả ba số: 10 300, 22 300, 4 100 đều chia hết và nên chọn số lớn nhất có thể.
Do đó, số vé biểu diễn cho mỗi biểu tượng là:
ƯCLN (10 300, 22 300, 4 100) = 100.
Khi đó:
Số biểu tượng cần phải vẽ cho số vé 100 000 đồng là:
10 300 : 100 = 103 (biểu tượng).
Số biểu tượng cần phải vẽ cho số vé 150 000 đồng là:
22 300 : 100 = 223 (biểu tượng).
Số biểu tượng cần phải vẽ cho số vé 200 000 đồng là:
4 100 : 100 = 41 (biểu tượng)
Nhận xét:
Có thể dùng biểu đồ tranh, biểu đồ cột để biểu diễn số lượng các loại đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, khi dùng biểu đồ tranh mà phải vẽ rất nhiều biểu tượng thì ta nên dùng biểu đồ cột.
……….
Hoạt động 2. Lựa chọn biểu đồ cột hay biểu đồ đoạn thẳng
- GV yêu cầu HS (cá nhân) hoàn thành HĐ3. GV đặt câu hỏi:
+ Biểu đồ đoạn thẳng là gì?
(Biểu đồ đoạn thẳng thường được dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian).
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐ4. GV gợi ý HS xác định xem nếu vẽ biểu đồ cột thì số liệu nhiều hay ít.
- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra nhận xét (GV đặt câu hỏi dẫn dắt: “Từ ví dụ ở HĐ 3, 4 chúng ta có nhận xét gì về cách lựa chọn biều đồ cột hay biểu đoạn thẳng biểu diễn dữ liệu?”).
Sản phẩm dự kiến:
HĐ 3:
Bảng thống kê
8 | 12 | 16 | 20 | 24 | 28 | 32 | 36 | 40 |
1 | 14 | 100 | 300 | 600 | 1000 | 1700 | 2600 | 3500 |
Ta có thể dùng biểu đồ đoạn thẳng để biểu diễn dữ liệu trên.
HĐ 4:
a) Ta không nên dùng biểu đồ để biểu diễn bảng số liệu này vì số lượng thời điểm quan sát nhiều.
b) Biểu đồ biểu diễn bảng số liệu phù hợp là biểu đồ đoạn thẳng thì để biểu diễn sự thay đổi một đại lượng theo thời gian và số lượng thời điểm quan sát nhiều.
Nhận xét:
Nếu muốn biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian ta dùng biểu đồ đoạn thẳng. Khi số lượng thời điểm quan sát ít ta cũng có thể biểu diễn bằng biểu đồ cột.
Hoạt động 3. Lựa chọn biểu đồ cột kép hay biểu đồ hình quạt tròn
- GV yêu cầu HS hoàn thành HĐ5. GV đặt câu hỏi:
+ Biểu đồ cột kép là gì?
(Biểu đồ cột kép được tạo thành khi ghép hai biểu đồ cột với nhau).
+ Biểu đồ hình quạt tròn là gì?
(Biểu đồ hình quạt tròn dùng để biểu thị tỉ lệ phần trăm của từng loại số liệu so với toàn thể).
- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra nhận xét (GV đặt câu hỏi dẫn dắt: “Từ câu trả lời HĐ5 chúng ta có nhận xét gì về cách lựa chọn biều đồ cột kép hay biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn dữ liệu?”).
- HS đọc hiểu Ví dụ 2. GV đặt câu hỏi:
+ Nêu cách tính tỉ số phần trăm?
(Tỉ số phần trăm của a và b là )
………
Sản phẩm dự kiến:
HĐ 5:
a) Nên dùng biểu đồ hình quạt tròn để so sánh tỉ lệ học sinh của lớp 8A theo cỡ áo, vì biểu đồ hình quạt tròn biểu thị tỉ lệ phần trăm của cùng từng loại so với toàn thể.
b) Nên dùng biểu đồ cột kép để so sánh số lượng cỡ áo mỗi loại của nam và nữ vì biểu đồ cột kép dùng để so sánh từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại.
Nhận xét:
Khi muốn so sánh hai tập dữ liệu với nhau ta dùng biểu đồ cột kép. Khi muốn biểu diễn tỉ lệ các phần trong tổng thể ta dùng biểu đồ hình quạt tròn.
Ví dụ 2 (SGK – tr.96)
a) Vì ta muốn biểu diễn tỉ lệ người trẻ tuổi theo số lượng sách đã đọc tháng trước so với tổng số người trẻ tuổi được hỏi nên ta dùng biểu đồ hình quạt tròn.
b) Tổng số người trẻ tuổi được khảo sát là 1000 (người).
Tỉ lệ người trẻ tuổi tháng trước không đọc cuốn sách nào là:
Tỉ lệ người trẻ tuổi tháng trước đọc từ 1 đến 2 cuốn sách là:
Tỉ lệ người trẻ tuổi tháng trước đọc trên 2 cuốn sách là
Biểu đồ đã hoàn thiện được cho như hình bên dưới.
……….
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS luyện tập làm bài:
Câu 1. Số dân thành thị và nông thôn nước ta (đơn vị: triệu người) giai đoạn 2005 – 2016 được thống kê ở bảng sau
Năm | 2005 | 2010 | 2012 | 2015 | 2016 |
Số dân thành thị | 22, 4 | 26, 5 | 28, 3 | 31, 1 | 31, 9 |
Số dân nông thôn | 60, 1 | 60, 4 | 60, 5 | 60, 6 | 60,7 |
Nếu ta muốn biểu diễn số dân thành thị và số dân thành phố thì nên dùng biểu đồ nào ?
A. Biểu đồ hình quạt tròn
B. Biểu đồ đoạn thẳng
C. Biểu đồ cột
D. Biểu đồ cột kép
Câu 2. An đếm được số lượng mỗi loại cây ăn quả trong một nông trại theo bảng thống kê dưới đây
Loại cây ăn quả | Cây cam | Cây xoài | Cây mận | Cây táo | Cây chanh |
Số cây | 50 | 30 | 25 | 30 | 20 |
Nếu ta muốn biểu diễn tỉ lệ số cây xoài trong tổng số loại cây ăn quả thì nên dùng biểu đồ nào ?
A. Biểu đồ hình quạt tròn
B. Biểu đồ đoạn thẳng
C. Biểu đồ cột
D. Biểu đồ cột kép
Câu 3. Điểm trung bình học kỳ I một số môn học của bạn Hoa được thống kê trong bảng sau
Môn học | Toán | Ngữ Văn | Tiếng Anh | Vật lí | Hóa học | Sinh học |
Điểm trung bình | 9,1 | 7,6 | 8,7 | 8,9 | 9,2 | 9,7 |
Để biểu diễn số điểm trung bình học kỳ I thì nên dùng biểu đồ nào ?
A. Biểu đồ hình quạt tròn
B. Biểu đồ đoạn thẳng
C. Biểu đồ cột
D. Biểu đồ cột kép
Câu 4. Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng chè của nước ta giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây ?
Năm | 2010 | 2014 | 2015 | 2017 |
Diện tích (nghìn ha) | 129,9 | 132,6 | 133,6 | 129,3 |
Sản lượng (nghìn tấn) | 834,6 | 981,9 | 1012,9 | 1040,8 |
A. Biểu đồ hình quạt tròn
B. Biểu đồ đoạn thẳng
C. Biểu đồ cột
D. Biểu đồ cột kép
Câu 5. Bảng số liệu sau đây thống kê sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn 1950 – 2014 (đơn vị: triệu tấn).
Năm | 1950 | 1970 | 1980 | 1990 | 2000 | 2010 | 2014 |
Sản lượng | 676 | 1213 | 1561 | 1950 | 2060 | 2475 | 2817,3 |
A. Biểu đồ hình quạt tròn
B. Biểu đồ đoạn thẳng
C. Biểu đồ cột
D. Biểu đồ cột kép
Sản phẩm dự kiến:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | A | C | B | C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Bài tập : GV yêu cầu HS hoạt động hoàn thành bài tập 5.7, 5.8, 5.9 (SGK – tr.98).
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Toán 8 kết nối tri thức
Giáo án Toán 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời