Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 9: Trở về

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Trở về sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

BÀI 9: VĂN HỌC VÀ CUỘC ĐỜI

VĂN BẢN: TRỞ VỀ

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Tên: Ơ-lít Hê-minh-uê

- Năm sinh: 1899 – 1961.

- Là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của nền văn học hiện đại Mỹ. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được coi là một điển hình cho “thế hệ lạc lối” – danh xưng chỉ lớp người trưởng thành trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và phải gánh chịu những di hại tinh thần nặng nề của sự kiện này.

- Ông cũng là người đưa ra “nguyên lí tảng băng trôi” trong sáng tác văn học, theo đó những ngôn từ nhà văn viết ra chỉ là phần nổi của tảng băng, còn ý nghĩa thực sự của tác phẩm nằm ở phần chìm của nó.

- Năm 1954, ông được trao giai Nô-ben Văn học.

b. Tác phẩm chính

- Các tác phẩm tiêu biểu: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Ông già và biển cả (1952).

2. Tác phẩm “Ông già và biển cả”

- Thể loại: Tiểu thuyết

- Tiểu thuyết ngắn đã giành giải thưởng Pu-lít-dơ cho tác phẩm hư cấu năm 1953. 

- Tác phẩm kể câu chuyện về một ngư dân già người Cu Ba trên Xan-ti-a-gô. Không bắt được con cá nào trong suốt tám mươi tư ngày, ông bị mọi người coi là kẻ mang vận rủi. Ma-nô-lin, cậu bé học việc và người bạn nhỏ của Xan-ti-a-go, cũng bị cha mẹ buộc phải rời xa ông để làm việc trên một con thuyền khác. Tuy nhiên, Ma-nô-lin vẫn thường xuyên tới thăm và mang đồ ăn thức uống cho ông. Họ trò chuyện về việc đánh bắt cá, về bóng chày và về những con sư tử trên bãi biển mà Xan-ti-a-gô đã nhìn thấy ở Châu Phi khi ông bằng tuổi cậu bé bây giờ.

Ngày thứ tám mươi năm, Xan-ti-a-gô quyết định dong thuyền đi tới vùng biển xa phía bắc với niềm tin rằng vận may sẽ trở lại với mình. Giữa biển khơi bao la, ông vừa làm việc vừa nói chuyện với biển cả với các sinh vật xung quanh, và với chính mình. Đôi khi ông ước có Ma-nô-lin ở bên để chia sẻ công việc và những trải nghiệm. Đến trưa, một con cá đã mắc câu mà Xan-ti-a-gô tin là con cá kiếm khổng lồ, nhưng ông không thể kéo nó vào bờ được. Suốt hai ngày đêm, ông và con cá giằng co vật lộn với nhau. Xan-ti-a-gô cố gắng giữ con cá không tuột khỏi dây trong khi nó kéo chiếc thuyền càng lúc càng xa đất liền. Trong cuộc chiến đó, ông cảm thấy ngưỡng mộ sức mạnh và sự kiên cường của con cá kiếm, đồng cảm với nó như một người bạn, một người anh em, thậm chí như thể nó và mình đã hòa làm một. Mặt khác, mặc dù thiếu ngủ, bị thương ở tay và vô cùng đau đớn nhưng ông quyết không bỏ cuộc.

Sang ngày thứ ba con cá kiếm bơi chậm lại quanh chiếc thuyền. Xan-ti-a-gô, lúc này gần như đã kiệt sức, kéo con cá lại gần thuyền và đâm chết nó bằng cây lao. Ông quay thuyền trở về và nghĩa đến những gì có thể làm với con cá kiếm khổng lồ đó. Con cá dài hơn cả chiếc thuyền nên Xan-to-a-gô phải buộc nó ở mạn thuyền. Trong tình cảnh đó, có những lúc ông nghĩ không biết mình đang đưa con cá trở về hay con cá đang đưa mình trở về.

Máu từ vết đâm trên thân con cá kiếm đã thu hút lũ cá mập. Một con cá mập khổng lồ lao vào con cá kiếm và ngoạm đứt một miếng thịt lớn. Xan-ti-a-gô dùng cây lao đâm chết con cá mập, nhưng cũng vì vậy mà đánh mất cây lao. Những con cáo mập khác tiếp tục kéo đến. Xan-ti-a-gô buộc con dao vào mái chèo làm thành một cây lao tự tạo để chiến đấu với chúng, rồi khi dao gãy, ông chống trả bằng cây gậy. Tuy nhiên, lũ cá mập quá đông đã rỉa hết thịt con cá kiếm. Xan-ti-a-gô rủa lũ cá mập, cảm thấy hối tiếc cho cả mình lẫn con cá kiếm và tự trách đã đưa thuyền đi quá xa.

Xan-ti-a-gô trở về đất liền trong đêm tối, dùng hết sức lực còn lại để đưa chiếc thuyền cùng với cái đầu và bộ xương khổng lồ của con cá kiếm vào bờ. Sau đó, ông về lán và lăn ra ngủ.

- Trở về là đoạn trích nằm ở phần cuối của tiểu thuyết Ông già và biển cả.

II. Khám phá văn bản

1. Chủ đề, tư tưởng của văn bản Trở về

- Trạm dừng chân số 1:

SƠ ĐỒ PHỤ LỤC

BÀI 9: VĂN HỌC VÀ CUỘC ĐỜIVĂN BẢN: TRỞ VỀ

Mối quan hệ giữa các phần (thể hiện trên sơ đồ): hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau, phần sau tiếp nối của nội dung phần trước, phần trước làm rõ cho nooijdung phần sau.

- Trạm dừng chân số 2

Nội dung cuộc đối thoại

Hình thức cuộc đối thoại

Ma-nô-lin mời Xan-ti-a-gô uống cà phê.

Ngôn ngữ ngắn gọn, như hai người bạn.

Chuyện Xan-ti-a-gô bị con cá đánh bại và Pê-đri-cô đang trông coi con thuyền và những thứ khác.

Ngôn ngữ ngắn gọn, dứt khoát, thẳng thắn.

Lên kế hoạch cho những việc khác như việc hai ông cháu sẽ cùng đi câu và phản ứng của mọi người ở nhà.

Ngôn ngữ hàm súc

Cậu bé hỏi thăm ông lão có bị đau không và sẽ chuẩn bị cho ông lão thức ăn, quần áo, thuốc và báo.

Ngôn ngữ ngắn gọn nhưng thể hiện được tình cảm và sự đồng điệu của hai người.

Nhận xét: Đặc điểm mối quan hệ giữa hai nhân vật: Xan-ti-a-gô và Ma-nô-lin là hai thầy trò, đồng thời cũng là hai người bạn luôn gắn bó, chia sẻ với nhau những đam mê, có cùng sở thích, lí tưởng, không quan tâm đến sự chênh lệch tuổi tác và cũng không có mối quan hệ huyết thống. Chúng ta cũng có thể thấy sự phản ánh của Xan-ti-a-gô trong Ma-nô-lin và ngược lại. Ma-nô-lin cũng chính là tương lai của Xan-ti-a-gô.

- Trạm dừng chân số 3

Tâm lí của ông lão đan xen nhiều trạng thái khác nhau: khi thì mệt mỏi vì kiệt sức (khi lão vác cột buồm lên là lúc lão ý thức được không có ai giúp mình, lão cảm thấy rất mệt, lão leo lên dốc, ngã xuống và nằm một lát với cái cột buồm vắt qua vai, lão cố ngồi dậy nhưng điều đó là khó...), lúc thì buồn bã (chỉ ngắm nhìn con đường, thằng bé nhìn thấy hai cánh tay của lão thì chỉ biết khóc,...) khi thì hi vọng (ông nhớ cháu, bây giờ chúng ta lại đi câu cùng nhau, ông biết cách chăm sóc chúng mà, nằm ngủ và mơ thấy những chú sư tử....), lúc lại thất vọng (chúng đã đánh bại ông, ông không may mắn, ông không còn vận may nữa...).

- Trạm dừng chân số 4

- Tác giả đã miêu tả bốn lần Ma-nô-lin khóc:

+ Lần 1: khi mới nhìn thấy Xan-ti-a-gô ngủ trong lán.

+ Lần 2: trên đường đi từ lán đến khách sạn.

+ Lần 3: khi cậu bé nói chuyện với người chủ khách sạn.

+ Lần 4: sau khi kết thúc cuộc đối thoại với Xan-ti-a-gô và rời khỏi lán.

- Lí giải về hành động “khóc” của cậu bé: mỗi lần khóc là một cảm xúc đan xen khác nhau. Lần 1, cậu khóc vì nhìn thấy ông lão quá mệt mỏi. Lần 2, cậu khóc vì vẫn nghĩ đến sự mệt mỏi của ông lão. Lần 3 khóc vì nghĩ đến những con cá của ông lão và bản thân mình bắt được. Lần 4, cậu khóc vì vừa chia tay ông lão về để chuẩn bị thuốc, thức ăn, quần áo và báo cho ông, đồng thời thu xếp thuyết phục gia đình cho chuyến đi tiếp theo.

- Trạm dừng chân số 5:

Trước bộ xương của con cá kiếm, các nhân vật Ma-nô-lin nhóm ngư dân, chủ khách sạn và hai du khách đã có thái độ như sau:

+ Nhóm ngư dân tò mò, vây quanh chiếc thuyền, lộ nước dùng dây đo chiều dài bộ xương. Ngạc nhiên khi đo chiều dài và thốt lên: “Nó dài mười tám feet từ mũi đến đuôi”.

+ Cậu bé rất bình tĩnh: Khi người đo bộ xương thốt lên về chiều dài, cậu chỉ nói ngắn gọn: “cháu tin là thế”.

+ Ông chủ khách sạn cũng ngạc nhiên cho rằng “Quản là một con cá ra trò”, “Chưa từng có con cá nào như vậy”.

Thái độ của mỗi người một khác, cậu bé có thái độ trái ngược, bình thản, coi đó là việc hiển nhiên, trong khi nhóm ngư dân và ông chủ khách sạn rất ngạc nhiên, nhóm ngư dân thì tò mò đo chiều dài của ông chủ khách sạn nhìn là đã biết.

2. Cảm hứng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc 

(1)

Sự tếp nối giữa hiện tại và tương lai cần có sự đồng điệu trong quan điểm, sở thích giống như hai nhân vật Xan-ti-a-gô và Ma-nô-lin.

Sự thấu hiểu giữa người và người trong cuộc sống làm cho chúng ta có động lực và hi vọng hơn, giống như khi ông lão Xan-ti-a-gô và cậu bé Ma-nô-lin tin tưởng lẫn nhau.

(2) – (3) HS có thể lí giải theo quan điểm của cá nhân.

III. Tổng kết

1. Nội dung

+ Ca ngợi tinh thần chiến đấu bất khuất của con người: Ông lão Santiago, dù tuổi già sức yếu, vẫn quyết tâm ra khơi chinh phục đại dương. Cuộc chiến của ông với con cá kiếm khổng lồ không chỉ là cuộc chiến sinh tồn mà còn là cuộc chiến chống lại sự cô đơn, sự nghi ngờ và những giới hạn của bản thân.

+ Tình người sâu sắc: Tình cảm giữa ông lão Santiago và cậu bé Manolin đã làm ấm lòng người đọc. Tình bạn chân thành, sự tin tưởng lẫn nhau đã vượt qua mọi khó khăn, trở thành nguồn động lực lớn lao cho cả hai.

+ Vẻ đẹp của thiên nhiên và sự khắc nghiệt của cuộc sống: Đoạn trích khắc họa một bức tranh sống động về cuộc sống của ngư dân, về vẻ đẹp hùng vĩ của đại dương và sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

2. Nghệ thuật

+ Ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh: Ngôn ngữ của Hemingway rất giản dị, gần gũi với đời thường nhưng lại vô cùng giàu hình ảnh. Những câu văn ngắn gọn, súc tích đã vẽ nên một bức tranh sống động về cuộc sống của ngư dân.

+ Cốt truyện đơn giản nhưng giàu kịch tính: Cốt truyện của tác phẩm xoay quanh cuộc chiến giữa một ông lão và một con cá, nhưng lại chứa đựng nhiều tình huống kịch tính, hấp dẫn người đọc.

+ Nhân vật được xây dựng sinh động: Các nhân vật trong truyện, đặc biệt là ông lão Santiago, được xây dựng một cách sinh động, có chiều sâu tâm lý.

+ Phong cách hiện thực: Hemingway đã sử dụng phong cách hiện thực để miêu tả chân thực cuộc sống của những người ngư dân.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 9: Trở về (Trích Ông già và biển cả - Ơ-nít Hê-minh-uê – Ernest Hemingway)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay