Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 9: Trở về (Trích Ông già và biển cả - Ơ-nít Hê-minh-uê – Ernest Hemingway)
Giáo án bài 9: Trở về (Trích Ông già và biển cả - Ơ-nít Hê-minh-uê – Ernest Hemingway) sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT : VĂN BẢN TRỞ VỀ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
HS nhận biết và đánh giá được thông điệp của đoạn trích văn bản, kết nối được thông điệp đó với chủ đề, tư tưởng và cảm hứng của tác phẩm Ông già và biển cả.
HS nhận biết và phân tích được những điểm đặc sắc nghệ thuật gắn liền với phong cách sáng tác của hê-minh-uê thể hiện trong đoạn trích.
HS vận dụng được những kĩ năng sau khi học văn bản để đọc hiểu một văn bản tự sự khác.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu văn bản Trở về.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản văn bản Trở về.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Trở về.
3. Phẩm chất
- Có lòng can đảm, tự tin dám nghĩ dám làm, tôn trọng bản thân và tôn trọng sự khác biệt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án
SGK, SGV Ngữ văn 12;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 12.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS trả lời về hành trình tưởng như vượt quá sức của bản thân mà em đã từng trải qua hoặc đã từng biết.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy chia sẻ về một hành trình tưởng như vượt quá sức của bản thân mà em đã từng trải qua hoặc đã từng biết.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: HS tự do phát biểu cảm nhận của mình.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ơ-nít Hê-minh-uê là một trong những tác giả nổi tiếng có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn học thế giới. Chắc hẳn trong số chúng ta đã từng ít nhất một lần biết đến tác phẩm của ông và trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản Trở về của ông.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả Ơ-nít Hê-minh-uê và đọc văn bản Trở về.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Ơ-nít Hê-minh-uê và văn bản Trở về.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả Ơ-nít Hê-minh-uê và văn bản Trở về.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả Ơ-nít Hê-minh-uê Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV cho HS phân vai thực hiện chuyên mục “Chân dung cuộc sống”. Tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của nhà văn Ơ-nít Hê-minh-uê: + Thân thế, sự nghiệp. + Tác phẩm chính. + Trình bày những hiểu biết của bạn về tác phẩm Ông già và biển cả cùng đoạn trích Trở về? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS chia vai đóng cặp để thực hiện phỏng vấn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả a. Tiểu sử - Tên: Ơ-lít Hê-minh-uê - Năm sinh: 1899 – 1961. - Là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của nền văn học hiện đại Mỹ. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được coi là một điển hình cho “thế hệ lạc lối” – danh xưng chỉ lớp người trưởng thành trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và phải gánh chịu những di hại tinh thần nặng nề của sự kiện này. - Ông cũng là người đưa ra “nguyên lí tảng băng trôi” trong sáng tác văn học, theo đó những ngôn từ nhà văn viết ra chỉ là phần nổi của tảng băng, còn ý nghĩa thực sự của tác phẩm nằm ở phần chìm của nó. - Năm 1954, ông được trao giai Nô-ben Văn học. b. Tác phẩm chính - Các tác phẩm tiêu biểu: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Ông già và biển cả (1952). 2. Tác phẩm “Ông già và biển cả” - Thể loại: Tiểu thuyết - Tiểu thuyết ngắn đã giành giải thưởng Pu-lít-dơ cho tác phẩm hư cấu năm 1953. - Tác phẩm kể câu chuyện về một ngư dân già người Cu Ba trên Xan-ti-a-gô. Không bắt được con cá nào trong suốt tám mươi tư ngày, ông bị mọi người coi là kẻ mang vận rủi. Ma-nô-lin, cậu bé học việc và người bạn nhỏ của Xan-ti-a-go, cũng bị cha mẹ buộc phải rời xa ông để làm việc trên một con thuyền khác. Tuy nhiên, Ma-nô-lin vẫn thường xuyên tới thăm và mang đồ ăn thức uống cho ông. Họ trò chuyện về việc đánh bắt cá, về bóng chày và về những con sư tử trên bãi biển mà Xan-ti-a-gô đã nhìn thấy ở Châu Phi khi ông bằng tuổi cậu bé bây giờ. Ngày thứ tám mươi năm, Xan-ti-a-gô quyết định dong thuyền đi tới vùng biển xa phía bắc với niềm tin rằng vận may sẽ trở lại với mình. Giữa biển khơi bao la, ông vừa làm việc vừa nói chuyện với biển cả với các sinh vật xung quanh, và với chính mình. Đôi khi ông ước có Ma-nô-lin ở bên để chia sẻ công việc và những trải nghiệm. Đến trưa, một con cá đã mắc câu mà Xan-ti-a-gô tin là con cá kiếm khổng lồ, nhưng ông không thể kéo nó vào bờ được. Suốt hai ngày đêm, ông và con cá giằng co vật lộn với nhau. Xan-ti-a-gô cố gắng giữ con cá không tuột khỏi dây trong khi nó kéo chiếc thuyền càng lúc càng xa đất liền. Trong cuộc chiến đó, ông cảm thấy ngưỡng mộ sức mạnh và sự kiên cường của con cá kiếm, đồng cảm với nó như một người bạn, một người anh em, thậm chí như thể nó và mình đã hòa làm một. Mặt khác, mặc dù thiếu ngủ, bị thương ở tay và vô cùng đau đớn nhưng ông quyết không bỏ cuộc. Sang ngày thứ ba con cá kiếm bơi chậm lại quanh chiếc thuyền. Xan-ti-a-gô, lúc này gần như đã kiệt sức, kéo con cá lại gần thuyền và đâm chết nó bằng cây lao. Ông quay thuyền trở về và nghĩa đến những gì có thể làm với con cá kiếm khổng lồ đó. Con cá dài hơn cả chiếc thuyền nên Xan-to-a-gô phải buộc nó ở mạn thuyền. Trong tình cảnh đó, có những lúc ông nghĩ không biết mình đang đưa con cá trở về hay con cá đang đưa mình trở về. Máu từ vết đâm trên thân con cá kiếm đã thu hút lũ cá mập. Một con cá mập khổng lồ lao vào con cá kiếm và ngoạm đứt một miếng thịt lớn. Xan-ti-a-gô dùng cây lao đâm chết con cá mập, nhưng cũng vì vậy mà đánh mất cây lao. Những con cáo mập khác tiếp tục kéo đến. Xan-ti-a-gô buộc con dao vào mái chèo làm thành một cây lao tự tạo để chiến đấu với chúng, rồi khi dao gãy, ông chống trả bằng cây gậy. Tuy nhiên, lũ cá mập quá đông đã rỉa hết thịt con cá kiếm. Xan-ti-a-gô rủa lũ cá mập, cảm thấy hối tiếc cho cả mình lẫn con cá kiếm và tự trách đã đưa thuyền đi quá xa. Xan-ti-a-gô trở về đất liền trong đêm tối, dùng hết sức lực còn lại để đưa chiếc thuyền cùng với cái đầu và bộ xương khổng lồ của con cá kiếm vào bờ. Sau đó, ông về lán và lăn ra ngủ. - Trở về là đoạn trích nằm ở phần cuối của tiểu thuyết Ông già và biển cả. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Chỉ ra và đánh giá được thông điệp của văn bản, kết nối được thông điệp đó với chủ đề, tư tưởng và cảm hứng của tác phẩm Ông già và biển cả.
b. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Trở về.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Trở về.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Nhiệm vụ 1: Chủ đề, tư tưởng của văn bản Trở về Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV chia lớp thành các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút để hoàn thành các trạm dừng chân sau đây: + Trạm dừng chân số 1: Hãy vẽ sơ đồ bố cục của văn bản và cho biết mối liên hệ giữa các phần? + Trạm dừng chân số 2: Hãy hoàn thiện nội dung bảng về cuộc đối thoại giữa Xan-ti-a-gô và Ma-nô-lin. Qua đó hãy nhận xét về mối quan hệ giữa hai nhân vật này.
+ Trạm dừng chân số 3: Nêu diễn biến tâm lí của nhân vật Xan-ti-a-gô trong đoạn trích? + Trạm dừng chân số 4: Trong đoạn trích, tác giả đã miêu tả hành động “khóc” của Ma-nô-lin bao nhiêu lần? Hãy lí giải về hành động này của nhân vật? + Trạm dừng chân số 5: Trước bộ xương của con cá kiếm, các nhân vật Ma-nô-lin, nhóm ngư dân, chủ khách sạn và hai du khách đã có thái độ khác nhau như thế nào? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, chốt kiến thức. | II. Khám phá văn bản 1. Chủ đề, tư tưởng của văn bản Trở về - Trạm dừng chân số 1: SƠ ĐỒ PHỤ LỤC DƯỚI - Trạm dừng chân số 2 - PHỤ LỤC SỐ 1 BÊN DƯỚI - Trạm dừng chân số 3 Tâm lí của ông lão đan xen nhiều trạng thái khác nhau: khi thì mệt mỏi vì kiệt sức (khi lão vác cột buồm lên là lúc lão ý thức được không có ai giúp mình, lão cảm thấy rất mệt, lão leo lên dốc, ngã xuống và nằm một lát với cái cột buồm vắt qua vai, lão cố ngồi dậy nhưng điều đó là khó...), lúc thì buồn bã (chỉ ngắm nhìn con đường, thằng bé nhìn thấy hai cánh tay của lão thì chỉ biết khóc,...) khi thì hi vọng (ông nhớ cháu, bây giờ chúng ta lại đi câu cùng nhau, ông biết cách chăm sóc chúng mà, nằm ngủ và mơ thấy những chú sư tử....), lúc lại thất vọng (chúng đã đánh bại ông, ông không may mắn, ông không còn vận may nữa...). - Trạm dừng chân số 4 - Tác giả đã miêu tả bốn lần Ma-nô-lin khóc: + Lần 1: khi mới nhìn thấy Xan-ti-a-gô ngủ trong lán. + Lần 2: trên đường đi từ lán đến khách sạn. + Lần 3: khi cậu bé nói chuyện với người chủ khách sạn. + Lần 4: sau khi kết thúc cuộc đối thoại với Xan-ti-a-gô và rời khỏi lán. - Lí giải về hành động “khóc” của cậu bé: mỗi lần khóc là một cảm xúc đan xen khác nhau. Lần 1, cậu khóc vì nhìn thấy ông lão quá mệt mỏi. Lần 2, cậu khóc vì vẫn nghĩ đến sự mệt mỏi của ông lão. Lần 3 khóc vì nghĩ đến những con cá của ông lão và bản thân mình bắt được. Lần 4, cậu khóc vì vừa chia tay ông lão về để chuẩn bị thuốc, thức ăn, quần áo và báo cho ông, đồng thời thu xếp thuyết phục gia đình cho chuyến đi tiếp theo. - Trạm dừng chân số 5: Trước bộ xương của con cá kiếm, các nhân vật Ma-nô-lin nhóm ngư dân, chủ khách sạn và hai du khách đã có thái độ như sau: + Nhóm ngư dân tò mò, vây quanh chiếc thuyền, lộ nước dùng dây đo chiều dài bộ xương. Ngạc nhiên khi đo chiều dài và thốt lên: “Nó dài mười tám feet từ mũi đến đuôi”. + Cậu bé rất bình tĩnh: Khi người đo bộ xương thốt lên về chiều dài, cậu chỉ nói ngắn gọn: “cháu tin là thế”. + Ông chủ khách sạn cũng ngạc nhiên cho rằng “Quản là một con cá ra trò”, “Chưa từng có con cá nào như vậy”. Thái độ của mỗi người một khác, cậu bé có thái độ trái ngược, bình thản, coi đó là việc hiển nhiên, trong khi nhóm ngư dân và ông chủ khách sạn rất ngạc nhiên, nhóm ngư dân thì tò mò đo chiều dài của ông chủ khách sạn nhìn là đã biết. | ||||||||
SƠ ĐỒ PHỤ LỤC ………………….. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức