Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều Bài 6: an toàn vệ sinh thực phẩm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

 

BÀI 6: AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

(37 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Mối nguy an toàn thực phẩm được chia thành mấy nhóm?

A. 2 nhóm.

B. 3 nhóm.

C. 4 nhóm.

D. 5 nhóm.

Câu 2: Mối nguy an toàn thực phẩm gồm các nhóm:

  1. mối nguy sinh học, mối nguy hóa học và mối nguy vật lí.
  2. mối nguy nhiệt, mối nguy điện và mối nguy cháy, nổ.
  3. mối nguy sinh học, mối nguy nhiệt và mối nguy cháy, nổ.
  4. mối nguy nhiệt, mối nguy hóa học và mối nguy vật lí.

Câu 3: Mối nguy sinh học bao gồm

  1. virus, vi khuẩn và côn trùng. B. vi khuẩn, côn trùng và kí sinh trùng.
  2. côn trùng, virus và kí sinh trùng. D. virus, vi khuẩn và kí sinh trùng.

Câu 4: Hình ảnh dưới đây thể hiện mối nguy sinh học nào?

A. Virus.

B. Vi khuẩn.

C. Kí sinh trùng.

D. Côn trùng.

Câu 5: Hình ảnh dưới đây thể hiện mối nguy sinh học nào?

A. Virus.

B. Vi khuẩn.

C. Kí sinh trùng.

D. Côn trùng.

Câu 6: Hình ảnh dưới đây thể hiện mối nguy sinh học nào?

A. Virus.

B. Vi khuẩn.

C. Kí sinh trùng.

D. Côn trùng.

Câu 7: Chất phụ gia, thuốc kháng sinh tồn dư, thuốc trừ sâu, hóa chất tẩy rửa,... là những nguồn gây nên mối nguy nào?

  1. Mối nguy sinh học. B. Mối nguy hóa học.
  2. Mối nguy vật lí. D. Mối nguy cháy, nổ.

Câu 8: Các dị vật lạ như mảnh kim loại, thủy tinh, sạn, đất, sỏi, mảnh gỗ, xương, lông, tóc, móng, phân chuột, xác côn trùng,... bị lẫn vào trong thực phẩm là nguyên nhân gây nên mối nguy nào?

  1. Mối nguy sinh học. B. Mối nguy hóa học.
  2. Mối nguy vật lí. D. Mối nguy cháy, nổ.

Câu 9: Khoai tây mọc mầm hoặc vỏ chuyển xanh sinh ra chất độc

A. aflatoxin.

B. ochratoxin.

C. patulin.

D. solanine.

Câu 10: Trong quá trình rang, nướng, chiên ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất độc

A. aflatoxin.

B. chaconine.

C. patulin.

D. acrylamide.

Câu 11: Để phòng ngừa mối nguy sinh học không nên để thức ăn ở nhiệt độ thường quá

A. 2 giờ.

B. 3 giờ.

C. 4 giờ.

D. 5 giờ.

Câu 12: Thức ăn sau khi nấu chín cần được giữ

  1. nóng trên 80℃ hoặc lạnh dưới 0℃.
  2. nóng trên 70℃ hoặc lạnh dưới 2℃.
  3. nóng trên 60℃ hoặc lạnh dưới 5℃.
  4. nóng trên 50℃ hoặc lạnh dưới 10℃.

Câu 13: Thực phẩm lạnh cần được bảo quản dưới

A. 10℃.

B. 5℃.

C. –2℃.

D. –5℃.

Câu 14: Thực phẩm đông lạnh cần được bảo quản dưới

A. 0℃.

B. –8℃.

C. –10℃.

D. –18℃.

Câu 15: Trong cóc có độc đố

A. bufotoxine.

B. tetrodotoxin.

C. histamine.

D. acrylamide.

Câu 15: Cá nóc cần được chế biến cẩn thận vì bên trong có độc tố

A. bufotoxine.

B. tetrodotoxin.

C. histamine.

D. acrylamide.

Câu 16: Để phòng ngừa mối nguy vật lí cần

  1. mua thực phẩm có bao bì, địa chỉ rõ ràng.
  2. sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm.
  3. mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ và giữ gọn tóc khi nấu ăn.
  4. bảo quản riêng các thực phẩm thực vật, động vật, thực phẩm sống, chín.

Câu 17: Để phòng ngừa mối nguy sinh học cần

  1. hạn chế ăn thực phẩm chiên, rang, nướng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.
  2. sàng, nhặt, rửa sạch nguyên liệu trước khi chế biến.
  3. sử dụng thớt, dao,... riêng cho thực vật, động vật, thực phẩm sống, chín.
  4. không ăn khoai tây mọc mầm hoặc có các đốm xanh.

Câu 18: Đề phòng ngừa mối nguy hóa học cần

  1. không ăn cóc, cá nóc, bạch tuộc vòng xanh,...
  2. giữ vệ sinh nhà bếp để tránh chuột, các loại côn trùng,...
  3. thường xuyên kiểm tra và giữ bề mặt vật dụng sạch sẽ.
  4. sử dụng băng không thấm nước để che vết thương hoặc vết bỏng.

Câu 19: Măng, sắn chưa luộc kĩ chứa chất

A. bufotoxine.

B. tetrodotoxin.

C. solanine.

D. cyanide.

Câu 20: Hạnh nhân và một số hạt họ đậu chưa rang kĩ chứa chất

A. tryptamine.

B. lectin.

C. solanine.

D. cyanide.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Có bao nhiêu nguồn chứa mối nguy sinh học?

(1) Trong đất;                                                  (2) Trong nước;                              

(3) Trong không khí;                                       (4) Thực phẩm chưa nấu kĩ;

(5) Trong và trên cơ thể người;                        (6) Trong chất thải của người, vật nuôi;  

(7)Trong vật dụng nhà bếp (khăn lau, máy xay, thớt, dao,...).

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 2: Biện pháp nào sau đây có thể tiêu diệt hầu hết vi khuẩn gây bệnh?

  1. Sử dụng nhiệt độ cao (nấu ở nhiệt độ sôi).
  2. Sử dụng nhiệt độ từ –12 đến 0℃.
  3. Sử dụng nhiệt độ từ 0 đến 4℃.
  4. Sử dụng nhiệt độ từ 4 đến 60℃.

Câu 3: Chất phụ gia nào không có trong danh mục cho phép?

A. Thạch.

B. Sáp ong.

C. Hàn the.

D. Soda.

Câu 4: Hình ảnh dưới đây thể hiện mối nguy an toàn thực phẩm nào?

  1. Mối nguy sinh học. B. Mối nguy hóa học.
  2. Mối nguy vật lí. D. Mối nguy cháy, nổ.

Câu 5: Những biện pháp nào sau đây giúp phòng ngừa mối nguy sinh học?

(1) Thường xuyên kiểm tra và giữ bề mặt vật dụng sạch sẽ.

(2) Để nguyên liệu củ, quả, hạt và vật chứa nông sản ở những nơi sạch, khô, ráo, thoáng mát.

(3) Sử dụng chất tẩy rửa có nguồn gốc tự nhiên.

(4) Bảo quản thực phẩm lạnh dưới 5℃ và các thực phẩm đông lạnh dưới –18℃.

(5) Giữ vệ sinh nhà bếp để tránh chuột và các loại côn trùng,...

(6) Có thùng rác chuyên biệt, có nắp đậy. Đổ rác thường xuyên.

  1. (2), (3), (5). B. (1), (4), (6).
  2. (3), (4), (5). D. (4), (5), (6).

Câu 6: Nội dung nào sau đây không đúng về hướng dẫn phòng ngừa mối nguy hóa học?

  1. Để nguyên liệu củ, quả, hạt và vật chứa nông sản ở những nơi sạch, khô, ráo, thoáng mát.
  2. Mua thực phẩm có bao bì, có địa chỉ rõ ràng và lưu ý xem hạn sử dụng.
  3. Nên sử dụng chất tạo màu nhân tạo thay thế chất tạo màu tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật.
  4. Hạn chế ăn thực phẩm chiên, rang, nướng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.

Câu 7: Vì sao nguyên liệu củ, quả, hạt và vật chứa nông sản cần được đặt ở những nơi sạch, khô, ráo, thoáng mát?

  1. Vì để tránh nấm mốc phát triển và sinh độc tố.
  2. Vì để tránh củ, quả, hạt mọc mầm và sinh ra độc tố.
  3. Vì để tránh vi khuẩn phát triển và sinh ra độc tố.
  4. Vì để tránh virus xâm nhập và sinh ra độc tố.

Câu 8: Vì sao cần hạn chế ăn thực phẩm chiên, rang, nướng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài?

  1. Vì sẽ tích tụ nhiều chất histamine gây ung thư.
  2. Vì sẽ tích tụ nhiều chất acrylamide gây ung thư.
  3. Vì sẽ tích tụ nhiều chất solanine gây ung thư.
  4. Vì sẽ tích tụ nhiều chất tetrodotoxin gây ung thư.

Câu 9: Triệu chứng nào sau đây thường xuất hiện khi người bị ngộ độc thực phẩm?

  1. Đau bụng và tiêu chảy. B. Sưng môi và ngứa da.
  2. Ho và khó thở. D. Đau lưng và đau cơ.

Câu 10: Đâu là kí sinh trùng gây mối nguy an toàn thực phẩm?

  1. Giun móc, giun trâu. B. giun đũa, giun móc.
  2. Giun đỏ, giun xoắn. D. giun đất, giun kim.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Vì sao việc tồn dư kháng sinh trong thực phẩm được coi là mối nguy hại đối với sức khỏe của con người?

  1. Vì làm giảm giảm chất lượng và dinh dưỡng của thực phẩm.
  2. Vì gây ra nguy cơ dị ứng thực phẩm cho người tiêu dùng.
  3. Vì làm tăng cường kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh.
  4. Vì gây ra ô nhiễm môi trường từ sản phẩm động vật.

Câu 2: Biện pháp nào sau đây giúp hạn chế nhiễm chất độc hóa học sinh ra trong quá trình chế biến (rang, nướng, chiên) ở nhiệt độ cao?

  1. Sử dụng các loại dụng cụ nấu không gỉ để tránh chất độc hại từ kim loại.
  2. Thêm gia vị và hương liệu tự nhiên để tạo hương vị mà không cần dùng đến dầu và mỡ.
  3. Sử dụng dầu và mỡ có nguồn gốc từ thực vật để giảm thiểu nhiễm chất độc.
  4. Sử dụng phương pháp nấu nướng ở nhiệt độ thấp hơn để giảm nguy cơ sản sinh chất độc hại.

Câu 3: Vì sao phải rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi,...?

  1. Để phòng tránh vi khuẩn và virus lây lan từ tay vào thức ăn hoặc môi trường.
  2. Để làm sạch bàn tay và làm cho chúng mềm mại hơn.
  3. Để giữ ẩm cho da tay và tránh bị nứt nẻ.
  4. Để tạo mùi thơm tự nhiên cho thực phẩm.

Câu 4: Quy trình sáu bước rửa tay theo hướng dẫn của Bộ Y tế là

(1) Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.

(2) Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

(3) Làm ướt bàn tay bằng nước, lấy xà phòng và chà hai lòng bàn tay vào nhau.

(4) Dùng bàn tay này xoay ngón tay cái của bàn tay kia và ngược lại.

(5) Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

(6) Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.

  1. (6) → (3) → (5) → (2) → (1) → (4).
  2. (3) → (5) → (1) → (6) → (4) → (2).
  3. (1) → (3) → (4) → (5) → (6) → (2).
  4. (4) → (2) → (1) → (5) → (6) → (3).

=> Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 6: An toàn vệ sinh thực phẩm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay