Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều Bài 5: an toàn lao động trong chế biến thực phẩm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: an toàn lao động trong chế biến thực phẩm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

BÀI 5: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

(39 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (23 CÂU)

Câu 1: Bộ phận chuyển động quay với tốc độ lớn như máy xay, máy nghiền, máy mài dao,... có mức độ nguy hiểm như thế nào?

  1. Gây chấn thương các bộ phận bị va, đập; mức độ nhẹ, nặng phụ thuộc vào kiểu va, đập và vị trí bị tác động.
  2. Bỏng từng phần hoặc từng phần; có thể gây cháy, nổ.
  3. Tổn thương cơ thể (bỏng, cháy xém, co cơ, co giật, liệt cơ, tê liệt hô hấp, tim mạch), có thể gây chết người khi bị điện giật.
  4. Gây tai nạn cho người trong phạm vi nổ do tốc độ phản ứng nhanh tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ cao và áp lực lớn.

Câu 2: Tác động nào thuộc nhóm yếu tố cơ học nguy hiểm?

  1. Nhiệt hở ở lò nướng.
  2. Vật mang điện hở như cầu dao, mối nối dây điện.
  3. Mảnh dụng cụ, vật liệu văng, bắn, gây vỡ.
  4. Vật dụng bị xếp cao, chồng chất.

Câu 3: Dầu, mỡ bắn có mức độ nguy hiểm như thế nào?

  1. Ăn mòn da và những nơi tiếp xúc.
  2. Bỏng từng phần hoặc toàn phần.
  3. Tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ cao và áp lực lớn.
  4. Nguy cơ mắc ung thư khi tiếp xúc dầu, mỡ đun nóng.

Câu 4: Khí nóng, hơi nước từ nồi áp suất, nồi nấu, ấm đun nước có thể

  1. gây chấn thương các bộ phận bị va, đập.
  2. ngộ độc cấp tính.
  3. gây cháy, nổ.
  4. nhiễm khí độc CO khi sử dụng.

Câu 5: Nhóm yếu tố nhiệt không có tác động nguy hiểm nào?

  1. Nhiệt hở ở lò nướng.
  2. Khí nóng, hơi nước từ nồi áp suất, nồi nấu, ấm đun nước.
  3. Nhiệt khi hút thuốc trong bếp.
  4. Xăng, dầu, khí gas, cồn cháy nổ.

Câu 6: Chất tẩy rửa có mức độ nguy hiểm như thế nào?

  1. Ăn mòn da và những nơi tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa.
  2. Có thể gây cháy nổ khi tiếp xúc với không khí.
  3. Gây tổn thương mắt, phổi và các cơ quan khác.
  4. Gây bỏng từng phần hoặc toàn phần.

Câu 7: Thuốc diệt chuột, côn trùng có mức độ nguy hiểm như thế nào?

  1. Nguy cơ mắc ung thư nếu tiếp xúc nhiều với thuốc diệt chuột, côn trùng.
  2. Ngộ độc cấp tính hoặc tử vong nếu ăn, uống phải thuốc diệt chuột, diệt côn trùng.
  3. Gây hại tổn thương phổi nếu hít phải hoặc tiếp xúc với da trong thời gian dài.
  4. Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái.

Câu 8: Yếu tố nào sau đây gây cháy, nổ?

  1. Xăng, dầu, khí gas, cồn cháy nổ.
  2. Khí nóng, hơi nước nóng từ nồi áp suất, nồi nấu, ấm đun nước.
  3. Vật mang điện bị hở như cầu dao, mối nối dây điện.
  4. Khí gas bị rò rỉ.

Câu 9: Tác động nào sau đây không nằm trong nhóm yếu tố hóa học?

  1. Khí độc, chất độc sinh ra trong quá trình nấu.
  2. Thuốc diệt chuột, côn trùng.
  3. Tia UV từ mặt trời.
  4. Chất tẩy rửa.

Câu 10: Yếu tố không gian hẹp có thể những tác động nguy hiểm nào?

  1. Khí độc sinh ra khi dùng bếp than.
  2. Mảnh dụng cụ, vật liệu văng, bắn, gây vỡ.
  3. Vật dụng bị xếp cao, chồng chất.
  4. Nhiệt do dầu, mỡ bắn.

Câu 11: Bếp quá nhỏ hẹp, không thông khí, không có hút mùi có mức độ nguy hiểm như thế nào?

  1. Nguy cơ mắc ung thư khi hít phải nhiều hơi dầu, mỡ đun nóng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.
  2. Thiếu trao đổi khí; không khí chứa chất độc có thể xâm nhập qua mắt làm cản trở tầm nhìn, qua hệ hô hấp gây tổn thương phổi và các cơ quan khác.
  3. Gây tai nạn cho người trong phạm vi nổ do tốc độ phản ứng nhanh tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ cao và áp lực lớn.
  4. Tổn thương cơ thể như bỏng, cháy xém, co cơ, co giật, liệt cơ, tê liệt hô hấp, tim mạch khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm lâu dài.

Câu 12: Hình ảnh dưới đây có ý nghĩa gì?

  1. Không tắt báo động khi đang nấu ăn.
  2. Không đổ nước để dập lửa khi bị chảy dầu, mỡ.
  3. Để xa các vật dễ bắt lửa.
  4. Không sử dụng bếp nấu ăn để sưởi ấm.

Câu 13: Hình ảnh dưới đây có ý nghĩa gì?

  1. Không tắt báo động khi đang nấu ăn.
  2. Không đổ nước để dập lửa khi bị chảy dầu, mỡ.
  3. Để xa các vật dễ bắt lửa.
  4. Không sử dụng bếp nấu ăn để sưởi ấm.

Câu 14: Hình ảnh dưới đây có ý nghĩa gì?

  1. Không tắt báo động khi đang nấu ăn.
  2. Không sử dụng bếp nấu ăn để sưởi ấm.
  3. Không đổ nước để dập lửa khi bị chảy dầu, mỡ.
  4. Để xa các vật dễ bắt lửa ra khỏi bếp.

Câu 15: Hình ảnh dưới đây có ý nghĩa gì?

  1. Tắt mọi thiết bị sau khi công việc kết thúc.
  2. Để xã các vật dễ bắt lửa ra khỏi bếp.
  3. Không tắt báo động khi đang nấu ăn.
  4. Không sử dụng bếp nấu ăn để sưởi ấm.

Câu 16: Hình ảnh dưới đây có ý nghĩa gì?

  1. Tắt mọi thiết bị sau khi công việc kết thúc.
  2. Ngăn ngừa hỏa hoạn bằng cách giữ mặt bếp và lò nướng được sạch.
  3. Không tắt báo động khi đang nấu ăn.
  4. Để xa các vật dễ bắt lửa ra khỏi bếp.

Câu 17: Hình ảnh dưới đây có ý nghĩa gì?

  1. Tắt mọi thiết bị sau khi công việc kết thúc.
  2. Ngăn ngừa hỏa hoạn bằng cách giữ mặt bếp và lò nướng được sạch.
  3. Không tắt báo động khi đang nấu ăn.
  4. Để xa các vật dễ bắt lửa ra khỏi bếp.

Câu 18: Nội dung nào sau đây đúng về hướng dẫn phòng ngừa do tác động điện?

  1. Không tắt báo động khi đang nấu ăn.
  2. Không để xăng, dầu, cồn, gas ở những nơi dễ cháy.
  3. Lắp và mở máy hút mùi hoặc bật quạt thông gió khi nấu, nướng.
  4. Không chạm tay ướt vào ổ điện hoặc công tắc điện.

Câu 19: Nội dung nào sau đây đúng về hướng dẫn phòng ngừa nguy hiểm do nổ?

  1. Kiểm tra bình gas trước và sau khi nấu bếp.
  2. Không nướng đồ ăn bằng bếp than trong nhà.
  3. Kiểm tra kĩ ổ cắm và dây điện trước khi sử dụng.
  4. Không sử dụng bếp nấu ăn để sưởi ấm.

Câu 20: Hình ảnh dưới đây có ý nghĩa gì?

  1. Đặt bình gas ở nơi thông thoáng.
  2. Khóa van đầu bình gas khi không sử dụng bếp.
  3. Kiểm tra thường xuyên ống dẫn gas bằng nước xà phòng, tuyệt đối không thử bằng lửa.
  4. Không sử dụng các vỏ bình gas bị gỉ, có nguồn gốc không rõ ràng.

Câu 21: Để phòng ngừa nguy hiểm do nổ cần

  1. đặt bình gas ở nơi thông thoáng.
  2. kiểm tra van bình gas trước và sau khi tắt bếp.
  3. khóa van đầu bình gas khi không sử dụng bếp.
  4. thường xuyên kiểm tra ống dẫn gas bằng nước xà phòng.

Câu 22: Khi làm việc trong không gian hẹp cần

  1. lắp và mở máy hút mùi hoặc bật quạt thông gió khi nấu nướng.
  2. lắp aptomat và cầu dao để phòng ngừa sự cố xảy ra trong không gian hẹp.
  3. sử dụng tinh dầu ở dạng dung dịch xít để xua đuổi chuột và côn trùng gây hại.
  4. tắt nguồn điện khi sử dụng xong các thiết bị điện trong bếp.

Câu 23: Sau khi nấu xong, cần để máy hút mùi hoặc quạt thông gió chạy trong bao lâu để đảm bảo khí độc được hút hết?

A. 1 – 5 phút.

B. 15 – 20 phút.

C. 10 - 15 phút.

D. 5 – 10 phút.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Có bao nhiêu tác động dưới đây có thể gây chấn thương các bộ phận bị va, đập; mức độ nhẹ hay nặng phụ thuộc vào kiểu va, đập ở vị trí bị tác động?

(1) Dụng cụ nhà bếp sắc nhọn như dao, kéo,...

(2) Khí nóng, hơi nước nóng từ nồi áp suất, nồi nấu, ấm đun nước.

(3) Khí độc sinh ra khi dùng bếp than.

(4) Vật dụng bị xếp cao, chống chất.

(5) Vật rơi từ trên cao.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 2: Mức độ nguy hiểm của nhóm yếu tố điện bao gồm

(1) Nguy cơ mắc ung thư cao.

(2) Tổn thương cơ thể (bỏng, cháy xém, co cơ, co giật, liệt cơ, tê liệt hô hấp, tom mạch), có thể gây chết người khi bị điện giật.

(3) Gây tai nạn cho người trong phạm vi nổ do tốc độ phản ứng nhanh tạo ra lượng sản phẩm gây cháy lớn, nhiệt độ cao và áp lực lớn.

(4) Tổn thất lớn về người và tài sản khi bị chập điện gây cháy nổ.

A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (1), (4).

D. (2), (4).

Câu 3: Có bao nhiêu nội dung đúng về hướng dẫn phòng ngừa nguy hiểm do tác động cơ học?

(1) Không chạm tay vào bộ phận chuyển động khi máy đang cắm điện.

(2) Không cắt thực phẩm chưa đông đá.

(3) Không để dao vào bồn rửa chứa đầy nước.

(4) Để dao, đĩa, kéo và những dụng cụ sắc, nhọn, dễ vỡ trong ngăn theo quy định, khi dùng không để sát mép bàn.

(5) Buộc tóc và mặc quần áo gọn gàng khi nấu bếp.

(6) Vệ sinh sạch sẽ những chỗ nước tràn, dầu mỡ bắn, thức ăn rơi ngay khi nhìn thấy.

(7) Không đặt các vật trên cao quá đầu.

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 4: Để tránh bị bỏng khi nấu ăn cần chú ý

  1. quay tay cầm dài của nồi vào phía trong, đặt nồi cách xa mép bàn để tránh bị rơi.
  2. sử dụng khăn tay sạch và khô để lau bề mặt nồi trước khi cầm.
  3. sử dụng găng tay nylon khi tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nồi nóng.
  4. không dùng nước để dập lửa khi đang đun nấu thức ăn.

Câu 5: Để tránh tình trạng làm hỏng máy xay hoặc bắn nóng cần chú ý

  1. tránh đổ nước lạnh vào máy xay khi đang hoạt động
  2. không xay đồ nóng trong máy xay.
  3. lau chùi máy xay sạch sẽ sau khi sử dụng.
  4. không cho quá nhiều thực phẩm vào máy xay.

Câu 6: Cho các phát biểu sau:

(1) Lắp aptomat hoặc cầu dao để ngắt mạch điện khi có sự cố xảy ra.

(2) Không kéo dây phích cắm điện.

(3) Lấy các vật trên cao quá đầu phải sử dụng thang hoặc ghê chắc chắn.

(4) Không cắm nhiều thiết bị có công suất cao vào chung một ổ lấy điện.

(5) Không sử dụng bếp từ, bếp điện để sưởi ấm.

(6) Tắt mọi thiết bị sau khi công việc kết thúc.

(7) Không cầm thực phẩm hoặc đồ dùng đưa vào lò nướng khi thiết bị đang cắm điện.

Những phát biểu nào đúng về hướng dẫn phòng ngừa nguy hiểm do tác động điện?

  1. (1), (2), (4), (7). B. (2), (3), (4), (6).
  2. (1), (3), (5), (6). D. (2), (3), (5), (7).

Câu 7: Nội dung nào sau đây không đúng về phòng ngừa nguy hiểm do tiếp xúc với hóa chất?

  1. Nên sử dụng tinh dầu ở dạng sáp để xua đuổi chuột và côn trùng gây hại.
  2. Không nên dùng hộp xốp để đựng thức ăn nóng, thức ăn chứa dầu, mỡ.
  3. Mua chất tẩy rửa có xuất xứ, nhãn mác và hạn sử dụng rõ ràng.
  4. Cất hóa chất vào chỗ kín và có nhãn cảnh báo chất độc.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không đúng về phòng ngừa nguy hiểm khi làm việc trong không gian hẹp?

  1. Không nướng đồ ăn bằng bếp than trong nhà.
  2. Lắp và mở máy hút mùi hoặc bật quạt thông gió khi nấu, nướng.
  3. Sắp xếp dụng cụ nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp, không chồng cao.
  4. Không sử dụng các vỏ bình gas bị gỉ, có nguồn gốc không rõ ràng.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng về phòng ngừa nguy hiểm do nổ?

  1. Kiểm tra bình gas trước và sau khi bật bếp.
  2. Không để xăng, dầu, cồn, gas ở những nơi dễ cháy.
  3. Không chạm tay ướt vào ổ điện hoặc công tắc điện.
  4. Không cho trứng, thực phẩm chứa trong hộp đậy nắp chặt, kín nấu trong lò vi sóng.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Khi sử dụng lò vi sóng, biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất để tránh tai nạn nguy hiểm?

  1. Sử dụng chế độ nấu đặc biệt được ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng của lò vi sóng.
  2. Sử dụng giấy bạc hoặc nhựa để đựng thực phẩm.
  3. Sử dụng đồ sứ, thủy tinh hoặc nhựa chuyên dụng để đựng thực phẩm.
  4. Đặt thực phẩm trên vật liệu dẫn nhiệt như kim loại để tăng hiệu suất nấu.

Câu 2: Vì sao không nên nướng đồ ăn bằng bếp than trong nhà?

  1. Vì nướng bằng bếp than gây ra khói và hơi độc hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  2. Vì nướng đồ ăn bằng bếp than làm tăng nguy cơ cháy nổ do tiếp xúc của lửa với khí gas trong không khí.
  3. Vì nướng bằng bếp than làm tăng nhiệt độ trong nhà, gây cảm giác không thoải mái cho người ở bên trong.
  4. Vì nướng đồ ăn bằng bếp than làm tăng nguy cơ cháy rừng và gây ô nhiễm môi trường.

Câu 3: Vì sao không nên để thực phẩm ướt vào nồi, chảo chiên?

  1. Để tránh bị dầu, mỡ bắn nóng.
  2. Để tránh bị hao hụt dinh dưỡng trong thực phẩm.
  3. Để tránh bắt lửa với các vật dễ cháy ở gần đó.
  4. Để tránh nguy cơ ung thư khi hít phải hơi dầu, mỡ đun nóng.

Câu 4: Vì sao không nên dùng nước để dập lửa khi cháy dầu, mỡ?

  1. Vì khối lượng riêng của dầu nặng hơn nên dầu chìm trong nước dẫn đến khó dập tắt được lửa.
  2. Vì tốc độ phản ứng hóa học của nước với dầu rất nhanh, tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ cao và áp lực lớn.
  3. Vì dầu, mỡ không tan trong nước, sẽ gây hiện tượng bắn tung dầu mỡ ra xung quanh, làm lan đám cháy.
  4. Vì phản ứng giữa nước và dầu sinh ra khí gas làm tăng nguy cơ cháy, nổ.

Câu 5: Vì sao không nên cho trứng, thực phẩm chứa trong hộp đậy nắp chặt, kín nấu trong lò vi sóng?

  1. Vì không khí nóng trong hộp có thể tạo ra một áp suất lớn dẫn đến nổ hoặc vỡ hộp.
  2. Vì nhiệt độ cao có thể làm cho hộp bị biến dạng hoặc tan chảy, gây ra rò rỉ thực phẩm.
  3. Vì sự tăng áp suất bên trong hộp gây ra hiện tượng bắn nắp ra ngoài khi mở nắp.
  4. Vì hơi nước có thể tích tụ trong hộp và tạo ra một môi trường ẩm ướt khiến thực phẩm không được chín đều.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

=> Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay