Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều Bài 9: một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

 

BÀI 9: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

(25 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Ngành nghề nào nghiên cứu, thiết kế, tổ chức, giám sát quy trình chế biến; lắp đặt, vận hành, bảo trì máy móc, thiết bị liên quan đến chế biến thực phẩm?

  1. Kĩ sư công nghệ chế biến thực phẩm.
  2. Nhà chuyên môn về dinh dưỡng.
  3. Nhà chuyên môn về giảng dạy.
  4. Nhân viên về nghệ thuật, văn hóa và ẩm thực.

Câu 2: Ngành nghề nào có đặc điểm “đánh giá, lập kế hoạch, thực hiện chương trình dinh dưỡng để tăng cường tác động của thực phẩm và dinh dưỡng đối với sức khỏe con người”?

  1. Kĩ sư công nghệ chế biến thực phẩm.
  2. Nhà chuyên môn về dinh dưỡng.
  3. Nhà chuyên môn về giảng dạy.
  4. Nhân viên về nghệ thuật, văn hóa và ẩm thực.

Câu 3: “Chuẩn bị và cung cấp bài giảng, giảng dạy, nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu khoa học (bài báo, sản phẩm,...)” là đặc điểm của công việc nào có liên quan chế biến thực phẩm?

  1. Kĩ sư công nghệ chế biến thực phẩm.
  2. Nhà chuyên môn về dinh dưỡng.
  3. Nhà chuyên môn về giảng dạy.
  4. Nhân viên về nghệ thuật, văn hóa và ẩm thực.

Câu 4: Công việc của nhân viên về nghệ thuật, văn hóa và ẩm thực đó là

  1. lên kế hoạch, tổ chức, chuẩn bị và nấu món ăn theo công thức hoặc dưới sự giám sát của bếp trưởng.
  2. đánh giá, lập kế hoạch, thực hiện chương trình dinh dưỡng để tăng cường tác động của thực phẩm và dinh dưỡng đối với sức khỏe con người.
  3. phục vụ thức ăn, đồ uống ở những điều điểm kinh doanh ăn uống, câu lạc bộ, căn tin, trên tàu thủy, tàu hỏa chở khách hoặc những nơi ăn uống khác.
  4. tạo ra thực đơn, chuẩn bị và trình bày món ăn giúp tăng tính nghệ thuật, sự hấp dẫn và giá trị của món ăn.

Câu 5: Đầu bếp thực hiện những công việc gì?

  1. Lên kế hoạch, tổ chức, chuẩn bị và nấu món ăn theo công thức hoặc dưới sự giám sát của bếp trưởng.
  2. Đánh giá, lập kế hoạch, thực hiện chương trình dinh dưỡng để tăng cường tác động của thực phẩm và dinh dưỡng đối với sức khỏe con người.
  3. Phục vụ thức ăn, đồ uống ở những điều điểm kinh doanh ăn uống, câu lạc bộ, căn tin, trên tàu thủy, tàu hỏa chở khách hoặc những nơi ăn uống khác.
  4. Tạo ra thực đơn, chuẩn bị và trình bày món ăn giúp tăng tính nghệ thuật, sự hấp dẫn và giá trị của món ăn.

Câu 6: Công việc của bồi bàn và nhân viên pha chế đó là

  1. lên kế hoạch, tổ chức, chuẩn bị và nấu món ăn theo công thức hoặc dưới sự giám sát của bếp trưởng.
  2. đánh giá, lập kế hoạch, thực hiện chương trình dinh dưỡng để tăng cường tác động của thực phẩm và dinh dưỡng đối với sức khỏe con người.
  3. phục vụ thức ăn, đồ uống ở những điều điểm kinh doanh ăn uống, câu lạc bộ, căn tin, trên tàu thủy, tàu hỏa chở khách hoặc những nơi ăn uống khác.
  4. tạo ra thực đơn, chuẩn bị và trình bày món ăn giúp tăng tính nghệ thuật, sự hấp dẫn và giá trị của món ăn.

Câu 7: Kĩ sư công nghệ chế biến thực phẩm có thể làm việc ở

  1. trong các nhà máy, xí nghiệp, công ty chế tạo, sản xuất chế biến thực phẩm.
  2. trong các nhà máy, bệnh viện, phòng khám y tế công cộng, trường trung cấp.
  3. trong các nhà máy, xí nghiệp, công ty chế tạo, khách sạn, nhà hàng, câu lạc bộ.
  4. trong các nhà máy, xí nghiệp, căng tin, trung tâm thể hình, thể dục thể thao.

Câu 8: Nhân viên về nghệ thuật, văn hóa và ẩm thực có thể làm việc trong

  1. nhà máy, khách sạn, tàu thủy, tàu hỏa, câu lạc bộ hoặc những nơi ăn uống khác.
  2. khách sạn, nhà hàng, trung tâm tổ chức sự kiện, doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
  3. bệnh viện, viện nghiên cứu dinh dưỡng, chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm.
  4. các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông.

Câu 9: Hướng dẫn viên ẩm thực thực hiện công việc

  1. chia sẻ hình ảnh, clip cảm nhận của bản thân về chất lượng món ăn đã dùng thử, địa điểm, không gian, thái độ của nhân viên phục vụ tại cơ sở đó.
  2. đánh giá chi tiết chất lượng nguyên liệu, đồ ăn, thức uống, cách trình bày món ăn, đầu bếp, dịch vụ, thái độ của cơ sở kinh doanh ẩm thực,... từ đó đưa ra đề xuất cho độc giả. Cập nhật xu hướng ẩm thực mới trong nước và quốc tế.
  3. cung cấp video tự quay và giới thiệu các giá trị cụ thể về món ăn tự chế biến hoặc món ăn đặc sắc của các vùng miền trên nền tảng mạng xã hội.
  4. hướng dẫn cho du khách thao tác từ sơ chế đến hoàn thành món ăn hoặc giới thiệu cách thức để hoàn thiện món ăn của địa phương.

Câu 10: Công việc nào chia sẻ hình ảnh, clip cảm nhận của bản thân về chất lượng món ăn đã dùng thử, địa điểm, không gian, thái độ của nhân viên phục vụ tại cơ sở đó?

  1. Hướng dẫn viên ẩm thực. B. Nhà đánh giá ẩm thực.
  2. Nhà phê bình ẩm thực. D. Vlogger, Youtuber ẩm thực.

Câu 11: Công việc nào đánh giá chi tiết chất lượng nguyên liệu, đồ ăn, thức uống, cách trình bày món ăn, đầu bếp, dịch vụ, thái độ của cơ sở kinh doanh ẩm thực,... từ đó đưa ra đề xuất cho độc giả. Cập nhật xu hướng ẩm thực mới trong nước và quốc tế?

  1. Hướng dẫn viên ẩm thực. B. Nhà đánh giá ẩm thực.
  2. Nhà phê bình ẩm thực. D. Vlogger, Youtuber ẩm thực.

Câu 12: Công việc nào cung cấp video tự quay và giới thiệu các giá trị cụ thể về món ăn tự chế biến hoặc món ăn đặc sắc của các vùng miền trên nền tảng mạng xã hội?

  1. Hướng dẫn viên ẩm thực. B. Nhà đánh giá ẩm thực.
  2. Nhà phê bình ẩm thực. D. Vlogger, Youtuber ẩm thực.

Câu 13: Người làm nghề liên quan đến chế biến thực phẩm cần phải có kiến thức cơ bản về

  1. hóa học, sinh học. B. toán học, vật lí.
  2. sinh học, vật lí. D. toán học, hóa học.

Câu 14: Người làm nghề liên quan đến chế biến thực phẩm cần phải có

  1. ý thức đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
  2. yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
  3. ý thức đảm bảo an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm.
  4. yêu thiên nhiên và ý thức đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Người trong hình dưới đây đang làm công việc gì?

  1. Hướng dẫn viên ẩm thực. B. Bồi bàn.
  2. Nhân viên pha chế. D. Đầu bếp.

Câu 2: Phẩm chất nào sau đây không đúng trong yêu cầu đối với người làm nghề liên quan đến chế biến thực phẩm?

  1. Yêu thích công việc, có tinh thần trách nhiệm.
  2. Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
  3. Làm việc trung thực, khoa học, kiên trì, cẩn thận và chính xác.
  4. Có ý thức đảm bảo an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Câu 3: Kĩ năng nào sau đây không cần thiết đối với người làm nghề liên quan đến chế biến thực phẩm?

  1. trang bị kiến thức cơ bản liên quan đến ngành nghề chế biến thực phẩm.
  2. tư vấn, xây dựng thực đơn đối với nhân viên trong ngành dinh dưỡng.
  3. sử dụng dụng cụ, vận hành thiết bị chế biến, đo lường.
  4. bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt thiết bị và xử lí sự cố máy móc sản xuất.

Câu 4: Có bao nhiêu tiêu chí dưới đây đúng về khả năng của bản thân đối nhân viên về nghệ thuật, văn hóa và ẩm thực?

(1) Xây dựng được thực đơn cho một bữa ăn với số lượng người nhất định.

(2) Tính toán được khẩu phần ăn và tư vấn dinh dưỡng cho các đối tượng có độ tuổi và công việc lao động khác nhau.

(3) Sử dụng thành thạo dụng cụ và chế biến thực phẩm trong gia đình.

(4) Sáng tạo trong chế biến món ăn, có mắt thẩm mỹ tốt, nhạy cảm với mùi, vị lạ.

(5) Tuân thủ các nguyên tắc làm việc cá nhân và làm việc nhóm.

(6) Tính toán được chi phí cho một bữa ăn theo thực đơn cho trước.

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 5: Những tiêu chí dưới đây đúng về sở thích của bản thân đối với nghề kĩ sư công nghệ chế biến?

(1) Thích gặp gỡ, trao đổi và phục vụ ăn uống cho người khác.

(2) Thích lắp đặt, vận hành và sửa chữa dụng cụ, thiết bị chế biến thực phẩm.

(3) Quan tâm nhiều về mối quan hệ giữa thực phẩm và sức khỏe khi lựa chọn mua, bảo quản và chế biến thực phẩm.

(4) Thích chụp ảnh, đọc và bình luận về các món ăn.

(5) Thích khám phá, tìm tòi các món ăn mới và ghi chép lại công thức, các điểm cần lưu ý.

(6) Thích sạch sẽ, cẩn thận, nghiêm tục trong việc thực hiện công việc.

  1. (1), (3), (4), (5). B. (1), (2), (3), (4).
  2. (2), (3), (5), (6). D. (2), (3), (4), (6).

Câu 6: Để trở thành một nhà chuyên môn về dinh dưỡng cần những tiêu chí nào?

(1) Xây dựng được thực đơn cho một bữa ăn với số lượng người nhất định.

(2) Sử dụng thành thạo dụng cụ và thiết bị chế biến thực phẩm trong gia đình.

(3) Tính toán được khẩu phần ăn và tư vấn dinh dưỡng cho các đối tượng có độ tuổi và công việc lao động khác nhau.

(4) Chăm chỉ, sạch sẽ, cẩn thận, chịu khó.

(5) Có khả năng truyền đạt, hướng dẫn, biểu diễn, thể hiện trước đám đông.

  1. (1), (3), (4), (5). B. (1), (2), (3), (5).
  2. (2), (3), (4), (5). D. (1), (2), (3), (4).

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Vì sao ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm yêu cầu kiên trì, cẩn thận và chính xác?

  1. Vì cần phải làm việc lâu dài để đạt được chất lượng thực phẩm mong muốn.
  2. Vì cần phải đảm bảo an toàn thực phẩm và tránh các nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
  3. Vì cần phải tuân thủ các quy trình và công thực chế biến một cách chính xác.
  4. Vì cần phải tìm ra cách biến đổi và cải tiến món ăn để thu hút khách hàng.

Câu 2: Để trở thành một kĩ sư công nghệ chế biến em có thể theo học tại

  1. Trường Cao đẳng Sư phạm Kĩ Thuật.
  2. Trường Đại học Y Hà Nội.
  3. Trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
  4. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Câu 3: Để trở thành một đầu bếp em có thể theo học tại

  1. Trường Cao đẳng Du lịch và Khách sạn.
  2. Trường Đại học Y Hà Nội.
  3. Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  4. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

=> Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 9: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay