Phiếu trắc nghiệm KHTN 8 Sinh học Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 05
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Phổi của người trưởng thành chứa xấp xỉ bao nhiêu phế nang?
A. 200 – 300 triệu phế nang.
B. 800 – 900 triệu phế nang.
C. 700 – 800 triệu phế nang.
D. 500 – 600 triệu phế nang.
Câu 2: Cơ quan nào không tham gia vào quá trình hô hấp?
A. Thanh quản
B. Thực quản
C. Khí quản
D. Phế quản
Câu 3: Chất nào gây tê liệt lông rung phế quản, ảnh hưởng đến khả năng lọc không khí và tăng nguy cơ ung thư phổi?
A. Nicotine
B. Hormon
C. Caffeine
D. Heroin
Câu 4: Bộ phận nào trong hệ hô hấp còn có chức năng khác ngoài hô hấp?
A. Khí quản
B. Thanh quản
C. Phổi
D. Phế quản
Câu 5: Khí nào không gây hại cho sức khỏe con người?
A. N2
B. NO2
C. CO
D. NO
Câu 6: Vì sao công nhân làm trong các hầm mỏ than có nguy cơ bị mắc bệnh bụi phổi cao?
A. Môi trường làm việc có bụi than, cứ hít vào là sẽ mắc bệnh
B. Môi trường làm việc quá sức nên dễ bị bệnh
C. Hệ bài tiết không bài tiết hết bụi than hít vào
D. Vì hít vào nhiều bụi than, hệ hô hấp không thể lọc sạch hết được
Câu 7: Thông thường, tỉ lệ khí cacbonic trong không khí hít vào là bao nhiêu?
A. 0,03%
B. 0,5%
C. 0,46%
D. 0,01%
Câu 8: Trong cách tiến hành hô hập nhân tạo, cấp cứu người đuối nước cần thực hiện mấy bước?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 9: Đâu là nguyên nhân gây bệnh lao phổi?
A. Không khí ô nhiễm
B. Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis
C. Virus
D. Nấm
Câu 10: Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
A. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này.
B. Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn.
C. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 11: Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp cho tế bào những gì?
A. Khí oxygen và chất thải
B. Khí carbonic và chất thải
C. Khí oxygen và chất dinh dưỡng
D. Khí carbonic và chất dinh dưỡng
Câu 12: Quá trình trao đổi chất theo 2 cấp độ không thể hiện rõ ở hệ cơ quan nào dưới đây?
A. Hệ hô hấp
B. Hệ tiêu hoá
C. Hệ bài tiết
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 13: Quá trình lọc máu có đặc điểm?
A. Diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu đầu.
B. Diễn ra ở ống thận và tạo nước tiểu chính thức,
C. Diễn ra ở ống thận và tạo nước tiểu đầu.
D. Diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu chính thức.
Câu 14: Sự tạo thành nước tiểu có đặc điểm
A. diễn ra liên tục.
B. diễn ra gián đoạn.
C. tùy từng thời điểm có thể liên tục hoặc gián đoạn.
D. diễn ra khi trao đổi chất quá nhiều.
Câu 15: Nếu chỉ số glucose trong máu cao hơn bình thường trong thời gian dài thì cơ thể có thể có đã mắc loại bệnh nào?
A. Tiểu đường
B. Viên khớp, gout
C. Rối loạn chức năng gan
D. Không xác định được
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Thuốc lá, rượu bia, ma túy đá, … là những chất gây nghiện đối với hệ thần kinh. Em hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về tác hại của chất gây nghiện đối với hệ thần kinh?
a) Chất gây nghiện không gây tác động kích thích gây hưng phấn hệ thần kinh.
b) Sử dụng thường xuyên chất gây nghiện sẽ dẫn đến nghiện, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng, huỷ hoại các tế bào thần kinh.
c) Chất gây nghiện không ảnh hưởng đến nhận thức, ý thức và hành vi.
d) Chất gây nghiện làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể.
Câu 2: Tuyến yên là tuyến chính của hệ thống nội tiết. Em hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d, về chức năng của tuyến yên?
a) Tuyến yên chỉ có chức năng sản xuất hormone tăng trưởng.
b) Tuyến yên sản xuất hormone kích thích tuyến giáp (TSH), giúp điều hòa hoạt động của tuyến giáp.
c) Tuyến yên không liên quan đến việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
d) Tuyến yên giúp điều hòa nồng độ hormone cortisol trong cơ thể.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................