Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Giáo án bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh sách Lịch sử 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

BÀI 14: KHÁI QUÁT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP 

CỦA HỒ CHÍ MINH

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

  • Tóm tắt được những nét cơ bản trong tiểu sử của Hồ Chí Minh.

  • Nêu được tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.

  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh; Tóm tắt được những nét cơ bản trong tiểu sử của Hồ Chí Minh; Nêu được tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Sưu tầm tư liệu về tiến trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1920 – 1969). Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học; Viết một bài văn ngắn giới thiệu về một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Biết ơn, trân trọng những công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với lịch sử dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.

  • Một số đoạn video, đoạn phim tài liệu, bài hát,… về quê hương, gia đình và về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh như bộ phim tài liệu: Hồ Chí Minh – Chân dung một con người,…

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật.

c. Sản phẩm: HS tích cực tham gia trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS có quyền lựa chọn bất kì ô chữ nào để giải đố.

+ Cá nhân HS nào giải đúng ô chữ sẽ được điểm cộng.

- GV nêu câu hỏi theo các ô chữ mà HS lựa chọn:

+ Ô số 1 (7 chữ cái): Cụ thân sinh Nguyễn Sinh Huy của Bác Hồ từng đạt danh vị này trong khoa cử thời nhà Nguyễn.

+ Ô số 2 (10 chữ cái): Vở kịch Bác Hồ sáng tác đả kích vua Khải Định khi vị vua này đi công du sang Pháp.

+ Ô số 3 (2 chữ cái): Lời nhân dân đồng thanh đáp lại câu hỏi “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” của Bác Hồ khi Người đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945.

+ Ô số 4 (12 chữ cái): Bài thơ Tố Hữu viết về Bác Hồ, có câu “Suối dài xanh mướt nương ngô. Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn”.

+ Ô số 5 (12 chữ cái): Bí danh Bác Hồ dùng thời gian Tháng 7-1928, Bác Hồ đến Xiêm (Thái Lan).

+ Ô số 6 (6 chữ cái): Tên ngọn núi nằm bên suối Lênin được Bác đặt tên khi ở tại làng Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

+ Ô số 7 (12 chữ cái): Bức tranh “Bác Hồ và 3 thiếu nhi Trung Nam Bắc” được họa sĩ này vẽ từ máu của mình.

+ Ô số 8 (8 chữ cái): Tại lán này Bác Hồ đã nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp câu: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết dành cho được độc lập”.

+ Ô số 9 (6 chữ cái): Tác phẩm Bác Hồ viết để lại dặn dò đồng bào, chiến sĩ trước khi mất, trong đó có nhắc đến hai chữ “hồng” và “chuyên”.

+ Ô chữ chủ đề (9 chữ cái).

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang theo ý thích, vận dụng kiến thức, hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi. 

- HS tìm ô chữ hàng dọc (ô chữ chủ đề). 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS xung phong trả lời.

- GV mời đại HS khác nhận xét, trả lời câu hỏi (nếu có ý kiến khác). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1

 

 

 

 

 

 

P

H

Ó

B

N

G

 

2

 

 

 

C

O

N

R

N

G

T

R

E

 

3

 

 

 

 

 

 

 

C

Ó

 

 

 

 

 

4

 

 

S

Á

N

G

T

H

Á

N

G

N

Ă

M

5

N

G

U

Y

N

Á

I

Q

U

C

 

 

6

 

 

 

 

C

Á

C

M

Á

C

 

 

 

 

7

 

 

D

I

P

M

I

N

H

C

H

Â

U

8

 

 

 

 

L

Á

N

N

À

L

A

 

 

9

 

 

 

 

D

I

C

H

Ú

C

 

 

 

 

Ô chữ chủ đề: HỒ CHÍ MINH.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Năm 1901, được tin Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, người dân làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã dựng một ngôi nhà 5 gian để đón ông cùng gia đình. Dưới mái nhà tranh này, cậu học trò Nguyễn Sinh Cung (tức Nguyễn Tất Thành) được lắng nghe nhiều buổi đàm đạo văn chương, luận bàn thế sự của cha mình với các nhà nho và sĩ phu yêu nước trong vùng. Những năm tháng thiếu thời ở làng Sen và quê hương xứ Nghệ đã có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này. Vậy những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có những nét cơ bản nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài 14 – Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 2 – Hình 7, Tư liệu, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.83 – 85 và trả lời các câu hỏi: 

- Các yếu tố về hoàn cảnh đất nước, quê hương và gia đình đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

- Vì sao khẳng định: Đến đầu thế kỉ XX, sự nghiệp cứu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam “lâm vào một tình hình đen tối tưởng như không có đường ra”?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về hoàn cảnh đất nước

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh và dẫn dắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà ái quốc chân chính, nhà cách mạng sáng suốt, vị lãnh tụ thiên tài. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Vậy, những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về yếu tố hoàn cảnh đất nước - ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về yếu tố hoàn cảnh quê hương - ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về yếu tố hoàn cảnh gia đình - ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1:

Khai thác Hình 2, 3, Tư liệu SGK tr.83 – 84 và trình bày những yếu tố về hoàn cảnh đất nước ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Hình 2. Nghĩa quân cuộc khởi nghĩa Ba Đình bị bắt (1886 - 1887)

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Hình 3. Tình cảnh nông dân Việt Nam thời thuộc Pháp (đầu thế kỉ XX)

Kể từ khi thực dân Pháp xâm lược, các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam đã diễn ra liên tục và anh dũng, sử dụng nhiều con đường cứu nước khác nhau, nhưng không giành được thắng lợi. Sự nghiệp giải phóng dân tộc “lâm vào một tình hình đen tối tưởng như không có đường ra””.

(Vũ Quang Hiển (Chủ biên, Tuyên ngôn Độc lập: Những khát vọng về quyền dân tộc và quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr.108)

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: Vì sao khẳng định: Đến đầu thế kỉ XX, sự nghiệp cứu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam “lâm vào một tình hình đen tối tưởng như không có đường ra”?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS Nhóm 1 trình bày những yếu tố về hoàn cảnh đất nước ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

- GV mời đại diện 2 HS trả lời câu hỏi:

“Đến đầu thế kỉ XX, sự nghiệp cứu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam lâm vào tình hình đen tối như không có đường ra”, bởi: Đầu thế kỉ XX, cách mạng Việt Nam diễn ra cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vượt qua sự hạn chế của điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam lúc đó, vượt lên những hạn chế của các sĩ phu yêu nước đương thời (cách làm của Phan Bội Châu chẳng khác gì “đuổi hổ của trước, rước beo cửa sau”; cách làm của Phan Châu Trinh chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”; cách làm của Hoàng Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến), mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của họ mà quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới. 

Đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân là nhiệm vụ cấp bách của dân tộc và cũng là khát vọng của cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Việt Nam là đất nước có nền văn hiến lâu đời, nhân dân Việt Nam đã hun đúc nên truyền thống quý báu

+ Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược và từng bước áp đặt ách cai trị ở Việt Nam, nền độc lập dân tộc và quyền tự do của đại bộ phận nhân dân bị tước đoạt.

+ Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

* Hoàn cảnh đất nước

- Truyền thống đất nước:

+ Việt Nam là đất nước văn hiến, có lịch sử lâu đời.

+ Nhân dân Việt Nam đã hun đúc nên những truyền thống quý báu (yêu nước, kiên cường, đoàn kết, nhân nghĩa,…)

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Thực dân Pháp đặt ách cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

+ Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

+ Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng gay gắt.

→ Nhiệm vụ cứu nước, giải phóng dân tộc trở nên cấp thiết.

+ Các phong trào yêu nước chống Pháp theo nhiều khuynh hướng khác nhau đều thất bại  → Khủng hoảng, bế tắc.

Tư liệu 1: Hoàn cảnh đất nước   

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Phong trào yêu nước Cần Vương 

thất bại

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám kéo dài gần 30 năm nhưng cuối cùng vẫn thất bại, còn mang nặng tính phong kiến

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Tình cảnh nông dân Việt Nam thời thuộc Pháp (đầu thế kỉ XX)

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Công nhân đang cạo mủ cao su

 ở đồn điền của người Pháp

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Giai đoạn “một cổ hai tròng”

 của người nông dân Việt Nam

Video: Bối cảnh đất nước đầu thế kỉ XX.

https://www.youtube.com/watch?v=qUnSMdFBB9c

* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về hoàn cảnh quê hương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm cụ thể cho Nhóm 2:

Khai thác Tư liệu SGK tr.84 - 85, Hình 4, 5 và trình bày yếu tố về hoàn cảnh quê hương ảnh hướng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

[Nghệ An, Hà Tĩnh] “Núi cao sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả ở Nam Châu. Người thì thuần hoà mà chăm học…”

(Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí

Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr. 72)

 

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Hình 4. Ngôi nhà ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên 

(Nghệ An) - nơi sinh của Hồ Chí Minh

- GV cung cấp thêm một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết để tìm hiểu thêm về địa danh Văn Miếu Vinh ở Nghệ An. 

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Hình 5. Văn Miếu Vinh (Nghệ An) đầu thế kỉ XX

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà sử học thông thái”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS chia làm 2 đội chơi. 2 đội bấm chuông giành quyền trả lời câu hỏi liên quan đến hoàn cảnh quê hương – yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Đội chơi nào có câu trả lời chính xác với số điểm cao hơn, đó là đội chiến thắng.

Câu 1: Kể tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu diễn ra ở vùng đất Nghệ An mà em biết.

Câu 2: Kể tên một số anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa và nhà khoa bảng nổi tiếng ở vùng đất Nghệ An mà em biết. 

Câu 3: Hình ảnh dưới đây gợi cho em nhớ đến câu thơ nào về vẻ đẹp của xứ Nghệ?

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Gợi ý:

Câu 1: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan chống lại sự đô hộ của nhà Đường thời Bắc thuộc; khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX,…

Câu 2: Mai Hắc Đế, Lý Nhật Quang, Bạch Liêu, Nguyễn Xí, Hồ Xuân Hương, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…

Câu 3:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ.

Ai vô xứ Nghệ thì vô…

- Kết thúc trò chơi, GV cho HS nghe bài hát Ấm tình quê Bác.

https://www.youtube.com/watch?v=ByW0otbbwm4

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 2 nêu những yếu tố về hoàn cảnh quê hương ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến nhận xét. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Nam Đàn xứ Nghệ nổi tiếng là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, “sơn thủy hữu tình”, quê hương của nhiều bậc hiền tài, danh nhân và hào kiệt của đất nước. Quê hương Nam Đàn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và sống những năm tháng tuổi thơ êm đềm với những ước mơ cao đẹp. 

+ Vùng quê Nam Đàn trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, thường xuyên đương đầu với muôn vàn thử thách, tàn phá do giặc giã, thiên tai, nhưng trong khổ đau vẫn gan góc, trong mất mát vẫn kiên cường, trong đói nghèo vẫn “đói sạch, rách thơm”. Người xưa quan niệm rằng: “Lưu giữa ngã ba hai nhánh sông gặp nhau ắt sản sinh ra vĩ nhân cho nhân loại” và chính nơi đây đã sản sinh ra Danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh. 

- GV chuyển sang nội dung mới.  

* Hoàn cảnh quê hương

- Nghệ An là địa phương có truyền thống hiếu học và khoa bảng.

- Người dân chịu khó và cần cù trong lao độn.

- Đây là vùng đất của những làn điệu dân ca ví giặm, là quê hương của nhiều danh nhân.

- Có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai. 

- Nhờ khu công nghiệp Vinh - Bến Thuỷ, Nghệ An trở thành trung tâm công nghiệp, buôn bán lớn ở khu vực Bắc miền Trung → Những thanh niên, trí thức yêu nước và giai cấp công nhân có điều kiện tiếp thu nhiều tư tưởng mới của thời đại.

Tư liệu 2: Hoàn cảnh quê hương

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đình Trung Cần là làng cổ có đất 

phát nhiều quan, có nhiều người

 đỗ đại khoa thời phong kiến

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Trung Cần là làng cổ duy nhất 3 người giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Nơi phụng thờ Tế tửu Lê Nguyên Trung tại làng Trung Cần, Trung Phúc Cương

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Tượng đồng 3 vị Tiến sĩ dòng họ Nguyễn Trọng ở làng cổ Trung Cần

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Toàn cảnh cảng Bến Thủy chụp trong quãng thời gian 1920 - 1929

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Phân xưởng mộc đóng toa xe

 của Nhà máy xe lửa Trường Thi

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bệnh viện ở Bến Thủy, Ga Vinh; 

Một đường phố ở Vinh; Tòa công sứ nằm trên đường bờ sông, cổng hướng ra phía cầu Cửa Tiền cũ

Video: Làng sen quê Bác tháng Năm. 

https://www.youtube.com/watch?v=EU9XhdQJNHo

* Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 3: 

Khai thác Hình 6 – Hình 7, thông tin mục 1 SGK tr.85 và trình bày yếu tố về hoàn cảnh gia đình ảnh hướng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.  

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Hình 3. Nguyễn Sinh Sắc 

(1862 – 1929) 

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Hình 4. Hoàng Thị Loan  (1868 – 1901) 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Theo em, đâu là yếu tố quyết định nhất, ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS về nhà xem thêm tài liệu để hiểu thêm về hoàn cảnh gia đinh, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

+ Cuốn Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng.

+ Phim tài liệu Hồ Chí Minh – Chân dung một con người (trích đoạn về hoàn cảnh đất nước, quê hương Nghệ An và gia đình).

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Video: Hồ Chí Minh - Chân dung một con người.

https://www.youtube.com/watch?v=e51E8mbMyyc

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 3 nêu ảnh hưởng của yếu tố gia đình đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, mỗi yếu tố có những vị trí khác nhau, nhưng hoàn cảnh đất nước là yếu tố quyết định nhất. Bởi:

+ Đất nước bị mất độc lập, các con đường cứu nước và giải phóng dân tộc đều rơ vào khủng hoảng, bế tắc.

+ Không tìm đường cứu nước để giải phóng dân tộc thì các yếu tố truyền thống quê hương và gia đình không thể được bảo tồn, phát huy.

+ Đây là yếu tố xuyên suốt trong quá trình hoạt động yêu nước và cách mạng của Hồ Chí Minh. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về yếu tố hoàn cảnh gia đình ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình yêu nước, có nền nếp, truyền thống hiếu học, giàu tình yêu thương với cha là một nhà nho mẫu mực, mẹ là người phụ nữ đảm đang, chăm chỉ và rất am hiểu các loại hình văn hoá dân gian.

- GV kết luận chung HD1: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, mỗi yếu tố có những vị trí khác nhau, nhưng hoàn cảnh đất nước là yếu tố quyết định nhất.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

* Hoàn cảnh gia đình

- Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước:

+ Thân phụ: Nguyễn Sinh Sắc là một nhà nho yêu nước, từng đỗ Cử nhân tại trường thi Nghệ An (1894) và đỗ Phó bảng (1901). Ông là một tấm gương sáng về ý chí vượt khó, là người thầy mẫu mực trong dạy chữ, dạy người.

+ Thân mẫu: Hoàng Thị Loan là người sống chn hoà, giỏi làm ruộng và dệt vải; nuôi dưỡng các con bằng tình thương yêu cùng những điệu hò, câu ví, giặm.

- Hồ Chí Minh được thừa hưởng những truyền thống tốt đẹp, có sự đồng cảm với người lao động và sớm nhận thức được trách nhiệm đối với nước nhà. 

Tư liệu 3: Hoàn cảnh gia đình.

     3.1. “Nhân dân Việt Nam, trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ”.

(Hồ Chí Minh trả lời nhà văn Mỹ, An-na Lu-y Xtơ-rông, 

Báo Nhân Dân số 4062, ngày 18/5/1965)

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Lối vào nhà ông Phó Bảng 

Nguyễn Sinh Sắc

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Khoảng sân nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Làng Sen (Nam Đàn)

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Ngôi nhà ở quê ngoại

 của Chủ tịch Hồ Chí Minh

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Khu mộ bà Hoàng Thị Loan

 trên núi Động Tranh

Video: Về Hoàng Trù thêm nhớ Bác.

https://www.youtube.com/watch?v=HSV4OPmfvQ4

Video: Những kỷ vật của cụ Nguyễn Sinh Sắc được Bác Hồ gìn giữ.

https://www.youtube.com/watch?v=GiBiMf31LRk

Video: Lễ tưởng niệm 92 năm Ngày mất cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

https://www.youtube.com/watch?v=wRw6r_GgAfA

Video: Về Hưng Yên thăm nhà thờ bà Hoàng Thị Loan.

https://www.youtube.com/watch?v=2NdCZtk0HLM

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 1: Liên hợp quốc
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 2

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 3

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 4

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 5

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 6

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 1: Liên hợp quốc
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 1: Liên hợp quốc (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 5 Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) (P3)
 
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) (P3)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay (P2)
 
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 3
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 3 (P2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 4

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 5

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 6

III. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1 Phần I: Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1 Phần II: Một số tín ngưỡng ở Việt Nam
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1 Phần III: Một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 1

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần I: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1973)
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần II: Nhật Bản từ năm 1973 đến nay
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần III: Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 2

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần I: Một số khái niệm (Toàn cầu hoá, Hội nhập quốc tế)
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần II: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 3

IV. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P1)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P2)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P3)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P4)
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P5)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P6)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P7)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P8)
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 1 (P1)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 1 (P2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần I: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1973)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần II: Nhật Bản từ năm 1973 đến nay
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần III: Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần I: Một số khái niệm (Toàn cầu hoá)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần I: Một số khái niệm (Hội nhập quốc tế)
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần II: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế (Tác động của toàn cầu hoá đối với Việt Nam)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần II: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế (Quá trình Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế) (1)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần II: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế (Quá trình Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế) (2)
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 3

Chat hỗ trợ
Chat ngay