Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc

Giáo án bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc sách Lịch sử 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Giới thiệu được hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh trên lược đồ; Nêu được nội dung cơ bản của con đường cứu nước của Hồ Chí Minh và vai trò, ý nghĩa của sự kiện Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước.

  • Trình bày được quá trình chuẩn bị của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của sự kiện này.

  • Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với cuộc chuẩn bị cho giải phóng dân tộc (1941 – 1945); ý nghĩa của việc thành lập Mặt trận Việt Minh (19-5-1941) và vai trò của Hồ Chí Minh; vai trò của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

  • Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1969).

  • Có ý thức trân trọng công lao, đóng góp của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Giới thiệu được hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh trên lược đồ; Nêu được nội dung cơ bản của con đường cứu nước của Hồ Chí Minh và vai trò, ý nghĩa của sự kiện Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước; Trình bày được quá trình chuẩn bị của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của sự kiện này; Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với cuộc chuẩn bị cho giải phóng dân tộc (1941 – 1945); ý nghĩa của việc thành lập Mặt trận Việt Minh (19-5-1941) và vai trò của Hồ Chí Minh; vai trò của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1969).

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Sưu tầm tư liệu về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam (1945 – 1969). Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Trân trọng công lao, đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.

  • Một số đoạn video, đoạn phim tài liệu về đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Hồ Chí Minh – chân dung một con người, Nguyễn Ái Quốc – ẩn số từ nước Pháp, Ngọn đuốc thế kỉ, Hồ Chí Minh – bài ca tự do,…

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Mảnh ghép lịch sử. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc để lật mở mảnh ghép. 

c. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Mảnh ghép lịch sử. 

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc.

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Nơi nào bát ngát hương sen, giữa mùa hoa nở, Bác kính yêu chào đời?

A. Pác Bó, Cao Bằng.

B. Đà Nẵng.

C. Thủ đô Hà Nội.

D. Làng sen.

Mảnh ghép số 2: Nơi nào nước thẳm sông sâu, Bác đã vạch đường đánh Nhật đuổi Tây?

A. Bến nhà Rồng.

B. Compoint, Paris.

C. Đại học Cộng sản của những người lao động Phương Đông.

D. Quảng Châu, Trung Quốc.

Mảnh ghép số 3: Cho biết tên địa phương đầu tiên Bác đặt chân đến khi trở về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài?

A. Hương Cảng, Trung Quốc.

B. Nam Đàn, Nghệ An.

C. Phnôm Pênh, Cam-pu-chia.

D. Pác Bó, Cao Bằng.

Mảnh ghép số 4: Bác Hồ là người khởi xướng 2 tục lệ trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Đó là những tục lệ nào?

A. “Thư khai giảng” và “Tết trồng cây”.

B. “Đọc thư chúc Tết” và tục “Tết trồng cây”.

C. “Đọc thư chúc Tết” và “Tết Đoàn viên”.

D. “Thư khai giảng” và “Tết Đoàn viên”.

Mảnh ghép số 5: Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập ở đâu?

A. Số 19 Ngọc Hà, Ba Đình.

B. Số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.

C. Huyện Sơn Dương, Tân Trào.

D. Số 1 Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: D

Mảnh ghép số 2: A

Mảnh ghép số 3: D

Mảnh ghép số 4: B

Mảnh ghép số 5: B

- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử và dẫn dắt HS vào bài học: 

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Một căn phòng trong tầng 2 là nơi Bác Hồ khởi thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh đạo xuất sắc mà còn là một nhà thơ, nhà văn và nhà báo. Người được tôn vinh là anh hùng dân tộc, người mang lại độc lập và tự do cho đất nước. Thành phố Sài Gòn, sau khi thống nhất đất nước, đã được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh để tưởng nhớ và vinh danh Người. Hồ Chí Minh là một biểu tượng của tinh thần yêu nước và sự kiên cường trong đấu tranh giành độc lập. Tên tuổi và sự nghiệp của Người sẽ mãi mãi được ghi nhớ trong lòng dân tộc Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về hành trình tìm đường cứu nước cũng như công lao xây dựng, bảo vệ đất nước, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài 15 – Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về hành trình đi tìm đường cứu nước (1911 - 1920)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh trên lược đồ; nêu được nội dung cơ bản của con đường cứu nước của Hồ Chí Minh và vai trò, ý nghĩa của sự kiện Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Hình 3, mục Tư liệu, Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.90 – 91 và trả lời các câu hỏi:

- Giới thiệu hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trên lược đồ.

- Nêu nội dung cơ bản của con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc xác định.

- Cho biết ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh (1911 - 1920).

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành bắt đầu từ ngày 5/6/1911. Trong hành trình đó, Nguyễn Tất Thành đã đi qua nhiều châu lục, tự học tập và dần thấu hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân và các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới. Đó là cơ sở để Người đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trên lược đồ Hình 3.

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Hình 3. Lược đồ hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc (1911 – 1920)

- GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể:  

Khai thác Hình 3, mục Tư liệu, Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.90 – 91, kết hợp tư liệu GV cung cấp:

+ Nhóm chẵn: Nêu nội dung cơ bản của con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc xác định.

+ Nhóm lẻ: Cho biết ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước.

“...Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta , đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”.

(Hồ Chí Minh, “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin”, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562)

 

“…dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản.

(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 1,

 NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr. 287)

 

“Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lí luận Mác - Lê-nin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 12, 

NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr. 563)

 

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Trích “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương 

về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin 

đăng trên Báo L’Humanite, số ra ngày 16 và 17/7/1920

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Báo Nhân đạo (L’Humanité) - Cơ quan ngôn luận

 của Đảng Xã hội Pháp - đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc 

và vấn đề thuộc địa của V. I. Le-nin

Video: Nguyễn Ái Quốc đọc được luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

https://www.youtube.com/watch?v=BoA57Qy7jRc

Video: Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp (1920).

https://www.youtube.com/watch?v=iNBrZMuh5tI

Video: Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành quốc tế III.

https://www.youtube.com/watch?v=JxnO9pkFaVI

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục Em có biết để tìm hiểu thêm về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp. 

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội đại biểu toàn quốc 

lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (T12/1920)

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao bản chất con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc xác định hoàn toàn khác so với các con đường cứu nước trước đó?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu GV cung cấp và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 HS giới thiệu hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trên lược đồ.

- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày nội dung cơ bản và ý nghĩa sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước.

- GV mời đại diện 1 -  2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Bản chất của con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc xác định (đi theo khuynh hướng cách mạng vô sản) hoàn toàn khác so với các con đường cứu nước trước đó (con đường phong kiến và dân chủ tư sản):

+ Không chỉ giải phóng dân tộc mà còn giải phóng các giai cấp trong xã hội.

+ Không chỉ thực hiện mục tiêu trước mắt (độc lập dân tộc) mà còn có phương hướng tiến lên tiến bộ (chủ nghĩa xã hội). Phương hướng tiến lên của con đường phong kiến và dân chủ tư sản không xóa bỏ sự bóc lột.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Hành trình tìm đường cứu nước của Người đi qua nhiều châu lục, tự học tập và dần thấu hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân và các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới.

+ Sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân  tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin và bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia  thành lập Đảng Cộng sản Pháp (1920) có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Đánh dấu bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ người yêu nước trở thành cộng sản; bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối  của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam; mở ra chophong trào giải phóng dân tộc   Việt Nam một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam  với phong trào cách mạng thế giới.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Hành trình đi tìm đường cứu nước (1911 - 1920)

- Hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: 

+ Từ năm 1911, Nguyễn Tất Thành đi qua nhiều châu lục, tự học tập và dần thấu hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân và các cuộc cách mạng tự sản trên thế giới. Đó là cơ sở để Người đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

+ Tháng 7 - 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin đăng trên báo Nhân đạo. Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam là đi theo con đường cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

+ Tháng 12/1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

- Nội dung cơ bản của con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc xác định là:

+ Giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. 

+ Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, chủ nghĩa xã hội là phương hướng tiến lên. 

- Ý nghĩa:

+ Bước đầu giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc;

+ Gắn phong trào cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới;

+ Mở đầu quá trình chuẩn bị các điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 

 

 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về chuẩn bị và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1921 - 1930)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quá trình chuẩn bị của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của sự kiện này. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Hình 5 - 6, Bảng 1, mục Em có biết, mục Tư liệu, thông tin mục 2 trong SGK tr.91 - 94 và trả lời các câu hỏi:

- Trình bày quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có những nội dung cơ bản nào?

- Nêu ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự chuẩn bị và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1921 - 1930).

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Tìm hiểu về chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của Đảng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Sau khi tìm được con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ (6 HS/nhóm)

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm chẵn: Tìm hiểu quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Nhóm lẻ: Tìm hiểu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

 

 - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm chẵn

Khai thác Bảng 1, Hình 5, mục Em có biết và thông tin trong mục 2.a SGK tr.91 - 92 và trả lời câu hỏi: Trình bày quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Bảng 1. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 

(1921 - 1929)

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết trong SGK tr.92 để tìm hiểu thêm thông tin về cuốn sách Đường Kách mệnh.

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Hình 5. Trang bìa sách Đường Kách mệnh, bản in lần đầu năm 1927, lưu giữ tại 

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội)

 - GV cung cấp thêm một số tư liệu cho HS (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV mở rộng kiến thức: Em có nhận xét gì về quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà sử học thông thái”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS cả lớp chia làm 2 đội. HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra về chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào bảng phụ.

+ Đội nào có nhiều câu trả lời chính xác hơn, đó là đội chiến thắng.

Câu 1: Nguyễn Ái Quốc có quan điểm nào mới về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc?

Câu 2: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam?

Gợi ý:

Câu 1: 

Nguyễn Ái Quốc thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho rằng: 

+ Giữa cách mạng giải phóng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó. Tuy nhiên, vào những năm 20 của thế kỉ XX, đặc biệt sau khi Lê-nin mất, một số nhà lãnh đạo Cộng sản ở chính quốc cho rằng cách mạng chính quốc thắng thì cách mạng thuộc địa mới thắng. 

+ Trái lại, Nguyễn Ái Quốc ví chủ nghĩa đế quốc là một một con đỉa hai vòi, vòi này nó hút máu nhân dân thuộc địa, vòi kia hút máu giai cấp vô sản và nhân dân lao động chính quốc. 

+ Vì vậy, cần phối hợp chặt chẽ cách mạng ở chính quốc và thuộc địa để cắt cả hai vòi của con đỉa ấy. Nguyễn Ái Quốc ví chủ nghĩa tư bản như một con rắn độc, trong đó nọc độc và sức sống của nó tập trung ở các thuộc địa nhiều hơn là ở chính quốc. Người cho rằng những người coi nhẹ cách mạng thuộc địa, để cao cách mạng chính quốc là những người “muốn đánh chết rắn đằng đuôi”. 

Câu 2: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức được thành lập nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng; góp phần truyền bá lí luận giải phóng dân tộc,thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển theo khuynh hướng vô sản; là bước chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS Nhóm chẵn trình bày việc chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của Đảng (1921 - 1929).

-  GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một quá trình chuẩn bị lâu dài trong suốt một thập kỉ, diễn ra đồng thời (không hiểu sai là Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị xong rồi mới chuẩn bị về mặt tổ chức).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc đã có một thời kì hoạt động lý luận và thực tiễn sôi nổi, vừa tiếp tục hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp, nghiên cứu học tập, bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước, vừa tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những điều kiện cần thiết về tư tưởng, chính trị và tổ chức để thành lập một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam. 

- GV chuyển sang nội dung mới                                                                                                                                                                 

2. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay

a. Chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của Đảng (1922 - 1929)

- Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị:

+ Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể ở một đất nước thuộc địa;

+ Xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc kết hợp giải phóng giai cấp cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. 

+ Chủ nhiệm, kiêm chủ bút báo Người cùng khổ (1922) và viết bài cho các báo, tạp chí; viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); sáng lập báo Thanh Niên (6-1925);

+ Mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng tại Trung Quốc (1925 - 1927).

- Chuẩn bị về tổ chức:

+ Xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

+ Tìm hiểu và tập hợp thanh niên trí thức yêu nước ở hải ngoại để thành lập các tổ chức tiền thân của Đảng.

 

Tư liệu 1: Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.1. “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy...

Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin”.

(Trích Đường Kách mệnh trong Hồ Chí Minh: Toàn tập

Tập 2, NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr. 289)

1.2.

Vì sao phải viết sách này?

“5. Mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ: (1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh. (2) Vì sao cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người. (3) Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. (4) Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. (5) Ai là bạn ta? Ai là thù ta? (6) Cách mệnh thì phải làm thế nào?...”.

(Đường Kách mệnh, trích trong Hồ Chí Minh toàn tập,

tập 2, Sđd, trang 282, 283)

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Báo Le Paria số 2 trang 1, 1/5/1922 đăng bài của tác giả Nguyễn Ái Quốc

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Bài “Vấn đề người bản xứ”kí tên Nguyễn Ái Quốc đăng trên tờ

Nhân đạo ngày 02/8/1919

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Di tích lưu niệm Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Quảng Châu, 

Trung Quốc) – nơi huấn luyện những cán bộ đầu tiên cho cách mạng Việt Nam

Video: Ấn tượng trưng bày chuyên đề “100 năm báo Le Paria (Người cùng khổ)”.

https://www.youtube.com/watch?v=0REeu3Uyol8&t=62s

Video: Sự thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên 1925.

https://www.youtube.com/watch?v=W781dcMvrlM&t=167s

* Tìm hiểu về thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm lẻ:

Khai thác Hình 6, Tư liệu và thông tin mục 2.b, 2.c trong SGK tr. 92 - 94, kết hợp tư liệu GV cung cấp và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Hình 6. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc 

thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930)

 

“Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt quyết định trong sự phát triển của dân tộc ta, tạo những tiền đề và nhân tố hàng đầu quyết định đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.

(Nhiều tác giả, Những vấn đề cơ bản về 

Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2021, tr.127)

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Nguyễn Ái Quốc đầu những năm 30 

của thế kỉ XX

“Việc thành lập Đảng là một bươc ngoăt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”.

(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 12, 

NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr.406)

 

“..Chúng tôi họp vào ngày mồng 6 - 1.

    Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, tôi nói cho họ biết những sai lầm và họ phải làm gì. Họ đồng ý thống nhất vào một đảng.

     Chúng tôi cùng nhau xác định cương lĩnh và chiến lược theo đường lối của Quốc tế Cộng sản.

     Các đại biểu phải tổ chức một Trung ương lâm thời gồm 7 uỷ viên chính thức và 7 uỷ viên dự khuyết. Các đại biểu trở về An Nam ngày 8 – 2”.

(Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản

trích trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Sđd, 

trang 13)

 

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Đại biểu các tổ chức Đảng cộng sản Đông Dương

 tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản

Việt Nam, ngày 3/2/1930

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, tháng 2/1930

Video: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra như thế nào?

https://www.youtube.com/watch?v=7FtGvLISpIk&t=30s

Video: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=Qcp9NiXPznc

Video: Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=0Nk18p2fEO8

- GV hướng dẫn các nhóm đọc mục Em có biết và trả lời câu hỏi: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có những nội dung cơ bản nào?

GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi: Có ý kiến cho rằng “Nguyễn Ái Quốc có nhiều điểm sáng tạo trong quá trình chuẩn bị và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

- GV liên hệ, vận dụng:  Vì sao khẳng định: sự ra đời của Đảng đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm lẻ trình bày việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).

- GV mời 2 HS trả lời câu hỏi mục Em có biết.

- GV mời đại diện 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

+ Đồng ý với ý kiến.

+ Giải thích: Nguyễn Ái Quốc có nhiều điểm sáng tạo trong quá trình chuẩn bị và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, bởi:

+ Đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Xác định được những vấn đề cách mạng có tính chiến lược và sách lược để định hướng thực hiện (nhiệm vụ tư sản dân quyền chỉ là nhiệm vụ giải phóng dân tộc, không bao gồm nhiệm vụ làm thổ địa cách mạng, phương hướng tiến lên của cách mạng là xã hội cộng sản nhưng không phải “tiến thẳng”, mà phải trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, lực lượng cách mạng là toàn dân tộc, trong đó, có cả một bộ phận giai cấp bóc lột (địa chủ, tư sản dân tộc).

- GV mời 1 HS trả lời câu hỏi liên hệ, vận dụng:

Sự ra đời của Đảng đã đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

+ Cách mạng giải phóng dân tộc đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo kéo dài trong nhiều thập kỉ.

+ Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 03/02/1930) là một tất yếu khách quan từ thực tiễn cuộc đấu tranh của Nhân dân ta chống sự nô dịch đế quốc; dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, phù hợp với quy luật vận động của cách mạng thế giới và sự nghiệp cách mạng nước ta. 

+ Đảng ta được thành lập đã đáp ứng những yêu cầu khách quan và cấp bách của dân tộc là độc lập, tự do và phát triển; là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó có vai trò rất to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người thực hiện sứ mệnh lịch sử sáng lập chính đảng vô sản ở Việt Nam, với những sáng tạo lý luận xuất sắc. Từ đây, cách mạng Việt Nam có một đảng cách mạng chân chính dẫn đường cho toàn dân đứng lên đánh đổ ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến đem lại độc lập cho dân tộc, ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930)

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Khuynh hướng cách mạng vô sản phát triển mạnh.

+ Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, cản trở sự đi lên của cách mạng.

- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Nguyễn Ái Quốc trở lại Trung quốc, triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản.

+ Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng.

- Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:

+ Đường lối chiến lược: cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn là tiến hành “cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

+ Nhiệm vụ chiến lược: Chống đế quốc, chống phong kiến.

+ Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt: 

  • Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; 

  • Thành lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; 

  • Tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo,…

  • Động lực cách mạng: lực lượng nòng cốt là nông dân, công nhân; ngoài ra còn có: tiểu tư sản, trí thức, phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản trung lập.

  • Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới. 

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là một cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

c. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

- Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong thời kì mới.

- Đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

- Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo kéo dài trong nhiều thập kỉ.

- Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 1: Liên hợp quốc
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 2

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 3

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 4

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 5

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 6

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 1: Liên hợp quốc
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 1: Liên hợp quốc (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 5 Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) (P3)
 
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) (P3)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay (P2)
 
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 3
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 3 (P2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 4

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 5

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 6

III. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1 Phần I: Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1 Phần II: Một số tín ngưỡng ở Việt Nam
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1 Phần III: Một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 1

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần I: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1973)
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần II: Nhật Bản từ năm 1973 đến nay
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần III: Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 2

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần I: Một số khái niệm (Toàn cầu hoá, Hội nhập quốc tế)
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần II: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 3

IV. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P1)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P2)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P3)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P4)
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P5)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P6)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P7)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P8)
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 1 (P1)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 1 (P2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần I: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1973)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần II: Nhật Bản từ năm 1973 đến nay
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần III: Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần I: Một số khái niệm (Toàn cầu hoá)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần I: Một số khái niệm (Hội nhập quốc tế)
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần II: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế (Tác động của toàn cầu hoá đối với Việt Nam)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần II: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế (Quá trình Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế) (1)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần II: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế (Quá trình Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế) (2)
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 3

Chat hỗ trợ
Chat ngay