Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối Ôn tập bài 2. Cấu từ và hình ảnh trong thơ trữ tình (phần 1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 2. Cấu từ và hình ảnh trong thơ trữ tình (phần 1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 2. CẤU TỪ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH (PHẦN 1)

Câu 1: Đoạn thơ từ câu “Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi” đến “Như cảnh chim buồn nhớ gió mây” thể hiện điều gì trong bài thơ “Nhớ đồng”?

  1. Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của tác giả.
  2. Sự tái hiện hình ảnh con người quê hương trong tâm hồn tác giả.
  3. Hồi ức của tác giả về những hình ảnh gắn liền với quê hương.
  4. Sự nhớ nhung người bạn mà tác giả đề tặng bài thơ.

Câu 2: Đâu không là sáng tác tiêu biểu của Tố Hữu

  1. Từ ấy
  2. Ra trận
  3. Việt Bắc
  4. Chiều tối

Câu 3: Mở đầu bài thơ trong bài thơ “Nhớ đồng”, tác giả đề hai chữ “Tặng Vịnh”, Vịnh ở đây là ai?

  1. Hồ Chí Minh trên cương vị Chủ tịch nước.
  2. Nhờ thơ Xuân Diệu, nhà thơ được tác giả yêu mến.
  3. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, bạn hoạt động cách mạng của tác giả.
  4. Bạn ở quê nhà của Tố Hữu.

Câu 4: Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ và sáng tác bài thơ năm bao nhiêu?

  1. 1938
  2. 1939
  3. 1940
  4. 1941

Câu 5: Bài thơ nằm trong phần nào của tập thơ Từ ấy ?

  1. Máu lửa
  2. Xiềng xích
  3. Giải phóng
  4. Đất nước

Câu 6: Bài thơ “Nhớ đồng” có mấy phần?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 7: Cảm hứng của bài thơ “Nhớ đồng”  được gợi lên từ điều gì?

  1. Tiếng hò
  2. Tiếng hát
  3. Tiếng ngân
  4. Tiếng rên rỉ
  5. Tiếng rên rỉ

Câu 8: Cảm hứng của bài thơ “Nhớ đồng” được hình thành từ:

  1. Những âm thanh hết sức bình dị của cuộc sống.
  2. Những kỉ niệm từ ngày tác giả còn hoạt động cách mạng.
  3. Tiếng chim tu hú gọi hè nơi tác giả bị giam cầm.
  4. Tiếng hò vọng vào nhà tù, nơi tác giả bị giam cầm.

Câu 9: Bài thơ Con đường mùa đông của tác giả nào?

  1. Pu-Skin
  2. Ta-go
  3. Tố Hữu
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 10: Nhà thơ Pu-skin là người nước nào?

  1. Mỹ
  2. Anh
  3. Pháp
  4. Nga

Câu 11: Bài thơ Con đường mùa đông được sáng tác năm nào?

  1. 1825
  2. 1826
  3. 1827
  4. 1828

Câu 12: Pu-skin được mệnh danh là?

  1. Mặt trời của thi ca Nga
  2. Đại thi hào của văn học Pháp
  3. Cây bạch dương của thi ca Nga
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 13: Xác định không gian thời gian được nhân vật trữ tình nhắc đến trong hai khổ thơ 5-6 bài Con đường mùa đông?

  1. Không gian nhỏ bé, trong đêm đen
  2. Không gian thoáng đãng trong buổi bình minh
  3. Không gian nhỏ bé, ban ngày
  4. Không gian rộng lớn trong đêm đen

 

Câu 14: Con đường mùa đông thuộc thể loại nào?

  1. Thơ trữ tình
  2. Thơ tự sự
  3. Thơ phê phán
  4. Thơ văn xuôi

Câu 15: Ấn tượng, cảm giác chung dễ thấy nhất về khung cảnh, không khí của tràng giang trong bài thơ "Tràng giang" của Huy Cận toát ra từ khổ thơ thứ hai là gì?

  1. Hoang vắng, trơ trọi, quạnh quẽ.
  2. Trơ trọi, hoang vắng.
  3. Quạnh quẽ.
  4. Hoang vắng.

Câu 16: Câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” của bài Tràng giang có ý nghĩa:

  1. Thể hiện nỗi buồn và sự nhớ thương trước vũ trụ bao la, bát ngát.
  2. Thể hiện tâm trạng cô đơn của thi sĩ
  3. Thể hiện tâm trạng bâng khuâng của con người khi đối diện với thiên nhiên.
  4. Thể hiện sự nhỏ bé của con người trước vũ trụ bao la đến rợn ngợp

Câu 17: Cái cảm giác trống trải, xa vắng của không gian "tràng giang" trong khổ thơ thứ ba bài “Tràng giang” của Huy Cận, chủ yếu được tô đậm bởi yếu tố nghệ thuật nào?

  1. Điệp cú pháp và từ phủ định.
  2. Ẩn dụ.
  3. Âm hưởng, nhạc điệu.
  4. Cảnh ngụ tình.

Câu 18: Giá trị nghệ thuật của bài thơ “Tràng giang” thể hiện ở điểm nào?

  1. Sử dụng hiệu quả thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
  2. Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đạt hiệu quả cao.
  3. Sử dụng thủ pháp tương phản và từ láy đạt đến sự điêu luyện.
  4. Lời thơ sinh động, giàu hình tượng và tính gợi tả.

Câu 19: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Tràng giang” được thể hiện trong câu thơ nào dưới dây?

  1. Mênh mông không một chuyến đò ngang.
  2. Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.
  3. Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
  4. Mênh mông trời rộng nhớ sông dài.

Câu 20: Nỗi niềm thấm đẫm toàn bộ bài thơ Tràng giang của Huy Cận là:

  1. nỗi hoài nghi.
  2. nỗi băn khoăn.
  3. nỗi tuyệt vọng.
  4. nỗi buồn.

Câu 21: Qua bài thơ “Tràng giang”, tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  1. Tình cảm gắn bó với cảnh đẹp quê hương, đất nước
  2. Tâm trạng buồn nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín
  3. Niềm thương xót cho sự hiu quạnh của một làng quê
  4. Thái độ trân trọng đối với con người quê hương.

 

Câu 22: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong hai câu thơ sau:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

  1. Sử dụng hình thức đảo ngữ
  2. Tạo ra sự kết hợp trái logic để lạ hóa đối tượng
  3. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ
  4. Bổ sung chức năng mới cho dấu câu

Câu 23: Theo em lí do vì sao cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang lại  gây ấn tượng mạnh cho người đọc?

  1. Là một sự kết hợp trái logic khi không lấy từ đo độ cao mà lấy từ đo độ sâu để diễn tả sự rợn ngợp của con người trước không gian
  2. Vì sử dụng từ láy chót vót để diễn tả độ sâu thăm thẳm
  3. Sử dụng đảo ngữ
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 24: Câu thơ nào không phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong sáng tác văn học?

  1. Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

  1. Bạc phơ mái tóc người Cha

Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người

  1. Sông được lúc dềnh dàng

   Chim bắt đầu vội vã

  1. Không đáp án nào đúng

Câu 25: Bài thơ “Nhớ đồng” được in trong tập thơ:

  1. Việt Bắc (1946 - 1954).
  2. Một tiếng đờn (1979 - 1992).
  3. Từ ấy (1937 - 1946).
  4. Máu và hoa (1972 - 1977).

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay