Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối Ôn tập bài 6. Nguyễn Du – những điều trông thấy mà đau đớn lòng (phần 2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 6. Nguyễn Du – những điều trông thấy mà đau đớn lòng (phần 2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 6. NGUYỄN DU – NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG (PHẦN 2)

Câu 1: Nhận định của Mộng Liên Đường chủ nhân về Truyện Kiều là:

  1. Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột
  2. “Đồng tiền lăn tròn trên lưng con người. Đồng tiền làm cho trái hoá phải, đen hóa trắng và người đàn bà góa phụ trở thành cô dâu mới”.
  3. “Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu vừa lâm ly, vừa ủy mị, vừa đốn tỏa, vừa giải thư, vẽ hệt ra người tài mệnh trong mười mấy năm trời, cũng là vì cái cảnh lịch duyệt của người ấy có lâm ly, ủy mị, đốn tỏa, giải thư, mới có cái văn tả hệt ra như vậy”
  4. “Truyện Kiều là một tiếng khóc vĩ đại… Nguyễn Du đã nhìn thấy, đã cảm xúc, đã tổng kết hàng vạn vạn đau khổ của người đời dưới chế độ phong kiến suy đồi”

Câu 2: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đưa :

  1. Thể thơ lục bát và ngôn ngữ văn học đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
  2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
  3. Nghệ thuật dẫn truyện đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
  4. Truyện thơ đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.

Câu 3: Ý nghĩa xã hội sâu sắc trong thơ văn của Nguyễn Du là gì?

  1. Gắn chặt tình đời và tình người
  2. Tình yêu cuộc sống
  3. Tình yêu con người
  4. Đề cao cảm xúc

 

Câu 4: Thành công quan trọng và đặc sắc nhất về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích Trao Duyên là gì?

  1. Miêu tả tâm lí nhân vật
  2. Lựa chọn, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
  3. Dựng đối thoại, độc thoại
  4. Tạo tình huống đầy mâu thuẫn

Câu 5: Trong đoạn trích Trao duyên, nỗi niềm, tâm trạng của nàng Kiều hàm chứa trong hai câu thơ: Trông ra ngọn cỏ lá cây – Thấy hiu hiu gió thì hay chị về hiểu đủ và đúng nhất là gì?

  1. Kiều nghĩ rằng khi chết đi nàng sẽ hóa thân vào gió mây, cây cỏ.
  2. Kiều đang có ý định quyên sinh (tự vẫn).
  3. Kiều đang mong rằng nàng sẽ sớm được trở về với người thân.
  4. Kiều hình dung oan hồn mình sẽ trở về trong gió chờ giải oan tình

Câu 6: Trong đoạn trích Trao duyên, câu thơ “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em” diễn tả tâm trạng gì của Thúy Kiều khi trao duyên cho em?

  1. Kiều xót xa khi mối duyên nàng trao cho em không trọn vẹn.
  2. Nàng hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của Thúy Vân nên không muốn ép uổng em.
  3. Kiều cay đắng khi nghĩ đến việc phải trao tình yêu đầu trong sáng và sâu sắc cho em.
  4. Kiều lo lắng cho tương lai của em và Kim Trọng sau buổi trao duyên này

Câu 7: Vấn đề chủ yếu trong đoạn trích Trao duyên của SGK là gì?

  1. Thân phận người phụ nữ.
  2. Bi kịch về thân phận và tình yêu của Kiều.
  3. Phẩm cách cao đẹp của Kiều.
  4. Mối tình bất đắc dĩ của Vân – Trọng

Câu 8: Việc trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy Vân diễn ra khi nào?

  1. Trước khi Kiều thu xếp việc bán mình.
  2. Sau khi Kiều đã thu xếp việc bán mình.
  3. Trước khi Kiều từ biệt gia đình theo Mã Giám Sinh.
  4. Khi nghe được tin gia đình gặp biến cố.

Câu 9: Tác giả bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí là ai?

  1. Nguyễn Trãi
  2. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  3. Nguyễn Du
  4. Nguyễn Gia Thiều

Câu 10: Thể thơ của bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí là gì?

  1. Thể thơ thất ngôn bát cú biến thể
  2. Thất ngôn tứ tuyệt
  3. Thất ngôn bát cú
  4. Ngũ ngôn

 

Câu 11: Trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí, vì sao tác giả lại đồng cảm với nàng Tiểu Thanh?

  1. Vì Tiểu Thanh cô độc, không có ai đồng cảm.
  2. Vì Tiểu Thanh đẹp và có tài.
  3. Vì tác giả tự thấy mình cùng chung thân phận với nàng Tiểu Thanh.
  4. Vì Tiểu Thanh phải sống kiếp làm vợ lẽ.

 

Câu 12: Trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí, cái tài của nàng Tiểu Thanh được nói đến trong câu thơ nào?

  1. Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư
  2. Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
  3. Văn chương vô mệnh lụy phần dư
  4. Chi phấn hữu thần liên tử hậu

 

Câu 13: Trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí, câu thơ Cái án phong lưu khách tự mang không thể hiện điều gì?

  1. Sự gắn bó của những con người cùng cảnh ngộ cơ hàn.
  2. Niềm đồng cảm của những người cùng hội cùng thuyền.
  3. Đề cao phẩm chất của những con người tài hoa.
  4. Bày tỏ kín đáo nỗi tâm sự của chính tác giả.

 

Câu 14: Trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí, hai từ son phấn và văn chương gợi đến vẻ đẹp gì của Tiểu Thanh?

  1. Trí tuệ và tâm hồn
  2. Trí tuệ và tài năng
  3. Nhan sắc và đức hạnh
  4. Sắc đẹp và tài năng

Câu 15: Bài thơ Độc Tiểu Thanh kí được viết bằng chữ gì?

  1. Chữ Nôm
  2. Chữ Hán
  3. Chữ Quốc ngữ
  4. Chữ La-tinh

 

Câu 16: Trong văn bản Tác giả Nguyễn Du, dòng nào nói đúng nhất về xuất thân của Nguyễn Du?

  1. Sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước, nghèo khổ
  2. Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm quan. Cha làm quan to trong triều, anh trai đỗ Tiến sĩ giữ chức Bồi tụng (tương đương tể tướng).
  3. Sinh ra trong gia đình nhà nông yêu nước
  4. Sinh ra trong gia đình có truyền thống buôn bán.

Câu 17: Dòng nào nói đúng nhất về năm sinh – năm mất của Nguyễn Du?

  1. 1765 -1820
  2. 1766 – 1820
  3. 1767 – 1821
  4. 1766 -1821

 

Câu 18: Biện pháp lặp cú pháp là gì?

  1. Là lặp kết cấu cú pháp, nhưng thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ, lặp nhịp điệu trong câu hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.
  2. Là lặp cấu tứ thơ và thường có sự phối hợp với các phép tu từ khác.
  3. Là lặp thanh vần của câu và thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.
  4. Không có đáp án nào đúng.

Câu 19: Đoạn thơ sau có sử dụng phép tu từ cú pháp gì?

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.”

  1. Phép lặp
  2. Liệt kê
  3. Chêm xen
  4. Phép điệp

Câu 20: Phép lặp cú pháp là:

  1. Lặp lại từ ngữ trong câu
  2. Lặp lại hình thức ngữ âm
  3. Lặp lại cấu trúc ngữ pháp của câu
  4. Lặp lại chủ ngữ trong câu

 

Câu 21: Phép lặp cú pháp thường ít sử dụng nhất trong loại văn bản nào dưới đây?

  1. Nghệ thuật
  2. Chính luận
  3. Hành chính
  4. Báo chí

Câu 22: Câu thơ: "Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông chợ mấy nhà" (Bà Huyện Thanh Quan) sử dụng phép tu từ cú pháp nào?

  1. Phép đối và sử dụng các từ láy gợi hình.
  2. Phép lặp cú pháp và đảo trật tự cú pháp.
  3. Phép lặp cú pháp và sử dụng các từ láy gợi hình.
  4. Phép lặp cú pháp và phép liệt kê.

 

Câu 23: Trong đoạn trích Trao Duyên, dạ đài là từ gì?

  1. Chỉ nơi mà Kiều sẽ đến chung sống với Mã Giám Sinh.
  2. Chỉ một địa danh mang tính ước lệ.
  3. Chỉ cõi chết lạnh lẽo.
  4. Chỉ nơi thờ phụng của một dòng tộc.

Câu 24: Trong đoạn trích Trao Duyên, dòng nào sau đây xác định không đúng vị trí của việc Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân?

  1. Sau việc bọn sai nha ập tới bắt cha và em trai Kiều.
  2. Sau khi Kiều bán mình chuộc cha.
  3. Trước đêm Kim Trọng và Thúy Kiều thề nguyện.
  4. Sau khi Kim Trọng phải đi hộ tang chú ở Liêu Dương.

 

Câu 25: Trong đoạn trích Trao Duyên, chọn từ thưa (không dùng từ nói) trong câu Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa, Nguyễn Du đã nói được một điều tinh tế trong đoạn mở lời “trao duyên” của Thúy Kiều, vì?

  1. Thưa hàm ý nói năng với tất cả sự cung kính, tôn trọng, biết ơn.
  2. Thưa đồng nghĩa với nói nhưng có sắc thái lễ độ, từ tốn hơn
  3. Thưa có nghĩa là “thưa thốt”, thể hiện một thái độ khiêm tốn, nhún nhường, lễ phép.
  4. Thưa có tác dụng nhấn mạnh tầm quan trọng của câu chuyện hơn nói.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay