Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối Ôn tập bài 8. Cấu trúc của văn bản thông tin (phần 1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 8. Cấu trúc của văn bản thông tin (phần 1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 8. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN (PHẦN 1)

Câu 1: Tác giả của văn bản Nữ phóng viên đầu tiên là ai?

  1. Trần Nhật Duật
  2. Trần Nhật Vy
  3. Trần Tiến
  4. Trần Đăng Khoa

Câu 2: Nữ phóng viên đầu tiên là viết về ai?

  1. Manh Manh nữ sĩ
  2. Nguyễn Thị Bình
  3. Trương Mỹ Hoa
  4. Hồ Xuân Hương

Câu 3: Trong văn bản Nữ phóng viên, tên thật của Manh Manh nữ sĩ là:

  1. Nguyễn Thị Khiêm
  2. Nguyễn Thị Kiêm
  3. Nguyễn Thị Hoa
  4. Nguyễn Thị Lan

 

Câu 4: Trong văn bản Nữ phóng viên, bà Nguyễn Thị Kiêm quê ở đâu?

  1. Tiền Giang
  2. Hậu Giang
  3. Gò Công
  4. Thành phố Hồ Chí Minh

Câu 5: Trong văn bản Nữ phóng viên, dòng nào nói đúng nhất về năm sinh năm mất của bà Kiêm?

  1. Sinh 1914 mất 2015
  2. Sinh 1914 mất 2005
  3. Sinh 1913 mất 2005
  4. Sinh 1912 mất 2005

Câu 6: Trong văn bản Nữ phóng viên, sở trường của bà Kiêm là gì?

  1. Thơ
  2. Diễn thuyết
  3. Phỏng vấn
  4. Phê bình

Câu 7: Trong văn bản Nữ phóng viên, dòng nào miêu tả không đúng về ngoại hình của bà Kiêm:

  1. Người thấp lùn, bộ tướng núc ních, mặt má miếng bầu, môi nhọn như mỏ chim
  2. Đôi mắt sáng ngời, thông minh, ăn nói mau lẹ, gọn gàng, duyên dáng
  3. Mắt phượng mày ngài, duyên dáng, người đàn bà mặn mà sắc sảo
  4. Người phụ nữ trời bắt xấu.

Câu 8: Tác giả của văn bản Trí thông minh nhân tạo là ai?

  1. Ri-sát Oát-xơn
  2. Giôn Mát Cát-thi
  3. Mít-sen Cây-pơ
  4. Bin Can-vin

Câu 9: Văn bản Trí thông minh nhân tạo được trích từ:

  1. Hồ sơ tương lai: lược sử 50 năm tới
  2. Kỹ thuật số và con người: chúng ta sẽ sống, yêu và suy nghĩ ra sao trong tương lai
  3. 50 ý tưởng về tương lai
  4. Trí tuệ tương lai: kỉ nguyên thông tin đã thay đổi đầu óc chúng ta như thế thế nào, tại sao và chúng ta có thể làm gì?

Câu 10: Trong văn bản Trí thông minh nhân tạo, thuật ngữ trí thông minh nhân tạo được ra đời vào năm nào?

  1. 1946
  2. 1956
  3. 1966
  4. 1976

 

Câu 11: Trong văn bản Nữ phóng viên, bà Kiêm gá nghĩa với ai?

  1. Nhà báo Lư Khê Trương Văn Em
  2. Nhà báo Tường Khuê
  3. Nhà báo Lê Quang Sáng
  4. Nhà báo Lư Khê Trương Văn Anh

 

Câu 12: Paralympic: Một lịch sử chữa lành những vết thương là do ai viết:

  1. Huy Thành
  2. Huy Đăng
  3. Huy Huân
  4. Huy Liệu

 

Câu 13: Paralympic là gì?

  1. Tên phong trào thể thao dành cho người khuyết tật
  2. Tên phong trào thể thao dành cho người khuyết tật vì chiến tranh
  3. Tên phong trào thể thao chuyên về đua xe đạp
  4. Tên phong trào thể thao dành cho tất cả mọi người

 

Câu 14: Cội nguồn của Paralympic là:

  1. Sự kiện thể thao dành cho các nạn nhân chiến tranh
  2. Sự kiện thể thao dành cho mọi người bị khuyết tật bẩm sinh
  3. Sự kiện thể thao dành cho những người không may bị tai nạn khi lớn lên
  4. Không ý kiến nào đúng

Câu 15: Paralympic ra đời vào năm nào?

  1. 1950
  2. 1960
  3. 1948
  4. 1945

 

Câu 16: Trong văn bản Paralympic, người khởi xướng nên Paralympic là:

  1. Gia-co Van- Gat
  2. Lút-vích Gắt-mừn
  3. Xnai-đơ
  4. Một người khác

Câu 17: Trong văn bản Paralympic, địa điểm tổ chức cuộc đua thể thao đầu tiên dành cho các cựu chiến binh thế chiến thứ 2 là ở:

  1. Nhật Bản
  2. Bệnh viện Xtốc Men-đơ-vin
  3. Anh
  4. Mỹ

 

Câu 18: Biểu đồ cột dùng để làm gì?

  1. So sánh trực quan giá trị của một vài thứ.
  2. Biểu thị tổng thể.
  3. Tính toán giá trị của các mục
  4. Hiển thị thay đổi dữ liệu trong một khoảng thời gian hoặc để minh họa so sánh giữa các mục.

Câu 19: Giả sử ta phải thể hiện quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế. Ta sẽ sử dụng loại biểu đồ nào?

  1. Biểu đồ tròn.
  2. Biểu đồ cột
  3. Biểu đồ cột chồng
  4. Biểu đồ phân tán.

Câu 20: Giả sử ta phải thể hiện sản lượng các mặt hàng nông sản qua một vài năm. Ta sẽ sử dụng loại biểu đồ nào?

  1. Biểu đồ kết hợp.
  2. Biểu đồ miền
  3. Biểu đồ đường.
  4. Biểu đồ cây

 

Câu 21: Dạng sơ đồ dưới đây thích hợp để làm gì?

  1. Tăng tính thẩm mỹ.
  2. Lộ trình làm việc.
  3. Phân bổ đơn vị.
  4. Liệt kê danh sách.

Câu 22: Biểu đồ đường dùng để làm gì?

  1. Hiển thị tiến trình và động lực phát triển của một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng cụ thể theo thời gian.
  2. Theo dõi quá trình phát triển của rất nhiều các đối tượng có tính tương đối.
  3. Tạo sự so sánh đối xứng giữa sản phẩm và sản lượng.
  4. Liệt kê các sự vật, hiện tượng

 

Câu 23: Biểu đồ phân tán dùng để làm gì?

  1. Biểu diễn toán học.
  2. Biểu thị đầy đủ không gian, thời gian và các sự kiện khác.
  3. Biểu hiện mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả hoặc giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng.
  4. Liệt kê các sự vật, hiện tượng

Câu 24: Biểu đồ tần suất dùng để làm gì?

  1. Dùng để điều tra phạm vi có thể xảy ra đột biến, phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu.
  2. Phân tích dữ liệu giữa các đại lượng của một hay nhiều sản phẩm.
  3. Dùng để theo dõi sự phân bố và tần suất của các thông số của một quy trình hay sản phẩm.
  4. Liệt kê các sự vật, hiện tượng

 

Câu 25: Dạng sơ đồ dưới đây thích hợp để làm gì?

  1. Thể hiện mối quan hệ giữa các phần nhỏ với tổng thể.
  2. Thể hiện ma trận.
  3. Thể hiện tính trung tâm hoá.
  4. Liệt kê các sự vật, hiện tượng

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay