Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối Ôn tập bài 4. Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình (phần 2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình (phần 2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH (PHẦN 2)

Câu 1: Tiễn dặn người yêu là:

  1. Truyện thơ của dân tộc Thái.
  2. Truyện thơ của dân tộc Ê-đê
  3. Sử thi của dân tộc Mường.
  4. Truyện thơ của dân tộc Tày Nùng

Câu 2: Từ “Lam ống thuốc” trong đoạn trích Lời tiễn dặn chỉ:

  1. Sắc thuốc bằng một cái ống màu lam.
  2. Ống sắc thuốc làm bằng loại cây màu lam.
  3. Sắc thuốc bằng ống tre tươi.
  4. Sắc thuốc bằng ống tre có màu lam.


 Câu 3: Tình cảm tha thiết, quyến luyến và tình yêu sâu sắc của chàng trai trong Tiễn dặn người yêu không được biểu hiện qua những chi tiết nào sau đây?

  1. Hành động săn sóc người yêu sôi nổi thiết tha.
  2. Bước đi do dự, ngập ngừng.
  3. Lời nói đầy cảm động
  4. Suy nghĩ cảm xúc mãnh liệt.

Câu 4: Đoạn trích Lời tiễn dặn thể hiện tâm trạng gì?

  1. Tâm trạng của cô gái khi tiễn dặn.
  2. Tâm trạng của người chồng khi tiễn dặn.
  3. Tâm trạng của chàng trai khi tiễn dặn.
  4. Tâm trạng của con rồng, con phượng khi tiễn dặn.

Câu 5: Vẻ đẹp tình yêu của cô gái và chàng trai trong đoạn trích Lời tiễn dặn là gì?

  1. Tình yêu gắn liền với hôn nhân.
  2. Tình yêu gắn với cuộc sống lao động.
  3. Tình yêu đau khổ nhưng tràn đầy khát vọng.
  4. Tình yêu gắn với tình cảm quê hương.

Câu 6: Chủ đề nổi bật trong truyện thơ Lời tiễn dặn là gì?

  1. Tình yêu giữa những người cùng hoàn cảnh.
  2. Chế độ hôn nhân gả bán.
  3. Số phận đáng thương của người phụ nữ.
  4. Khát vọng yêu đương tự do và hạnh phúc lứa đôi.

Câu 7: Tác giả bài thơ Dương phụ hành là ai?

  1. Nguyễn Khuyến
  2. Cao Bá Quát
  3. Nguyễn Trãi
  4. Nguyễn Công Trứ

Câu 8: Cao Bá Quát quê ở đâu?

  1. Gia Lâm – Hà Nội
  2. Thừa Thiên Huế
  3. Bình Lục – Hà Nam
  4. Chí Linh – Hải Dương

Câu 9: Không gian được tác giả nói đến trong bài Dương phụ hành là?

  1. Không gian rộng lớn mênh mông
  2. Không gian chật hẹp
  3. Trên chiếc thuyền nhỏ
  4. Trên một tửu lầu

Câu 10: Bài thơ Dương phụ hành được viết theo thể nào?

  1. Thể hành
  2. Thể hát nói
  3. Thể thất ngôn
  4. Thể lục bát

Câu 11: Hoàn cảnh sáng tác của bài Dương phụ hành:

  1. Năm 1852 khi ông đang nhận chức Giáo thụ phủ Quốc Oai
  2. Sáng tác trong chuyến xuất dương hiệu lực năm 1844
  3. Sáng tác năm 1831 khi ông vừa đổ cử nhân
  4. Khi tác giả đang chiến đấu ở chiến trường vào năm 1853

Câu 12: Các sáng tác của Cao Bá Quát bao gồm có:

  1. Cả chữ Hán và chữ Nôm
  2. Chữ Nôm
  3. Chữ quốc ngữ
  4. Chữ Hán

Câu 13: Cho đoạn thơ sau:

“Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu

 

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau – rạn vỡ”

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong 2 khổ thơ trên?

  1. Ẩn dụ và nhân hóa
  2. Hoán dụ và nhân hóa
  3. Ấn dụ và hoán dụ
  4. So sánh và điệp ngữ

Câu 14: Đâu không phải là một tác phẩm của Xuân quỳnh?

  1. Tơ tằm
  2. Cây trong phố
  3. Hoa cỏ may
  4. Thơ thơ

Câu 15: Bài thơ “Thuyền và biển” được Xuân Quỳnh sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  1. Trong một lần về thăm vùng biển ở quê
  2. Trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền
  3. Trong một lần đi vận động nhân dân ở vùng biển Diêm Điền
  4. Viết trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy đau thương

Câu 16: Bài thơ “Thuyền và biển” được Xuân Quỳnh sáng tác ở vùng biển Điền Điền năm bao nhiêu?

  1. 1963
  2. 1965
  3. 1966
  4. 1967

Câu 17: Bài thơ nào sau đây không phải là của Xuân Quỳnh?

  1. Sóng
  2. Tiếng gà trưa
  3. Tự hát
  4. Vội vàng

Câu 18: Em hiểu thế nào về câu thơ “Em chỉ còn bão tố!

  1. Thể hiện sự đau khổ của người con gái
  2. Thể hiện tâm lí bất ổn, những đau khổ về tinh thần của người con gái khi yêu khi phải xa cách một nửa của mình.
  3. Thể hiện nỗi buồn của chàng trai
  4. Thể hiện niềm vui vẻ của cô gái

Câu 19: Câu sau sai ở đâu “Tuy cái Lan còn bé, nó đã biết giúp ba mẹ rất nhiều việc nhà”

  1. Thiếu vị ngữ
  2. Thiếu chủ ngữ
  3. Sai trật tự sắp xếp các thành phần
  4. Thiếu vế câu

Câu 20: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: “Đang bơi dưới ao, một đàn vịt”.

  1. Sai vị trí thành phần câu
  2. Thiếu chủ ngữ
  3. Thiếu vị ngữ
  4. Thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

Câu 21: Câu văn dưới đây có sai lỗi về thành phần câu không? “Đó là  người câm của quán rượu. Anh Ba Hoành”.

  1. Có. Nhưng đặt trong ngữ cảnh đó không phải là câu sai.
  2. Không

Câu 22: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: “ Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như thế”

  1. Thiếu chủ ngữ
  2. Thiếu vị ngữ
  3. Thiếu cả chủ và vị ngữ
  4. Thiếu vế câu

Câu 23: Câu sau sai ở đâu: “ Phở, một món nổi tiếng của người Việt”

  1. Thiếu chủ ngữ
  2. Thiếu vị ngữ
  3. Thiếu vế câu
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 24: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: “Rất thú vị truyện ngắn sử dụng các yếu tố kì ảo, lạ lùng”

  1. Lỗi sai trật tự sắp xếp thành phần trong câu
  2. Lỗi thiếu vị ngữ
  3. Lỗi thiếu chủ ngữ
  4. Lỗi thiếu vế câu

Câu 25: Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu chàng trai đã nhận ra người yêu cũ nhờ vật gì?

  1. Cuộn lá dong
  2. Chiếc sáo trúc
  3. Chiếc trâm cài tóc
  4. Chiếc kèn môi.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay