Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối Ôn tập bài 9. Lựa chọn và hành động (phần 2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 9. Lựa chọn và hành động (phần 2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 9. LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG (PHẦN 2)

Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Nó...cô giáo mắng vì tội không làm bài tập."

  1. Được
  2. Bị
  3. Đã
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 2: Khi giải thích "Cầu hôn: xin được lấy làm vợ" là đã giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?

  1. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
  2. B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  3. Kết hợp giữa dùng từ đồng nghĩa với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  4. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích.

Câu 3: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?

  1. Hiểu biết
  2. Tri thức
  3. Hiểu
  4. Nhìn thấy

 

Câu 4: An-be Anh-xtanh là người nước nào?

  1. Anh
  2. Mỹ
  3. Đức
  4. Do Thái

Câu 5: Dòng nào sau đây nói đúng nhất là năm sinh và năm mất của An-be Anh-xtanh?

  1. Sinh năm 1879 mất năm 1955
  2. Sinh năm 1899 mất năm 1955
  3. Sinh năm 1889 mất năm 1956
  4. Sinh năm 1879 mất năm 1956

Câu 6: Trong văn bản Cộng đồng và cá thể, theo tác giả An-be Anh-xtanh điều gì đã làm nên sự khác biệt giữa con người và động vật?

  1. Vì chúng ta có quần áo mặc
  2. Vì chúng ta có ngôn ngữ
  3. Vì chúng ta có thức ăn để ăn
  4. Vì chúng ta có nhà để ở

Câu 7: Trong văn bản Cộng đồng và cá thể, theo tác giả An-be Anh-xtanh con người sống và tồn tại, phát minh ra mọi thứ nhờ có gì?

  1. Có thức ăn
  2. Có cộng đồng
  3. Có tư duy cá nhân độc lập
  4. Có khoa học công nghệ

Câu 8: Trong văn bản Cộng đồng và cá thể, mật độ dân số của các nước văn minh hiện ra sao?

  1. Quá thấp
  2. Quá cao
  3. Đạt mức trung bình
  4. Đang có dấu hiệu suy giảm

Câu 9: Trong văn bản Cộng đồng và cá thể, cũng theo tác giả tỉ lệ người có tư chất thủ lĩnh ở thời điểm hiện tại có gì thay đổi?

  1. Tỉ lệ thuận với sự gia tăng dân số
  2. Giảm sút
  3. Không có gì thay đổi
  4. Xuất hiện thêm nhiều nhân tố mới ở các lĩnh vực

Câu 10: Trong bài thơ "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?

  1. "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó".

B."Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ".

  1. "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ".
  2. "Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ".

 

Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng với tinh thần bài thơ "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"?

  1. Tác giả khắc hoạ thành công hình tượng bất tử và vẻ đẹp bi tráng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc thành bức tượng đài nghệ thuật có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời Trung đại.
  2. Là tiếng khóc cao cả, thiêng liêng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc.
  3. Là tiếng khóc bi luỵ của nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những nghĩa sĩ cần Giuộc.
  4. Đây là một thành tựu rực rỡ về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế này.

 

Câu 12: Ý nào không phải nét đặc sắc nghệ thuật trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"?

  1. Sử dụng lối văn biền ngẫu, uyển chuyển, giàu hình ảnh
  2. Ngôn ngữ chân thực, giàu cảm xúc
  3. Thủ pháp liệt kê, đối lập
  4. Ngôn ngữ, hình ảnh bóng bẩy

 

Câu 13: Đáp án nào không nói đúng ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"?

  1. Bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ
  2. Vì sự bền vững của triều đình
  3. Giữ gìn từng miếng cơm manh áo
  4. Khẳng định lẽ sống cao đẹp của thời đại

 

Câu 14: Các từ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: "Hỡi ôi, Khá thương thay, Ôi thôi thôi, Hỡi ôi thương thay" có ý nghĩa gì?

  1. Là những từ thể hiện tình cảm tiếc thương của người đứng tế đối với người đã mất
  2. Là những từ mở đầu cho những bước ngoặt trong cuộc đời của người đã mất
  3. Là những từ bắt buộc phải có trong hình thức của bài văn tế, không có giá trị nội dung.
  4. Là những tiếng hô to để tạo sự chú ý của người nghe về những điểm nhấn trong cuộc đời người đã mất

Câu 15: Trong bài thơ "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” sử dụng nghệ thuật gì?

  1. Nghệ thuật đối
  2. Đảo ngữ
  3. Liệt kê
  4. Ẩn dụ

 

Câu 16: Trong bài thơ "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài thơ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)

  1. “Một bàn cờ thế phút sa tay”
  2. “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy”
  3. “Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”
  4. “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”

Câu 17: Hành động của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc được xem là:

  1. Hành động bộc phát
  2. Hành động tự giác
  3. Hành động do cảm tính
  4. Hành động theo người khác

 

Câu 18: Thành Gia Định thất thủ vào ngày, tháng, năm nào sau đây?

  1. Ngày 17/2/1859
  2. Ngày 17/2/1860
  3. Ngày 17/2/1861
  4. Ngày 17/2/1862

Câu 19: Một bài văn tế thường có hai nội dung cơ bản nào sau đây?

  1. Phần ghi chép tiểu sử, lai lịch và phần ca ngợi, phẩm bình.
  2. Nêu nguyên nhân cái chết và suy nghĩ của người còn sống đối với người đã chết.
  3. Kể về cuộc đời, tính cách, phẩm hạnh của người quá cố và bộc lộ tình cảm, thái độ của người sống trong giờ phút vĩnh biệt.
  4. Luận về lẽ sống chết và ca ngợi công đức của người quá cố.

Câu 20: Trong bài thơ "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", đoạn văn nào sau đây “biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc, được nhân dân đời đời ngưỡng mộ, Tổ quốc đời đời ghi công”?

  1. “Nhớ linh xưa; cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.
  2. “Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sấm dao tu, nón gõ”.
  3. “Ôi! Một trận khói tan; ngàn năm tiết rỡ. (...) Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu đền thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”.
  4. Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”

 

Câu 21: Theo em, từ “ngất ngưởng” trong bài thơ của Nguyễn Công Trứ được hiểu như thế nào?

  1. Nguyễn Công Trứ giữ chức quan cao vì vậy sợ ngồi không vững.
  2. Cách sống vượt lên trên những khuôn mẫu, gò bó. Thể hiện tính cách, thái độ, cách sống ngang tàng của Nguyễn Công Trứ
  3. Nguyễn Công Trứ làm bài thơ này khi ngồi ở trên núi cao chênh vênh.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 22: Đáp án không phải nội dung chính xác về sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Trứ?

  1. Nguyễn Công Trứ sáng tác bằng cả chữ Nôm và chữ Hán
  2. Nguyễn Công Trứ chủ yếu sáng tác bằng chữ Hán
  3. Nguyễn Công Trứ chủ yếu sáng tác bằng chữ Nôm
  4. Nguyễn Công Trứ sáng tác thơ, ca trù, phú.

 

Câu 23: Đáp án không phải giá trị nội dung của bài thơ Bài ca ngất ngưởng?

  1. Bài thơ thể hiện rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường.
  2. Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.
  3. Thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do, tự tại.
  4. Bài thơ viết về những kỉ niệm đẹp đẽ, vinh hoa phú quý của những ngày Nguyễn Công Trứ còn làm quan.

Câu 24: Trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng, câu thơ “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  1. Nhân hóa
  2. Hoán dụ
  3. Nói tránh
  4. Ẩn dụ

 

Câu 25: Thể loại văn học nào sau đây không đúng với Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ?

  1. Ca trù
  2. Hát nói
  3. Hát xoan (hát xuân)
  4. Hát ả đào

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay