Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối Ôn tập bài 3. Cấu trúc của văn bản nghị luận (phần 2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 3. Cấu trúc của văn bản nghị luận (phần 2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 3. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN (PHẦN 2)

Câu 1: Chiếu cầu hiền là của tác giả nào?

  1. Ngô Thì Nhậm
  2. Ngô Thì Sĩ
  3. Ngô gia văn phái
  4. Quang Trung

Câu 2: Ngô Thì Nhậm từng làm quan dưới triều đại nào?

  1. Triều Mạc, Lê, Trịnh
  2. Triều Lê, Mạc, Tây Sơn
  3. Triều Lê, Trịnh, Tây Sơn
  4. Triều Mạc, Lê, Trịnh, Tây Sơn

Câu 3: Chiếu cầu hiền được viết bằng khoảng thời gian nào?

  1. 1787 – 1788
  2. 1788 – 1789
  3. 1789 – 1790
  4. 1790 – 1791

Câu 4: Chiếu cầu hiền ra đời với mục đích gì?

  1. Kêu gọi những người theo Nguyễn Ánh ra giúp Tây Sơn
  2. Kêu gọi các Nho sĩ ra giúp nước
  3. Kêu gọi những người giỏi võ ra giúp nước
  4. Kêu gọi kẻ sĩ Bắc Hà ra cộng tác với triều đình Tây Sơn

Câu 5: Giá trị nội dung của Chiếu cầu hiền là:

  1. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước
  2. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Ngô Thì Nhậm nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước
  3. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên quân Tây Sơn tham gia xây dựng đất nước
  4. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên quân Bắc Hà đi thi ra làm quan

Câu 6: “Cầu hiền” ở đây hướng tới đối tượng nào trong văn bản Chiếu cầu hiền?

  1. Người ăn ở hiền lành
  2. Người có tài
  3. Người có đức
  4. Người có đức và tài

Câu 7: Câu văn “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao” nói lên nội dung gì trong văn bản Chiếu cầu hiền?

  1. Nhân tài Bắc Hà nhiều như sao trên trời.
  2. Người hiền theo Quang Trung rất nhiều như sao trời
  3. Người hiền ở Bắc Hà rất hiếm có
  4. So sánh người hiền tài như vì sao tinh tú. Đề cao vị trí, vai trò của người hiền tài.

Câu 8: Chiếu cầu hiền ra đời trong hoàn cảnh đất nước như thế nào?

  1. Khi triều đại Lê – Trịnh sụp đổ
  2. Khi Trịnh Sâm lên ngôi vua
  3. Nguyễn Huệ lên ngôi vua
  4. Khi triều đại Tây Sơn sụp đổ

Câu 9: Câu nào nói đúng nhất về phong cách nghệ thuật của Martin Luther King trong đoạn trích “Tôi có một ước mơ’?

  1. Sắc sảo và chặt chẽ
  2. Giản dị và gần gũi
  3. Sâu lắng và cảm xúc
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 10: Việc sử dụng yếu tố biểu cảm trong câu văn “Tôi mơ rằng bốn đứa con nhỏ của tôi, một ngày nào đó, sẽ được sống ở một đất nước nơi người ta không phán xét chúng bằng màu da, mà phán xét bằng nhân cách của chúng” có vai trò gì?

  1. Tăng sức truyền cảm cho bài viết
  2. Tăng tính thuyết phục cho bài viết
  3. Thể hiện quan điểm của người nói
  4. Thể hiện sự đồng tình của độc giả

 

Câu 11: Trong luận điểm cuối cùng của mình, tác giả đã cho rằng cuộc đấu tranh của người da đen chỉ thực sự dừng lại khi trong đoạn trích “Tôi có một ước mơ’?

  1. Người da đen được đối xử bình đẳng
  2. Được quyền bầu cử
  3. Được làm việc tự do
  4. Được sống như một con người

Câu 12: Tác giả cho rằng những con cái của người da đen bị tước đoạt nhân phẩm và lòng tự trọng chỉ bởi?

  1. Vì không có quyền bầu cử
  2. Vì những tấm biển đề “Chỉ dành cho người da trắng”
  3. Vì bị cảnh sát bạo lực
  4. Vì sự bất bình đẳng

Câu 13: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?

  1. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.
  2. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.
  3. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
  4. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.

Câu 14: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về phương tiện vật chất là gì?

  1. Có sự phối hợp giữa âm thanh với các phương tiện phi ngôn ngữ.
  2. Có sự xuất hiện trực tiếp của người nghe.
  3. Ngôn ngữ tự nhiên, ít trau chuốt.
  4. Sử dụng các yếu tố dư, thừa, lặp,...

 

Câu 15: Có ý kiến cho rằng: So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết được lựa chọn rất kĩ càng, chính xác và có sự điều chỉnh nên sai sót gặp phải sẽ ít hơn. Cách truyền đạt tới người tiếp nhận cũng sẽ được cụ thể, người đọc có thể đọc đi đọc lại nhiều lần, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 16: Trong nói và viết, cần tránh hiện tượng nào?

  1. Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết.
  2. Ngôn ngữ viết được trình bày lại bằng lời nói.
  3. Dùng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đúng lúc, đúng chỗ.
  4. Dùng những yếu tố đặc thù của ngôn ngữ viết khi nói.

Câu 17: Tác phẩm “Một thời đại trong thi ca” được đưa vào là tiểu luận cho cuốn sách nào?

  1. Thi nhân Việt Nam
  2. Văn chương và hành động
  3. Nói chuyện thơ kháng chiến
  4. Bàn luận về văn học kháng chiến

Câu 18: Nội dung của đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” bàn đến vấn đề gì?

  1. Các tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới.
  2. Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh,
  3. Chủ nghĩa hiện thực Việt Nam.
  4. Tinh thần Thơ mới

Câu 19: Theo tác giả, điều cốt lõi mà nhà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc giờ là gì trong đoạn trích “Một thời đại trong thi ca”?

  1. quan niệm về thẩm mĩ
  2. quan niệm về cá nhân
  3. quan niệm về đạo đức
  4. quan niệm về tình yêu

Câu 20: Câu nào dưới đây nói đúng về năm sinh và năm mất của Hoài Thanh?

  1. Sinh năm 1915, mất năm 1951.
  2. Sinh năm 1920, mất năm 2002.
  3. Sinh năm 1930, mất năm 2008.
  4. Sinh năm 1909, mất năm 1982.

Câu 21: Hồn thơ “hùng tráng”, Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”?

  1. Lưu Trọng Lư
  2. Nguyễn Bính
  3. Huy Thông
  4. Nguyễn Nhược Pháp

Câu 22: Hồn thơ “kì dị", Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”

  1. Xuân Diệu
  2. Huy Cận
  3. Chế Lan Viên
  4. Hàn Mặc Tử

Câu 23: Hồn thơ “quê mùa”, Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”

  1. Nguyễn Bính
  2. Nguyễn Nhược Pháp
  3. Lưu Trọng Lư
  4. Tố Hữu

Câu 24: Hồn thơ “mơ màng”, Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”?

  1. Xuân Diệu
  2. Lưu Trọng Lư
  3. Thế Lữ
  4. Nguyễn Bính

Câu 25: Hồn thơ “hùng tráng”, Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”?

  1. Nguyễn Nhược Pháp
  2. Lưu Trọng Lư
  3. Huy Thông
  4. Nguyễn Bính

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay